ĐÁP ÁN “KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH” (ĐỀ SỐ 1) PHẦN I ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Một phần của tài liệu PBT TRUYỆN KIỀU (VĂN 9) (Trang 29 - 33)

- Thúy Kiều tả sau

ĐÁP ÁN “KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH” (ĐỀ SỐ 1) PHẦN I ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

Câu Gợi ý trả lời Điểm

1 Những câu thơ trích từ văn bản “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”, trong tác phẩm “ Truyện Kiều” của Nguyễn Du.

2 Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung Bốn bề bát ngát xa trông Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng 3 Nằm ở phần thứ hai của tác phẩm (Gia biến và lưu lạc).

4 Đoạn thơ cho thấy hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Kiều ở lầu Ngưng Bích.

5 - “ khóa xuân” là khóa kín tuổi xuân, ý nói cấm cung (con gái nhà quyền quý thời xưa không được ra khỏi phòng ở); ở đây, nói việc Kiều bị giam lỏng.

- “ bẽ bàng”: xấu hổ, tủi thẹn

- “ mây sớm đèn khuya”: gợi thời gian tuần hoàn khép kín.

6 Không gian: mênh mông, hoang vắng gợi cảm giác rợn ngợp, cô đơn: “Non xa”, “trăng gần”“Cát vàng”, “bụi hồng

7 + Ẩn dụ: khóa xuân

+ Đảo ngữ “bẽ bàng” nhấn mạnh nỗi tủi cực, cô đơn, xót xa:

30

nói lên sự phai nhạt của sự sống và ngổn ngang của cảnh vật, gợi lên sự ngổn ngang trong lòng Thúy Kiều.

+ So sánh “Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng” *Tác dụng:

- Cho thấy hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Kiều

- Thể hiện tâm trạng bẽ bàng, tủi cực, cô đơn, xót xa của Kiều 8 Tâm trạng của Kiều : Cô đơn, lẻ loi, buồn tủi đến cùng cực, không

người bầu bạn, sẻ chia. Từ láy “ bẽ bàng” gợi lên cả nỗi tủi hổ, cay đắng của thân phận cô gái bị ép làm gái làng chơi. Lòng nàng cũng ngổn ngang với bao nỗi niềm riêng, thương cha nhớ mẹ, day dứt với người yêu,..Đứng trước cảnh mà không đành lòng ngắm cảnh, vẫn nặng trĩu ưu tư- “ nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng” chính là thế.

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN

9 * Hình thức: Đúng ĐV, đủ số câu. Đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn :

- 0.25 điểm

* Diễn đạt: lưu loát, không mắc lỗi chính tả. * Tiếng Việt:

* Nội dung: • Mở đoạn:

Sáu câu thơ đầu trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”của Nguyễn Du đã rất thành công trong việc gợi tả hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp và tâm trạng đau đớn xót xa của Kiều ở lầu Ngưng Bích. •Thân đoạn:

- Sau bao sóng gió dập vùi, lầu Ngưng Bích là chốn yên thân của Thúy Kiều. Hai chữ “khóa xuân” đã nói lên hoàn cảnh đáng thương đang bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích của Kiều. Đặc biệt, từ “khóa xuân” thường được sử dụng để chỉ người con gái đẹp trong gia đình

31

quyền quý thời xa xưa bị khóa kín tuổi xuân trong những khuôn khổ, phép tắc của gia đình và xã hội. Ở đây, Nguyễn Du đã sử dụng từ “khóa xuân” với hàm ý mỉa mai để nói về cảnh ngộ xót xa, trớ trêu của Thúy Kiều.

- Quang cảnh xung quanh lầu Ngưng Bích hiện lên mênh mông, hoang vắng và lạnh lẽo. Không gian vô cùng rộng lớn, mênh mông, bát ngát. Hình ảnh “non xa, trăng gần” gợi không gian dài rộng, cao sâu vô tận. Đồng thời gợi sự chơ vơ, chênh vênh, trơ trọi của lầu Ngưng Bích. Từ láy “bát ngát” càng tô đậm hơn cái vô cùng, vô tận của không gian.

- Không gian vô cùng trống trải, hoang vắng, không có dấu hiệu của sự sống. Hình ảnh liệt kê “cát vàng”, “bụi hồng” đã nói lên sự phai nhạt của sự sống và ngổn ngang của cảnh vật. Cặp tiểu đối “mây sớm” và “đèn khuya” gợi nỗi hắt hiu, trống vắng mênh mông của thiên nhiên

- Quang cảnh xung quanh lầu Ngưng Bích cô liêu, thiếu vắng sự sống, gợi nỗi buồn cho thân phận nhân vật. Quang cảnh đã gợi ở Kiều bao nỗi niềm tâm trạng. Sự cô đơn, lẻ loi đến cùng cực. Cụm từ “mây sớm đèn khuya” gợi thời gian tuần hoàn, khép kín. Tất cả như giam hãm con người và khắc sâu thêm nỗi cô đơn. Trong khung cảnh “bốn bề bát ngát” đó, Kiều chỉ biết bầu bạn với những vật vô tri, vô giác.

- Sự ngổn ngang tram mối day dứt, âu lo. “Xa trông” gợi lên sự trông ngóng của Thúy Kiều về một dấu hiệu của sự sống hay quen biết nào đó. Hình ảnh liệt kê “cát vàng”, “cồn nọ”, “bụi hồng”, … trải đều ở các câu thơ đã gợi lên sự ngổn ngang trong lòng Thúy Kiều.

32

gian vô cùng và thời gian vô tận lại càng khắc sâu nỗi cô đơn cùng cực khiến nàng cảm thấy “bẽ bàng”. Cum từ “như chia tấm lòng” diễn tả nỗi niềm chua xót, nỗi lòng tan nát của Kiều

• Kết đoạn: Tóm lại, bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, kết hợp hệ thống hình ảnh ước lệ, ngôn ngữ giàu sắc thái biểu cảm; Nguyễn Du đã khắc họa bức tranh thiên nhiên mênh mông, vắng lặng và trên nền của khung cảnh ấy là hình ảnh nàng Kiều lẻ loi, cô độc với bao nỗi niềm tâm sự đau thương.

33

PHIẾU BÀI TẬP

Một phần của tài liệu PBT TRUYỆN KIỀU (VĂN 9) (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)