Tình hình sản xuất và tiêu thụ biodiesel trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình công nghệ và mô hình thiết bị sản phẩm nhiên liệu công nghệ từ cặn xà phòng (Trang 25 - 26)

Việc nghiên cứu chế biến dầu thực vật làm nhiên liệu thay thế một phần xăng dầu đã được nhiều cơ quan

nghiên cứu khoa học trong nước như Viện Hóa học Công nghiệp, Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia, Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh, Đại học Bách Khoa Hà Nội … đề cập và nghiên cứu, trong đó có một số kết quả nghiên cứu về sử dụng dầu dừa đã este hóa làm nhiên liệu chạy thử các động cơ, Viện Vật liệu Tp. Hồ Chí Minh đã nghiên cứu chuyển hóa mỡ cá tra, cá basa thành nhiên liệu thay xăng dầu, đã có kết quả công bố. Nguyên tắc cơ bản của kỹ thuật sản xuất BD từ dầu thực vật và mỡ cá đã được thử nghiệm (hình 1.9).

Ngoài các phương pháp hóa học, một số tác giả đã nghiên cứu sử dụng enzym lipaza trong quá trình thuỷ phân dầu dừa thay cho việc sử dụng kiềm. Tuy nhiên, các nội dung nghiên cứu về căn bản vẫn xuất phát từ dầu thực phẩm, một loại nguyên liệu có giá trị, nên tính thực tiễn chưa cao và chưa áp dụng được cho sản xuất. Sản phẩm nghiên cứu vẫn có giá thành cao hơn nhiều so với giá xăng dầu hiện nay. Vì vậy, các kết quả nghiên cứu chỉ mang tính kỹ thuật và bước đầu thăm dò, chưa có điều kiện áp dụng thực tế vì giá thành chưa phù hợp.

Tại An Giang, đề tài nghiên cứu khoa học của ông Hồ Xuân Thiên cùng Dầu thực vật (hoặc mỡ cá) Thuỷ phân FA Glyxerin Este hóa Tinh chế Biodiesel Hình 1.9. Quy trình sn xut du biodiesel t du thc vt và m[19] Metanol

Giang (Agifish) nghiên cứu công nghệ sản xuất BD từ mỡ cá tra, cá ba sa hiện đang được áp dụng ở các công ty trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long như: công ty Agifish, công ty Minh Tú, và các cở sở sản xuất nhỏ lẻ khác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình công nghệ và mô hình thiết bị sản phẩm nhiên liệu công nghệ từ cặn xà phòng (Trang 25 - 26)