Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Cần Thơ

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng trung dài hạn tại Vietinbank Chi nhánh Cần Thơ (Trang 36 - 42)

- Tiếp tục khẳng định vị thế, giữ vững thị trường truyền thống, phát triển thị

3.1.3 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Cần Thơ

TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Cần Thơ

Để kết hợp được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng nhằm có căn cứ đề xuất giải pháp ta sử dụng công cụ ma trận Swot

SWOT Điểm mạnh (S – Strengths)

Điểm yếu (W – Weaknesses)

1. Thương hiệu Vietinbank đã khẳng định được vị thế của một trong những NHTM hàng đầu tại Việt Nam

2. Lực lượng cán bộ, công nhân viên có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao,có khả năng thích ứng nhanh với môi trường cạnh tranh 3. Vietinbank Cần Thơ luôn thể hiện được lợi thế về hoạt động tín dụng so với các chi nhánh ngân hàng khác tại địa bàn thành phố Cần Thơ.

4. Quy trình cho vay chặt chẽ, công tác thẩm định ngày càng cẩn trọng hơn. 5. Vị trí kinh doanh của Vietinbank Cần Thơ rất thuận lợi cũng góp phần gia tăng lợi thế cạnh tranh với các đối thủ

6. Nguồn lực tài chính mạnh mẽ, hiệu quả kinh doanh tốt, khả năng huy động vốn cao.

7. Vietinbank Cần Thơ đặc biệt được sự quan tâm, hỗ trợ từ Ngân hàng hội sở. 8. Cơ sở hạ tầng khang trang, mạng lưới các phòng giao dịch trải rộng. 1. Lực lượng cán bộ tín dụng còn thiếu nên một cán bộ tín dụng phải theo dõi nhiều khoản vay, do đó không thể bám sát được khoản vay.

2. Chi phí hoạt động tín dụng có xu hướng tăng cao.

3. Sản phẩm dịch vụ tuy đa dạng nhưng lại không nổi trội hơn so với đối thủ cạnh tranh nên gặp không ít hạn chế trong việc hấp dẫn khách hàng.

4. Nguồn vốn chưa phân bổ đều cho các ngành nghề.

5. Chính sách khuyến mãi và hậu mãi còn nhỏ lẻ.

9. Các sản phẩm, dịch vụ của Vietinbank ngày càng đa dạng, phong phú.

Cơ hội

(O – Opportunities)

SO WO

1. Hiện tại chi nhánh đang hoạt động trong môi trường kinh tế địa phương phát triển bền vững, ổn định, được sự quan tâm của nhà nước.

2. Nhu cầu về tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp tăng cao.

3. Sự phát triển của khoa học và công nghệ là động lực cho Ngân hàng nâng cao chất lượng phục vụ. 4. Mức sống của người dân trên địa bàn được cải thiện, sự hiểu biết của người dân về hoạt động của Ngân hàng được nâng cao..

5. Chủ trương hỗ trợ 4% lài suất cho vay doanh nghiệp trong năm 2009. 6. Cơ hội mở rộng thị trường từ việc gia nhập WTO.

1). S1, S2, S3, S4, S5, S6, S7, S8, S9, O1, O2, O3, O4, O5

=> Chiến lược gia tăng thị phần, phát triển thị trường cho vay.

2). S2, S3, S5, S6, S7, S8, S9, O3, O4, O6

=> Chiến lược phát triển thêm sản phẩm mới.

1). W1, W4, O1, O2, O4, O5, O6

=> Tuyển dụng để bổ sung nhân sự.

2). W3, O2, O3, O4, O6 => Đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng phục vụ.

3). W1, W2, W3, W4, W5, O1, O2, O3, O4, O5 => Lập bộ phận Marketing, gia tăng thị phần. Thách thức (T – Threats) ST WT 1. Cuộc khủng hoảng toàn cầu và tình hình lạm phát của nước ta trong

1). S1, S2, S3, S4, S5, S6, S7, S8, S9, T1, T2, T3, T4, T5 => Chiến lược củng cố

1). W3,W4,W5,T3,T4 => Chiến lược chiêu thị.

những năm qua đã tác động gián tiếp đến hoạt động của các NHTM 2. Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, trình độ quản lý yếu, khả năng cạnh tranh chưa cao, dẫn đến việc dễ bị rủi ro trong kinh doanh.

3. Một số đối thủ cạnh tranh hơn hẳn ta về vốn kinh doanh cũng như sự đa dạng hóa các loại hình kinh doanh, dịch vụ. 4. Cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM trong nước với các Ngân hàng nước ngoài trong thời kỳ hội nhập, họ hơn hẳn ta về trình độ quản lý, công nghệ, tài chính..

