ĐÁP ÁN “KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH” (ĐỀ SỐ 3) PHẦN I ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Một phần của tài liệu PBT TRUYỆN KIỀU (VĂN 9) (Trang 45 - 49)

- Thúy Kiều tả sau

ĐÁP ÁN “KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH” (ĐỀ SỐ 3) PHẦN I ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

Câu Gợi ý trả lời Điểm

1 Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh Buồn trông gió cuốn mặt duyềnh Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi

2 Tâm trạng đau buồn và lo âu của Kiều qua cách nhìn cảnh vật 3 “Duềnh” là vũng sông hoặc biển.

4 Cảnh được miêu tả từ xa đến gần, âm thanh từ tĩnh đến động để diễn tả nỗi buồn trong tâm trạng của Kiều từ man mác, mông lung đến lo âu, kinh sợ, hãi hùng

Dụng ý tác giả: thể hiện sự tăng tiến ngày rõ nét về nỗi buồn ngày càng loang rộng, thấm sâu trong tâm hồn người PN tài hoa nhan sắc đang bị dòng đời đen bạc xô đẩy, bắt đầu cuộc sống chìm nổi, đáng thương

5 - Các từ láy “ thấp thoáng”, “ xa xa”, “man mác”, “rầu rầu”,” xanh xanh”, “ầm ầm”

- Các từ láy “man mác”, “rầu rầu”,” xanh xanh”, “ầm ầm” không chỉ tả cảnh mà diễn tả tâm trạng, nỗi lòng của Kiều: buồn tủi, kinh hãi, lo sợ khi nghĩ về tương lai đầy trắc trở.

Tác dụng:

46

+ Diễn tả nỗi buồn ngày một tăng lên, kéo dài dằng dặc trong lòng Kiều: man mác, mông lung đến vô vọng, bế tắc, lo âu kinh sợ của Thúy Kiều.

6 - Điệp ngữ “buồn trông” được lặp đi lặp lại 4 lần ở đầu mỗi câu thơ gợi lớp lớp nỗi buồn trùng điệp dồn tới từ man mác, lo âu đến kinh sợ hãi hùng, nỗi buồn trùng điệp dồn tới bao trùm thân phận nhỏ bé của Thúy Kiều như nhấn chìm nàng, chỉ còn tiếng nàng kêu cứu đồng vọng cùng thiên nhiên. “ Buồn trông” đã trở thành điệp khúc của đoạn thơ và cũng là điệp khúc cuả tâm trạng.

- Hình ảnh ẩn dụ “thuyền”, “hoa” và các câu hỏi tu từ (Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?/ Hoa trôi man mác biết là về đâu?) gợi lên thân phận bấp bênh, chìm nổi, tương lai mờ mịt, mông lung, vô định của Kiều. Hình ảnh tiếng sóng “ ầm ầm” dữ dội ẩn dụ cho những trắc trở, gian nan sắp ập xuống đời nàng.

- Phép đảo ngữ, từ láy “ầm ầm” được đảo lên đầu dòng thơ nhấn mạnh âm thanh ghê rợn của tiếng sóng, qua đó gợi lên nỗi hoảng sợ, kinh hoàng trong lòng Kiều khi nghĩ tới tương lai đầy bão tố.

7 Mỗi cảnh vật thiên nhiên đồng thời là một ẩn dụ về tâm trạng của Thúy Kiều.

- Hình ảnh “cánh buồm thấp thoáng” nơi “cửa bể chiều hôm” khơi gợi nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương của Kiều.

- Hình ảnh “cánh hoa trôi” man mác giữa dòng gợi nỗi buồn về số phận trôi nổi, lênh đênh không biết đi đâu, về đâu của Kiều.

- Hình ảnh “nội cỏ rầu rầu” kết hợp với hình ảnh “chân mây mặt đất” gợi tâm trạng bi thương về tương lai mờ mịt.

- Thiên nhiên dữ dội với “gió cuốn mặt duềnh”, “ầm ầm tiếng sóng” cho thấy tâm trạng lo sợ hãi hùng trước những tai họa đang rình rập sẽ đổ ập xuống cuộc đời nàng.

47

8 - Hoàn cảnh: Khi biết mình bị bị lừa vào chốn lầu xanh, TK uất ức định tự vẫn.Tú Bà vờ hứa hẹn đợi Kiều bình phục sẽ gả chồng cho nàng vào nơi tử tế, rồi đưa Kiều ra giam lỏng ở lầu NB, chờ đợi thực hiện âm mưu mới.

