“KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH” (ĐỀ SỐ 2) PHẦN I ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Một phần của tài liệu PBT TRUYỆN KIỀU (VĂN 9) (Trang 33 - 35)

- Thúy Kiều tả sau

“KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH” (ĐỀ SỐ 2) PHẦN I ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:

“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng” Câu 1. Chép tiếp 7 câu thơ để hoàn thành đoạn thơ?

Câu 2. Trình bày nội dung chính của đoạn thơ em vừa chép bằng 1 câu văn hoàn chỉnh? Câu 3. Giải nghĩa các cụm từ “chén đồng”, “quạt nồng ấp lạnh”.

Câu 4. Tìm hai điển cố, thành ngữ trong đoạn thơ trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của cách sử dụng điển cố đó?

Câu 5. Đoạn trích trên nói về nỗi nhớ của Kiều với ai? Trật tự diễn tả tâm trạng nhớ thương trong đoạn thơ có hợp lí không? Hãy lí giải vì sao nhân vật lại có tâm trạng như vây?

Câu 6. Em hiểu như thế nào về hình ảnh “ tấm son”? Ghi lại câu thơ trong một bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có hình ảnh đó và cho biết tên tác giả?

Câu 7. Chép lại câu hỏi tu từ trong bốn câu thơ đầu đoạn thơ và nêu tác dụng của nó? Câu 8. ‘Người tựa cửa hôm mai ’ ‘những ai đó giờ ’được nói tới trong đoạn thơ trên là ai?

34

Những suy nghĩ của Thúy Kiều về người đó thể hiện vẻ đẹp nào trong tâm hồn nàng? Câu 9. Tại sao tác giả không dùng từ “nhớ” mà lại dùng từ “tưởng”, dùng chữ “ xót” mà không dùng từ “ thương”?

Câu 10. Giải thích “Sân Lai”, “ gốc tử” và nêu tác dụng của việc sử dụng điển cố, điển tích đó?

Câu 11. Tác giả đã diễn tả tâm trạng nhân vật bằng những hình thức ngôn ngữ nào? Tác dụng của hình thức ngôn ngữ đó?

Câu 12. Cho biết tâm trạng của Thúy Kiều khi nghĩ về cha mẹ?

Câu 13. Trong chương trình Ngữ văn THCS có rất nhiều tác phẩm viết về tình cảm gia đình, hãy ghi lại tên bốn tác phẩm(ghi rõ tên tác giả) viết đề tài đó.

Câu 14. Chép lại một bài ca dao em đã được học trong chương trình Ngữ văn THCS cũng thể hiện tấm lòng hiếu thảo của người con đối với cha mẹ.

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN

Câu 15. Viết đoạn văn theo lối quy nạp khoảng 12 -15 câu phân tích đoạn thơ trên để làm rõ ý kiến: Kiều là người tình thủy chung, người con hiếu thảo, người có lòng vị tha đáng trọng. Trong đoạn có sử dụng câu bị động, lời dẫn trực tiếp, câu hỏi tu từ (Gạch chân và chỉ rõ).

Câu 16. Qua đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” ta thấy Thúy Kiều l người con hiếu thảo. Từ tấm lòng hiếu thảo của Thúy Kiều, hãy nêu suy nghĩ của em về lòng hiếu thảo trong cuộc sống bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi.

35

Một phần của tài liệu PBT TRUYỆN KIỀU (VĂN 9) (Trang 33 - 35)