5. Trong những năm gần đây, lĩnh vực tín dụng đang bước vào một cuộc cạnh tranh gay gắt và thị trường lại tiềm ẩn ngày càng nhiều rủi ro.

thương hiệu.

2). S1, S2, S3, S5, S6, S9, T1, T2, T5=> Chiến lược phân tán rủi ro.

3). S2, S3, S5, S6, T3, T4, T5 => Chiến lược nâng cao chất lượng dịch vụ.

2). W1, W2, W3, T1, T2, T5

=> Chiến lược phòng thủ

Các phương án phối hợp SO:

+ SO1: Chiến lược gia tăng thị phần, phát triển thị trường cho vay căn cứ vào một số điểm mạnh của Chi nhánh có được như: thương hiệu uy tín – chất lượng, lực lượng cán bộ có kinh nghiệm, chuyên môn cao, thích ứng nhanh với môi trường cạnh tranh, cho vay an toàn – hiệu quả, vị trí kinh doanh thuận lợi, nguồn lực tài chính dồi dào...Đồng thời kết hợp các yếu tố bên ngoài như: môi trường kinh tế địa phương phát triển bền vững, ổn định, được sự quan tâm của Nhà nước; công nghệ Ngân hàng ngày càng hiện đại, thu nhập và mức sống của người dân ngày càng cao, thêm vào đó là nhu cầu về vốn kinh doanh của cá nhân, tổ chức kinh tế tại địa bàn thành phố Cần Thơ ngày càng tăng. Có thể mở rộng thị phần bằng cách tăng doanh số cho vay để tối đa hóa doanh thu từ hoạt động tín dụng, từ đó có thể gia tăng lợi nhuận cho Ngân hàng. Tuy nhiên, Ngân hàng cũng cần phải chú ý đến các chỉ số về

hiệu quả tín dụng, cũng như doanh số thu nợ và tỷ lệ nợ xấu không vượt mức quy định của NHNN.

+ SO2: Sử dụng các thế mạnh về nhân sự, áp dụng công nghệ hiện đại, lợi thế về mảng tín dụng, vị trí kinh doanh thuận lợi, nguồn tài chính dồi dào, hiệu quả kinh doanh tốt, khả năng huy động vốn cao, đồng thời tranh thủ sự phát triển của công nghệ Ngân hàng, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao.. Tiếp tục phát triển nhiều dịch vụ, sản phẩm mới để tạo nên sự nổi trội hơn các đối thủ. Thế nhưng, cần chú ý đến chi phí cho hoạt động Marketing để tìm ra thị trường mục tiêu cũng như về sản phẩm phục vụ.

Các phương án phối hợp WO

+ WO1: Lập bộ phận Marketing để nghiên cứu thị trường, nhằm gia tăng thị phần. Chiến lược sử dụng những cơ hội thuận lợi thuận lợi trong bối cảnh kinh tế quốc tế, môi trường kinh tế địa phương phát triển bền vững, ổn định, được sự quan tâm của Nhà nước, nhu cầu vốn kinh doanh tăng nhanh, sự phát triển mạnh về khoa hoc – công nghệ, mức sống của phần lớn tầng lớp dân cư được cải thiện. Ngân hàng cần chú trọng đến một bộ phận chuyên về Marketing để tìm ra các giải pháp về nguồn nhân lực, chi phí hoạt động tín dụng ngày càng hợp lý, đa dạng hóa sản phẩm phục vụ khách hàng...Để có thể tận dụng hết những cơ hội thuận lợi nhằm nghiên cứu thị trường mục tiêu và tiềm năng. Từ đó tạo cơ sở cho Ngân hàng có thể gia tăng thị phần cho vay.

+ WO2: Khai thác các cơ hội về sự ổn định, bền vững của môi trường kinh tế

địa phương; nhu cầu vốn của cá nhân, tổ chức kinh tế tăng; nguồn lực con người dồi dào, đào tạo chuyên sâu. Từ đó quan tâm đến việc tuyển dụng thêm nhân sự trẻ từ các trường Đại học...Chiến lược này nhằm khắc phục những điểm yếu về tình hình nhân sự và giới hạn về thị trường cho vay đến các đối tượng khách hàng.

+ WO3: Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng phục vụ dựa vào các thuận lợi như: nhu cầu về tài chính cho các doanh nghiệp tăng cao, sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, mức sống người dân được cải thiện, sự hiểu biết của người dân về hoạt động Ngân hàng được nâng cao. Với chiến lược này, Ngân hàng có thể vừa đa dạng hóa được sản phẩm lại vừa thể hiện tính nổi trội về sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh. Việc quan trọng là phải xác định đối tượng khách hàng mục tiêu cho thời gian tới để có hướng phát triển sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng, mặt khác nhằm tăng cường thị phần.

