- PTK = 137 + 2 16 +2 1 = 171 Ý nghĩa CTHH của Nhôm sunfat Al2 (SO 4 )
BÀI 13: PHẢN ỨNG HÓA HỌC Dạng 1: Viết phương trình chữ
Dạng 1: Viết phương trình chữ Phương pháp
Để xác định các chất sản phẩm thường sau từ và cụm từ như “tạo”, “tạo ra”, “thành”, “tạo thành”, “điều chế”, “sinh ra”. Sơ đồ: Tên các chất tham gia Tên các chất sản phẩm
Ví dụ
Viết phương trình chữ của các phản ứng sau:
a) Đốt cháy cây nến làm bằng parafin tạo thành khí cacbonic và hơi nước. b) Khí nitơ tác dụng với khí hidro tạo thành amoniac.
c) Khi đun quá lửa, mỡ cháy khét và bị phân hủy thành cacbon và hơi nước. d) Nung đá vôi chứa canxi cacbonat tạo thành vôi sống là canxi oxit với hơi nước. Giải: a) Prafin + khí oxi khí cacbonic + hơi nước
b) Khí nitơ + khí hidro amoniac c) Mỡ cacbon + hơi nước
d) Canxi cacbonat canxi oxit + hơi nước
Bài tập vận dụng
Biểu diễn các phản ứng sau bằng phương trình chữ:
a) Đốt đây magie cháy trong oxi của không khí tạo thành magie oxit.
b) Cho viên kẽm vào ống nghiệm đựng dung dịch axit clohidric thấy sủi bọt khí hidro và sinh ra muối kẽm clorua.
c) Nhỏ dung dịch bari clorua vào axit sunfuric thấy có kết tủa trắng là muối bari sunfat và axit mới tạo thành là axit clohidric. d) Đốt cháy xăng (chứa octan) tạo thành khí cacbonic và hơi nước.
e) Hidro cháy trong oxi tạo thành hơi nước.
g) Nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiệt để làm quay tua bin sinh ra dòng điện. Nguồn nhiệt này có được khi đốt cháy than đá chứa cacbon sinh ra khí cacbonic.
h) Tầng ozon ở phía cực nam bị thủng do phản ứng quang hóa. Phản ứng này xảy ra khi ozon bị phân hủy thành oxi. i) Sắt bị gỉ là do để sắt ngoài không khí bị khí oxi phản ứng tạo thành gỉ chứa oxit sắt từ.
Dạng 2: Dấu hiệu phản ứng hóa học