ĐÁP ÁN “KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH” (ĐỀ SỐ 2) PHẦN I ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Một phần của tài liệu PBT TRUYỆN KIỀU (VĂN 9) (Trang 35 - 43)

- Thúy Kiều tả sau

ĐÁP ÁN “KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH” (ĐỀ SỐ 2) PHẦN I ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

Câu Gợi ý trả lời Điểm

1 Tưởng người dưới nguyệt chén đồng, Tin sương luống những rày trông mai chờ

Bên trời góc bể bơ vơ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai

Xót người tựa cửa hôm mai Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ

Sân lai cách mấy nắng mưa Có khi gốc tử đã vừa người ôm

2 Đoạn trích trên nói về nỗi nhớ của Kiều với Kim Trọng và cha mẹ. 3 - Giải nghĩa “chén đồng”: chén rượu thề nguyền cùng lòng cùng dạ

(đồng tâm) với nhau.

- “Quạt nồng ấp lạnh”: Mùa hè, trời nóng bức thì quạt cho cha mẹ ngủ, mùa đông trời lạnh thì nằm trước trong giường (ấp chiếu chăn) để khi cha mẹ ngủ, chỗ nằm đã ấm sẵn. Ý cả câu nói về sự lo lắng không biết ai sẽ phụng dưỡng, chăm sóc cho cha mẹ.

4 - Những điển cố (sân Lai, gốc tử) - Thành ngữ: quạt nồng ấp lạnh - Hiệu quả:

+ Bộc lộ được tâm trạng nhớ thương,lo lắng tấm lòng hiếu thảo của Kiều với cha mẹ , ngầm so sánh Kiều với những tấm gương chí hiếu xưa.

+ Khiến lời thơ trở nên trang trọng, thiêng liêng hơn, phù hợp với việc ca ngợi tình cảm hiếu thảo hiếm có của Kiều

36

Đặt trong cảnh ngộ của Kiều thì việc Kiều nhớ Kim Trọng trước, nhớ tới cha mẹ sau lại rất hợp lí (phù hợp với qui luật tâm lí), vì: + Đối với cha mẹ: Trước khi tai biến xảy ra, Kiều đã hi sinh mối tình đầu, bán mình chuộc cha, đã phần nào làm tròn bổn phận của người con.

+ Còn đối với Kim Trọng: Kiều cảm thấy phụ tình chàng, không giữ được lời hẹn ước với chàng.

6 - Tấm son hình ảnh ẩn dụ có 2 cách hiểu:

+ Tấm lòng thương nhớ Kim Trọng của Kiều ko bao giờ quên

+ Tấm lòng thủy chung, sắt son của Kiều với Kim Trọng bị vùi dập, hoen ố biết bao giờ gột rửa được.

- Bài “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương cũng có câu thơ có hình ảnh đó:

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữu tấm lòng son.”

7 Câu hỏi tu từ “ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” có tác dụng khẳng định tình cảm đậm sâu, chung thủy không bao giờ phai mà Kiều dành cho Kim Trọng.

8 Cha mẹ của Kiều

→ người con hiếu thảo, tấm lòng vị tha.

9 - Nguyễn Du không dùng từ “nhớ” mà lại dùng từ “tưởng” bởi “ tưởng” vừa là nhớ nhung, vừa là hình dung, tưởng tượng về người yêu. Kỉ niệm đêm trăng thề nguyền cùng hình ảnh Kim Trọng ở nơi xa mong ngóng mình như hiển hiện trong tâm trí Kiều. Và vì thế, nỗi đau đớn và nhớ thương người yêu của kiều mới càng được thể hiện rõ nét hơn.

37

thương vừa diễn tả được nỗi đau đớn, xót xa của Kiều khi nghĩ về cha mẹ, khi hình dung ra cảnh cha mẹ già ở quê hương vẫn ngày đêm tựa cửa đau đáu chờ tin mình. Nàng “ xót” bởi cha mẹ đã tuổi cao, sức yếu mà thiếu người chăm sóc.

→ Cách dùng từ của Nguyễn Du thật tinh tế, diễn tả chính xác tâm tư, nỗi lòng của Kiều.

10 - “ Sân Lai”: sân nhà lão Lai Tử, ở đây chỉ sân nhà cha mẹ Kiều. Theo “ Hiếu tử truyện”, lão Lai Tử người nước Sở thời Xuân Thu rất có hiếu, tuy đã già những vẫn nhảy múa ở ngoài sân cho cha mẹ xem để mua vui cho cha mẹ.

