Phân tích tình hình thu nợ trung và dài hạn theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng trung dài hạn tại Vietinbank Chi nhánh Cần Thơ (Trang 26 - 27)

trọng khá cao. DSCV trung dài hạn theo ngành này tăng lên và giảm xuống theo xu thế kinh tế chung của toàn thành phố. Cụ thể, DSCV năm 2010 đạt 270.969 triệu đồng với tốc độ tăng 293,07% so với năm 2009. Đến năm 2011, DSCV chỉ còn 177.143 triệu đồng, giảm 43,63% so với năm 2010. Nguyên nhân là do những chuyển biến phức tạp của nền kinh tế nên Ngân hàng chỉ tập trung cho vay ngắn hạn đối với ngành này để tránh rủi ro. Tuy nhiên, DSCV trung dài hạn theo ngành này vẫn hứa hẹn nhiều tiềm năng sẽ tăng mạnh trong tương lai.

- Tiêu dùng: DSCV trung dài hạn theo ngành này tăng giảm không ổn định. Trong năm 2009 chỉ đạt 59.084 triệu đồng. Năm 2010 lại tăng lên mạnh mẽ 184.213 triệu đồng với tốc độ tăng 211,78% so với năm 2009. Nguyên nhân là do nhu cầu về vốn để xây dựng, sửa chữa nhà cửa của người dân trên địa bàn tăng. Đến năm 2011 DSCV là 102.080 triệu đồng, giảm với tốc độ 44,59% so với năm 2010. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của nền kinh tế đã tác động đến việc cho vay trung dài hạn theo ngành này cũng gặp nhiều khó khăn nên Ngân hàng chỉ đầu tư vào các khoản cho vay ngắn hạn theo ngành này.

2.5.3 Phân tích tình hình thu nợ trung và dài hạn tại NH TMCP CôngThương Cần Thơ qua 3 năm từ 2009 – 2011 Thương Cần Thơ qua 3 năm từ 2009 – 2011

Cho vay và đi vay là hoạt động chính của ngân hàng nên phải được bảo toàn và làm giàu thêm. Khi các tổ chức kinh tế sử dụng vốn của ngân hàng thì phải trả lãi và gốc cho ngân hàng. Phần lãi này phải đảm bảo lớn hơn phần lãi ngân hàng đi vay của người dân và các tổ chức kinh tế khác, đảm bảo chi phí hoạt động và lợi nhuận cho ngân hàng. Vì vậy một ngân hàng hoạt động tốt không chỉ chú tâm vào doanh số cho vay mà còn phải chú trọng vào doanh số thu nợ để đảm bảo nguồn vốn mình bỏ ra có hiệu quả, đảm bảo duy trì việc kinh doanh ổn định và cuối cùng là duy trì lợi nhuận.

Những năm qua công tác thu nợ của Ngân hàng TMCP Công Thương Cần Thơ đã tiến hành theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đây là kết quả của một năm nổ lực không ngừng trong việc làm giảm nợ quá hạn và nợ xấu của toàn chi nhánh.

2.5.3.1 Phân tích tình hình thu nợ trung và dài hạn theo thành phần kinhtế tế

Qua phụ lục số 9 và số 10 ta thấy tình hình thu nợ đối với thành phần kinh tế qua các năm đều có sự biến động.

- DN Nhà nước: DSTN qua các năm của loại hình doanh nghiệp này luôn tăng. Năm 2009 DSTN là 45.269 triệu đồng, đến năm 2010 DSTN tăng lên 93.691 triệu đồng, tăng 48.423 triệu đồng tương ứng 106,97%. Sang năm 2011 DSTN tiếp tục tăng, tăng từ 93.691 triệu đồng lên 191.603 triệu đồng, tăng 104.53%. Trong ba năm qua, nếu đem so sánh DSTN của năm trước so với năm sau thì nhận thấy hiệu quả thu nợ của Ngân hàng là rất cao. Doanh nghiệp Nhà nước đa số là kinh doanh sản phẩm độc quyền nên đa phần không có cạnh tranh. Cũng chính vì vậy mà các doanh nghiệp Nhà nước ít chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế Thế giới.

- Công ty TNHH: Cũng như DSTN của DN Nhà nước, DSTN của công ty TNHH cũng tăng qua các năm. Do quy mô công ty TNHH ngày càng lớn nên nhu cầu vốn để phát triển cũng vì thế mà ngày một cao. Vì vậy mà DSTN cũng mang giá trị lớn hơn các đối tượng khác. Trong năm 2010 DSTN là 495.781 triệu đồng, tăng 381.775 triệu đồng so với năm 2009. Đến năm 2011 DSTN tăng nhẹ lên 496.708 triệu đồng, tăng 927 triệu đồng tương đương 0,19%. Với những chính sách thu nợ hợp lý, xem xét, nghiên cứu và cân nhắc thật kỹ lưỡng mỗi khi quyết định một món vay của cán bộ Ngân hàng nên DSTN đều tăng qua các năm.

- DN tư nhân: DSTN đối với đối tượng này có chiều hướng tăng giảm không ổn định qua các năm. Cụ thể năm 2009 DSTN là 44.047 triệu đồng, đến năm 2010 DSTN tăng mạnh lên mức 113.412 triệu đồng, tăng 69.365 triệu đồng, tương đương 157,48%.Với quy mô nhỏ, các doanh nghiệp tư nhân ít bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nên khả năng trả nợ của thành phần kinh tế này cũng tăng không kém gì các công ty TNHH. Tuy nhiên sang năm 2011 DSTN lại giảm còn 84.987 triệu đồng, giảm 25.06%. Nguyên nhân sự sụt giảm DSTN của đối tượng này là do trong năm 2010 DSCV đối với DN tư nhân tăng lên nhưng do đó là các khoản cho vay trung và dài hạn nên các khoản cho vay này chưa đến hạn.Vì thế làm cho DSTN đối với DN tư nhân giảm đi.

- Cá thể: DSTN của cá thể luôn chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng DSTN trung và dài hạn. DSTN theo loại hình này cũng có những biến động nhất định. Năm 2010 DSTN là 83.520 triệu đồng, tăng 49.639 triệu đồng so với năm 2009. Do thành phần kinh tế cá thể chủ yếu là kinh doanh mua bán nhỏ nên ổn định được đầu ra. Chính vì điều đó mà thành phần kinh tế cá thể cũng hoàn thành tốt nghĩa vụ của mình đối với Ngân hàng. Nhưng sang năm 2011 DSTN lại giảm nhẹ xuống còn 79.223 triệu đồng, giảm 4.077 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong thời gian này do ảnh hưởng nhiều của thời tiết đã làm cho dịch bệnh bùng phát, cá nuôi, gia cầm hao hụt…giá cả nguyên vật liệu không ổn định, vật liệu xây dựng tăng giá, thức ăn chăn nuôi có chiều hướng tăng mạnh nên đã làm cho DSTN của thành phần kinh tế này giảm.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng trung dài hạn tại Vietinbank Chi nhánh Cần Thơ (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w