Các phương án phối hợp ST

+ ST1: Sử dụng các thế mạnh vượt trội về thương hiệu có sẳn, kinh nghiêm Ban lãnh đạo cùng sự chuyên nghiệp, thích ứng nhanh của tập thể công nhân viên, vị trí kinh doanh thuận lợi, tập trung chủ yếu vào việc cải thiện vị thế cạnh tranh của Chi nhánh. Chiến lược này dựa vào việc tìm kiếm khách hàng mới, nắm bắt kịp thời nhu cầu của khách hàng thông qua một số hoạt động chiêu thị, ưu đãi và khuyến khích khách hàng như: hoàn thiện kênh phân phối để đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng, thành lập tổ Marketing chuyên nghiệp để tăng cường quảng bá hình ảnh cũng như chất lượng phục vụ đến với khách hàng, thành lập đội ngũ nhân viên 39

chuyên về thẩm định tài sản của khách hàng một cách chính xác, đồng thời đào tạo đội ngũ nhân viên tín dụng có khả năng phục vụ khách hàng một cách chu đáo nhất. Lợi ích của chiến lược này mang lại là: Nâng cao uy tín và vị thế của Chi nhánh so với các đối thủ cạnh tranh, tăng thị phần ở thời điểm hiện tại, số lượng khách hàng giao dịch sẽ đông hơn. Tuy nhiên, chiến lược này cũng có những hạn chế là: chi phí cao, sẽ gây những thách thức lớn khi các đối thủ phản công.

+ ST2: Tiếp tục khẳng định những thế mạnh nổi trội về nguồn nhân lực, mảng kinh doanh tín dụng cộng với nguồn lực tài chính dồi dào, có thể phát triển chiến lược theo hướng kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực. Chiến lược này nhằm phân tán rủi ro tín dụng, đồng thời hướng tới mảng kinh doanh bán lẻ để kịp thời hạn chế được những tình huống xấu xảy ra. Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ đòi hỏi chi phí hoạt động cao, công nghệ Ngân hàng hiện đại, phong cách phục vụ chuyên nghiệp của các cán bộ - công nhân viên.

+ ST3: Phát huy tất cả các thế mạnh mà Ngân hàng có được, nhằm loại bỏ những nguy cơ cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài nước, nâng cao chất lượng phục vụ. Tiếp tục hoàn thiện, phát triển và ngày càng nâng cao đối với các dịch vụ truyền thống, đồng thời phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử, dịch vụ thẻ ngân hàng. Để chiến lược có hiệu quả nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh với các đối thủ, cần kết hợp với chiến lược WO3 như đã phân tích ở trên.

Các phương án phối hợp WT

+ WT1: Ngân hàng chưa có một bộ phận Marketing riêng, sản phẩm dịch vụ tuy đa dạng nhưng lại không nổi trội hơn so với đối thủ cạnh tranh. Đó là những điểm yếu cơ bản làm suy giảm năng lực cạnh tranh trong thu hút khách hàng của Vietinbank Cần Thơ. Để có thể khắc phục được những hạn chế này có thể vận dụng phối hợp WO2, WO3 như đã phân tích trên. Có thể triển khai thêm một số hình thức quảng bá thương hiệu, đa dạng hóa các sản phẩm nhằm giữ chân nhóm khách hàng chiến lược đã thường xuyên giao dịch với Ngân hàng, đồng thời tìm kiếm các khách hàng tiềm năng mà Ngân hàng có thể khai thác trong thời gian tới. Để lên kế hoạch tập huấn, đào tạo đội ngũ nhân viên ngày càng chuyên nghiệp.

+ WT2: Trong thời kỳ khó khăn của nền kinh tế như hiện nay thì Vietinbank Cần Thơ cần phải biết điều chỉnh sự cân đối giữa lợi nhuận và rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng. Hiện nay với chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát thì NHNN đã làm tình hình thiếu vốn của các Ngân hàng tăng cao. Chính vì vậy mà đã có cuộc chạy đua lãi suất giữa các NHTM. Khi đó, lãi suất huy động tăng cao thì sẽ làm cho nhu cầu vốn của các cá nhân và doanh nghiệp giảm xuống. Do đó, việc chạy đua lãi suất có thể làm cho giảm đi phần nào lợi nhuận của Vietinbank Cần Thơ trong giai đoạn như hiện nay. Trước tình hình khủng hoảng chung của nền kinh tế thế giới, cạnh tranh khốc liệt của Ngân hàng như hiện nay có thể dẫn đến nhiều rủi ro hoạt động cho Chi nhánh. Để đạt được mục tiêu đã đề ra thì Ban lãnh đạo Ngân hàng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi nhuận và rủi ro.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng trung dài hạn tại Vietinbank Chi nhánh Cần Thơ (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w