- “Gốc tử”: gốc cây thị do cha mẹ trồng, ý chỉ cha mẹ.

Tác dụng của việc sử dụng điển cố, điển tích : Làm rõ tấm lòng hiếu thảo của Kiều với cha mẹ.

11 - Độc thoại nội tâm.

- Tác dụng: diễn tả chân thực cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi đáng thương; nỗi nhớ người thân da diết và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo vị tha của Thuý Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. 12 Nỗi lòng của Thúy Kiều khi nghĩ về cha mẹ: nhớ thương, xót xa, lo

lắng vì cha mẹ đã già mà không biết có ai chăm sóc; day dứt, dằn vặt vì mình không thể ở bên.

13 - Lớp 9: Chiếc lược ngà(Nguyễn Quang Sáng), Bếp lửa (Bằng Việt), Nói với con(Y Phương), Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm),

- Lớp 8: Lão Hạc(Nam Cao).

- Lớp 7: Tiếng gà trưa(Xuân Quỳnh), Mẹ tôi(Ét –môn – đô A-mi-xi), Cổng trường mở ra(Lí Lan)

38

14 Bài ca dao thể hiện tấm lòng hiếu thảo của người con đối với cha mẹ trong chương trình THCS:

“Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao, biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN

15 * Hình thức: Đúng ĐV, đủ số câu. Đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn :

- 0.25 điểm

* Diễn đạt: lưu loát, không mắc lỗi chính tả. * Tiếng Việt:

* Nội dung:

a. Nỗi nhớ Kim Trọng

- Nhớ lời thề đôi lứa: “ Tưởng người dưới nguyệt chén đồng”

- Tưởng tượng cảnh Kim Trọng đang hướng về mình, ngày đêm chờ tin mà uổng công vô ích: “ Tin sương luống những rày trông mai chờ”.

=> Tâm trạng đau đớn, xót xa.

- Hình ảnh ẩn dụ “tấm son“: Câu thơ muốn nói tới tấm lòng son của Kiều, tấm lòng nhớ thương Kim Trọng sẽ không bao giờ phai mờ, nguôi quên dù cho có gặp nhiều trắc trở trong đường đời.- Câu thơ còn gợi ra một cách hiểu nữa: Tấm lòng son trong trắng của Kiều bị những kẻ như Tú Bà, Mã Giám Sinh làm cho dập vùi, hoen ố,biết bao giờ mới gột rửa được?

→ Kiều sâu sắc, thủy chung, tha thiết với hp lứa đôi b. Nỗi nhớ thương cha mẹ:

- Thương cha mẹ sớm chiều “tựa cửa” ngóng tin con.

39 “quạt nồng ấp lạnh”.

Những điển cố(sân Lai, gốc tử), thành ngữ, câu hỏi tu từ -> tâm trạng thương nhớ, lòng hiếu thảo của Kiều

- Cách mấy nắng mưa: chỉ thời gian xa cách bao mùa mưa nắng, vừa nói lên sức mạnh tàn phá của tự nhiên, nắng mưa đối với cảnh vật và con người.

→ Kiều là người tình thuỷ chung, người con hiếu thảo, người có tấm lòng vị tha đáng trọng.

THAM KHẢO

Tám câu thơ trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” của Nguyễn Du đã cho thấy Kiều là người tình thủy chung, người con hiếu thảo, người có lòng vị tha đáng trọng. Trước hết nàng đau đớn nhớ tới chàng Kim. Điều này vừa phù hợp với quy luật tâm lí vừa thể hiện sự tinh tế của ngòi bút Nguyễn Du. Nhớ tới người tình là nhớ đến tình yêu nên bao giờ Kiều cũng nhớ tới lời thề đôi lứa “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng” vừa mới hôm nào nàng và chàng cùng uống chén rượu thề, thề nguyền son sắc, hẹn ước trăm năm dưới trời trăng vằng vặc mà nay mỗi người mỗi ngả, mối duyên tình ấy đã được cắt đứt đột ngột. Nàng xót xa ân hận như một kẻ phụ tình, đau đớn khi hình dung cảnh người yêu đang ngày đêm chờ tin nàng mà uổng công vô ích “Tin sương luống những rày trông mai chờ”. Lời thơ như có nhịp thổn thức của một trái tim yêu thương nhỏ máu.Tấm lòng son trong trắng của Kiều đã bị vùi dập, hoen ố, biết bao giờ mới gột rửa được “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”. Đó cũng là tấm lòng nhớ thương Kim Trọng không bao giờ nguôi quên. Đối với Kim Trọng, Kiều thật sâu sắc, thủy chung, thiết tha, day dứt với hạnh phúc lứa đôi. Tiếp đến Kiều xót xa khi nghĩ tới cha mẹ: “Xót người tựa cửa hôm mai”. Nghĩ tới song thân, nàng thương và

