Qua phụ lục số 10 và số 11 ta thấy tình hình thu nợ theo lĩnh vực đầu tư có những biến động không nhất định, cụ thể như sau:
- SXKD: Do đặc thù của thành phố nên DSCV lĩnh vực sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng cao, do đó DSTN đối với ngành nghề này cũng chiếm một tỷ trọng
kha cao trong tổng DSTN của Ngân hàng. Trong năm 2009, DSTN đạt 116.685 triệu đồng chiếm 42,71% tổng DSTN trung dài hạn. Năm 2010 DSTN có chiều hướng tăng mạnh đạt 276.857 triệu đồng, với tốc độ tăng 137,27% so với năm 2009. Đến năm 2011 thì DSTN tiếp tục tăng lên 310.769 triệu đồng, với tốc độ tăng 12,25% so với năm 2010 và chiếm tỷ trọng gần 37% tổng DSTN trung dài hạn. Từ đó cho thấy, công tác thu hồi nợ của Ngân hàng đối với ngành nghề này luôn đạt hiệu quả cao.
- Chế biến, NTTS: DSTN đối với ngành nghề này là tương đối ổn định. Cụ thể trong năm 2009 đạt 32.187 triệu đồng. Năm 2010, DSTN tăng mạnh lên 174.712 triệu đồng, tăng 142.525 triệu đồng, tương đương 442,80% so với năm 2009. Đến năm 2011 DSTN có chiều hướng tăng lên 263.353 triệu đồng, tăng 88.641 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân là do kinh tế của địa bàn đã có nhiều chuyển biến khả quan cho ngành CN-CB nên các doanh nghiệp đã trả nợ đúng hạn từ đó làm cho DSTN ngành này tại Ngân hàng không ngừng tăng lên qua các năm.
- Dịch vụ & KD khác: Trong 3 năm qua DSTN đối với ngành dịch vụ & kinh doanh khác tăng giảm không ổn định. Cụ thể năm 2010 đạt 191.819 triệu đồng, tăng 149.302 triệu đồng với tốc độ 351,15% so với năm 2009. Do đất nước ta trong thời kỳ tiến lên công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, hòa nhập chung với nền kinh tế Thế giới nên nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, nhu cầu sinh hoạt và đời sống người dân ngày càng tăng cao, họ cần nhiều dịch vụ hiện đại phục vụ cho cuộc sống nên tạo điều kiện thuận lợi trong việc kinh doanh của các công ty dịch vụ và thương mại. Từ đó giúp cho lĩnh vực này hoạt động có hiệu quả hơn, có khả năng trả nợ vay cho Ngân hàng. Nhưng đến năm 2011 con số này lại giảm nhẹ, giảm 12,48% tương đương 23.947 triệu đồng so với năm 2010. Điều này chứng minh rằng công tác đầu tư các dự án trung và dài hạn đang có những chuyến biến không tốt. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn gặp một số khó khăn trong vấn đề xử lý tài sản đảm bảo.
- Tiêu dùng: DSTN tiêu dùng qua các năm có những biến động không ổn định, năm 2010 đạt 143.017 triệu đồng, tăng 212,17% so với năm 2009. Tuy nhiên sang năm 2011 DSTN lại giảm nhẹ xuống còn 110.553 triệu đồng, giảm 12,48%. Một trong những nguyên nhân làm cho DSTN tiêu dùng giảm là do đó là các khoản cho vay trung và dài hạn nên các khoản cho vay này chưa đến hạn thu hồi.Vì thế làm cho doanh số này giảm nhẹ. Nhìn chung, DSTN tiêu dùng tuy có tăng giảm nhưng vẫn khá tốt. Đa số khách hàng đều thực hiện việc trả nợ và lãi đúng hạn cho Ngân hàng. Tuy nhiên Ngân hàng cũng cần phải tập trung vào công tác thu nợ, thường xuyên kiểm tra mục đích và quá trình sử dụng vốn của khách hàng, nhắc nhỡ khách hàng trả nợ và trả lãi đúng hạn.