Qua phụ lục số 15 và số 16 ta thấy được tình hình dư nợ trung dài hạn theo lĩnh vực đầu tư thay không theo chiều hướng nhất định.
- SXKD: Dư nợ trung dài hạn của lĩnh vực này chiếm tỷ trọng cao nhất chiếm 60% trong tổng dư nợ trung dài hạn. Năm 2010 dư nợ đạt 242.195 triệu đồng tăng 140.560 triệu đồng, với tốc độ tăng 138,30% so với năm 2009. Nguyên nhân là do DSCV ngành này gia tăng nhiều hơn DSTN. Đến năm 2010 thì dư nợ vẫn tiếp tục tăng, tăng lên 376.927 triệu đồng, tăng 55,63% so với năm 2010. Do trong năm 2011 Chính phủ ban hành Nghị quyết 11, nhằm mục đích hướng dòng tín dụng đến khu vực sản xuất nên dư nợ năm 2011 vẫn không giảm.
- Chế biến, NTTS: Dư nợ 2010 đạt 207.708 triệu đồng, tăng 163.320 triệu đồng so với năm 2009. Ngành chế biến, nuôi trồng thủy sản là đối tượng có tỷ lệ dư nợ thấp nhất trong tổng dư nợ của năm 2009, chỉ đạt 44.388 triệu đồng. Trong năm 2010 dư nợ của lĩnh vực này tăng mạnh, tăng lên 207.708 triệu đồng so với năm 2009. Do trong năm nhà nước đã có những chính sách đưa mô hình nuôi cá tra xuất khẩu đạt được kết quả tương đối khả quan. Nhưng đến năm 2011 dư nợ của lĩnh vực chế biến, nuôi trồng thủy sản có xu hướng giảm nhẹ, giảm 63.211 triệu đồng so với năm 2010. Trong năm 2011 giá cá luôn biến động thất thường cùng với giá thức ăn không ngừng tăng trên thị trường. Bên cạnh đó, tình hình lãi suất biến động theo Nghị quyết 11 của Chính phủ nên đã phần nào ảnh hưởng đến lĩnh vực chế biến và nuôi trồng thủy sản làm cho dư nợ cũng có chiều hướng biến động giảm.
- Dịch vụ và KD khác: Dư nợ đối với lĩnh vực này không đi theo một chiều hướng nhất định, phần lớn cũng là do tác động của nền kinh tế. Dư nợ năm 2010 đạt 168.015 triệu đồng tăng với tốc độ 75,48% so với năm 2009. Nguyên nhân là do DSCV trung dài của ngành này tăng mạnh làm cho dư nợ tăng lên. Ngoài ra, do ngành thương mại dịch vụ là ngành mang lại lợi nhuận cao nhưng rủi ro thấp, nhiều doanh nghiệp làm ăn hiệu quả nên họ muốn vay thêm vốn để mở rộng mạng lưới đầu tư kinh doanh, do đó DSCV đối với ngành này tăng dẫn đến dư nợ tăng. Đến năm 2011, dư nợ giảm nhẹ đạt 126.907 triệu đồng với tốc độ giảm 24,47% so với 2010. Nguyên nhân chủ yếu là do Ngân hàng thực hiện theo Nghị quyết 11 của Chính phủ, nên đã giảm DSCV theo ngành nghề này, và công tác thu hồi nợ của ngành này cũng đạt kết quả khả quan.
- Tiêu dùng: Dư nợ trung dài hạn của loại này chiếm tỷ trọng tương đối khá trong tổng dư nợ của năm và có chiều hướng tăng lên liên tục qua các năm. Năm 2009 dư nợ đạt 71.959 triệu đồng. Sang năm 2010 dư nợ tăng lên 96.913 triệu đồng tăng 24.954 triệu đồng tương ứng 34,68% so với năm 2009. Đến năm 2011 dư nợ tiếp tục tăng lên mức 107.947 triệu đồng tăng 11.034 triệu đồng so với năm 2010. Với mục tiêu trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, trong những năm qua Vietinbank đã không ngừng tăng trưởng doanh số cho vay cũng như dư nợ đối với 29
các khoản vay tiêu dùng, chính điều đó đã làm cho dư nợ tiêu dùng của vietinbank liên tục tăng trưởng qua các năm.