“KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH” (ĐỀ SỐ 3) PHẦN I ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Một phần của tài liệu PBT TRUYỆN KIỀU (VĂN 9) (Trang 43 - 45)

- Thúy Kiều tả sau

“KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH” (ĐỀ SỐ 3) PHẦN I ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:

“Buồn trông cửa bể chiều hôm” Câu 1. Chép tiếp 7 câu thơ để hoàn thành đoạn thơ?

Câu 2. Trình bày nội dung chính của đoạn thơ em vừa chép bằng 1 câu văn hoàn chỉnh? Câu 3. Giải thích nghĩa của từ “ duềnh”?

Câu 4. Cảnh vật trong 8 câu thơ cuối được miêu tả theo trình tự nào? Điều đó có ý nghĩa gì?

Câu 5. Ghi lại các từ láy trong những câu thơ đó và nêu tác dụng của ít nhất ba từ láy em vừa tìm được?

Câu 6. Hãy chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đọn trích và nêu tác dụng?

Câu 7. Mỗi cảnh vật được miêu tả trong đoạn thơ là một ẩn dụ về cảnh ngộ và tâm trạng Thúy Kiều. Hãy chỉ ra ý nghĩa của những ẩn dụ đó.

Câu 8. Đoạn trích miêu tả nàng Kiều trong hoàn cảnh nào? Miêu tả nhân vật trong cảnh ngộ ây, bút pháp NT nào đã được Nguyễn Du sử dụng? Giải thích ngắn gọn về bút pháp

44 NT đó?

Câu 9. Trong 8 câu vừa chép, điệp ngữ “Buồn trông” được lặp lại 4 lần. Cách lặp đi lặp lại đó có tác dụng gì? Theo em đó là kiểu điệp ngữ gì ? Tìm những câu thơ có sử dụng kiêu điệp ngữ tương tự như vậy qua một văn bản đã học chương trình Ngữ văn THCS. Hãy chép lại và nêu rõ tên tác phẩm và tác giả.

Câu 10. Nêu tác dụng của hai câu hỏi tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên? Câu 11. Qua 8 câu thơ, em thấy tâm trạng của Kiều như thế nào?

Câu 12. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du trong 8 câu thơ trên?

Câu 13. Tình cảm của tác gỉa dành cho nàng Kiều trong đoạn thơ trên?

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN

Câu 14. Nhận xét về đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” có ý kiến cho rằng: “Ngòi bút của Nguyễn Du hết sức tinh tế khi tả cảnh cũng như khi ngụ tình. Cảnh không đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng. Mỗi biểu hiện của cảnh phù hợp với từng trạng thái của tình”. Em hãy viết đoạn văn diễn dịch (12 - 15 câu) phân tích tám câu thơ cuối để làm sáng tỏ nhận định trên, trong đoạn có sử dụng câu cảm thán, câu ghép (gạch chân, chỉ rõ).

45

Một phần của tài liệu PBT TRUYỆN KIỀU (VĂN 9) (Trang 43 - 45)