- Đoạn thơ đã cho thấy sự thành công của Nguyễn Du trong việc sử dụng bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

- Tả cảnh ngụ tình: mượn cảnh vật để gửi gắm tâm trạng. Cảnh không chỉ là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng. Cảnh là phương tiện miêu tả còn tâm trạng là mục đích miêu tả. 9 *Điệp ngữ “buồn trông”:

- Diễn tả nỗi buồn với nhiều sắc độ khác nhau,nỗi buồn ngày một tăng lên,kéo dài dằng dặc trong lòng Kiều

- Tạo âm hưởng trầm buồn

- Điệp khúc của đoạn thơ, điệp khúc của tâm trạng. - Kiểu điệp ngữ: cách quãng

*Bài thơ Tiếng gà trưa:

Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ 10 Tác dụng câu hỏi tu từ:

+ Hỏi chính lòng mình, nhưng cũng ko thể trả lời.

+ Nỗi buồn về thân phận nhỏ bé lưu lạc, chìm nổi, nỗi nhớ nhà, quê hương da diết

+ Nỗi xót xa cho thân phận: lênh đênh, vô định, ko biêt đi về đâu 11 Qua 8 câu thơ, em thấy tâm trạng của Kiều :

- Thấm thía nỗi cô đơn, sự nhỏ bé, đơn độc của mình ( buồn trông) - Hoang mang, lo lắng về tương lai mờ mịt, mông lung, vô định: “

48 Hoa trôi man mác biết là về đâu?”

- Sợ hãi trước những đợt sóng bủa vây dữ dội, lo lắng linh cảm về một tương lai với nhiều biến cố hãi hùng.

12 Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du trong 8 câu thơ trên:

- Bút pháp tả cảnh ngụ tình điêu luyện.

- Các biện pháp điệp ngữ, ẩn dụ, câu hỏi tu từ và các từ láy được vận dụng hiệu quả.

- Thể thơ lục bát, nhip thơ chậm rãi, giọng thơ trầm diễn tả được nỗi buồn sâu thẳm của nàng.

13 Tình cảm của tác giả: cảm thương, trân trọng, ngợi ca - tấm lòng nhân đạo

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN

14 * Hình thức: Đúng ĐV, đủ số câu. Đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn :

- 0.25 điểm

* Diễn đạt: lưu loát, không mắc lỗi chính tả. * Tiếng Việt:

* Nội dung:

* Mở đoạn: Cần nêu được các ý sau: - Nêu tác giả, đoạn trích.

- Nêu được nội dung đoạn trích.

Ví dụ: Đoạn thơ trên trích trong văn bản “Kiều ở lầu Ngưng Bích” thuộc tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du nói về cảnh ngộ và tâm trạng của nàng Kiều.

* Thân đoạn: a) Nghệ thuật:

49 - Điệp từ “buồn trông”

- Thủ pháp tăng cấp b) Nội dung:

*) Cảnh 1: Mở ra trước mắt một cánh buồm thấp thoáng đơn độc nơi cửa hiển lúc chiều hôm,

→ Gợi Kiều nghĩ đến mình đang cô đơn, lẻ loi, lênh đênh vô định nơi đất khách

→ nhớ nhà, nhớ quê da diết.

*) Cảnh 2: Nhìn gần hơn, nàng thấy một đóa hoa trôi man mác giữa dòng.

→ Liên tưởng giống như thân phận mỏng manh, bèo dạt hoa trôi, bị mưa dập gió vùi của nàng

→ Lo lắng cho thân phận mình, không biết sẽ đi đâu về đâu

*) Cảnh 3: Trải dài trước mắt Thúy Kiều một thảm cỏ héo úa, rầu rầu, tàn lụi trải dài

→ Gợi Kiều liên tưởng tới chuỗi ngày tẻ nhạt, bế tắc, vô vọng đang trải qua.

→ Nàng chán ngán trước cuộc sống đơn điệu, lo âu về một tương lai mờ mịt.

*) Cảnh 4: Duy nhất có âm thanh: Một cơn gió cuốn mặt duyềnh khiến sóng gió ầm ầm nổi lên

→ Gợi Kiều nghĩ đến phong ba bão táp cuộc đời đang chực đổ ập xuống đời nàng

→ Nỗi buồn vô vọng dâng cao thành kinh sợ, hãi hùng. * Kết đoạn: Khẳng định lại tâm trạng của Kiều.

Tóm lại, với cảnh ngộ và tâm trạng của Kiều như vậy cho thấy nàng là người con gái thật đáng thương.

Một phần của tài liệu PBT TRUYỆN KIỀU (VĂN 9) (Trang 45 - 49)