40

xót, nàng thương cha mẹ khi sáng, khi chiều tựa cửa ngóng tin con, trông mong sự đỡ đần, nàng xót xa lúc cha mẹ tuổi già sức yếu mà nàng không được tự tay chăm sóc và hiện thời ai người trông nom. Thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh” cùng với điển cố “gốc tử” đã thể hiện sự nhớ nhung và lo lắng, quan tâm của Kiều đối với cha mẹ. Hình ảnh nắng mưa nói lên sự vất vả cực nhọc của cha mẹ làm cho Kiều luôn đau xót và nghĩ mình bất hiếu khi không đền đáp được công lao cha mẹ. Điều đó cho thấy Kiều là người con hiếu thảo, rộng lượng, vị tha. Tóm lại , qua tám câu thơ, có thể thấy Kiều là một người yêu chung thủy; một người con hiếu thảo, trách nhiệm; một cô gái giàu lòng vị tha, rất đáng được yêu thương trân trọng.

16 1. Giải thích:

- Hiếu là hiếu nghĩa, biết ơn người sinh thành dưỡng dục mình ,biết cung kính bề trên.

- Thảo là mở tấm lòng mình, biết chia ngọt sẻ bùi với người thân nói riêng, với nhân loại nói chung.

 Lòng hiếu thảo‖ là sự biết ơn, là việc làm có nghĩa của người bên dưới cung kính tôn trọng và phụng sự đáp đền chân thật đối với bề trên.

2. Biểu hiện:

- Vâng lời cha mẹ, ra sức học tập, rèn luyện tốt để cha mẹ vui lòng. - Không chống đối, làm ngược lại điều tốt đẹp cha mẹ làm cho mình. - Biết cung kính cha mẹ....

=> Dẫn chứng:

- Chàng trai hiến gan cứu mẹ - Diệp Hữu Lộc (22t) cùng câu nói đầu tiên khi tỉnh lại của anh khi gặp ba là: Mẹ con sao rồi ba?

- Người con Nguyễn Quý Thép đi đâu xa, anh thường có thói quen mang theo di ảnh của cha mẹ bên người...

41 3. Vai trò, ý nghĩa:

- Việc làm bày tỏ lòng hiếu thảo luôn luôn được tôn vinh, đó là tiêu chuẩn luân lí đạo đức, là nét đẹp của văn hóa dân tộc, là cách trả ơn những bậc sinh thành.

- Góp phần hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức và trí tuệ của một bậc thánh nhân

- Giúp gắn kết các thế hệ trong gia đình, sống trong môi trường tràn ngập tình yêu thương, sự kính trọng và lòng biết ơn.

- Trưởng thành và nhìn nhận cuộc sống sâu sắc hơn,...

4. Bàn luận: Bên cạnh những tấm gương sáng về lòng hiếu thảo thì vẫn còn xuất hiện những hành động bất hiếu:

- Bỏ rơi cha mẹ, không phụng dưỡng cha mẹ tuổi già.

- Đánh đập, đối xử tàn nhẫn, thậm chí cướp đi cả mạng sống của người sinh ra mình chỉ vì lợi ích cá nhân

=> Lên án, phê phán 5. Bài học:

- Nhận thức: Hiếu thảo là một đức tính tốt đẹp cần được giữ gìn và phát huy

- Hành động:

+ Đối với mỗi người: Biết ơn, phụng dưỡng cha mẹ, ông bà, Nhớ ơn công lao sinh thành của cha mẹ, sự hi sinh oanh liệt của những chiến sĩ đã bỏ mình trên chiến trường,...

+ Học sinh (Là học sinh, đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải)

. Học tập, tu dưỡng đạo đức.

. Biết kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ.

. Biết cư xử tốt không chỉ đối với cha mẹ, ông bà mà còn ở bên ngoài nhà

42

=> Mang lại danh tiếng tốt cho cha mẹ và tổ tiên, trau dồi nhân cách tốt đẹp trở thành niềm tự hào của gia đình.

. Thể hiện tình yêu, sự tôn trọng và hỗ trợ; thể hiện phong cách lễ độ, anh em thuận hòa hiếu nghĩa.

43

PHIẾU BÀI TẬP

Một phần của tài liệu PBT TRUYỆN KIỀU (VĂN 9) (Trang 35 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)