BÀI 15: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG Phương pháp

Một phần của tài liệu tai lieu on thi HSG hoa 8 (Trang 35 - 37)

- PTK = 137 + 2 16 +2 1 = 171 Ý nghĩa CTHH của Nhôm sunfat Al2 (SO 4 )

BÀI 15: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG Phương pháp

Có chất mới tạo thành dựa vào dấu hiệu: - Thay đổi màu sắc.

- Tạo chất bay hơi. - Tạo chất kết tủa.

- Tỏa nhiệt hoặc phát sáng.

Ví dụ: Hãy chỉ ra dấu hiệu nhận biết các phản ứng hóa học sau:

a) Đun nóng thuốc tím kali pemanganat (màu tím) sau một thời gian chuyển thành màu đen là mangan đioxit.

b) Thổi hơi vào dung dịch nước vôi trong chứa canxi hidroxit, thì trên bề mặt xuất hiện một ván trắng là canxi cacbonat. c) Khi cho bồ tạt vào lọ mực xanh chứa đồng sunfat, thì màu của lọ mực nhạt dần đến trong suốt đồng thời có chất rắn lắng xuống đáy lọ.

d) Cây nến đang cháy, cây nến càng lúc càng ngắn lại.

e) Sao chổi là một hành tinh mà khi di chuyển, kéo theo vô vàn những hạt bụi vũ trụ. Khi tiến gần đến Mặt trời, các hạt bụi này bốc cháy, sáng rực và ánh sáng này có thể nhìn thấy từ Trái đất.

Giải: a) Dấu hiệu: từ màu tím chuyển sang màu đen. b) Dấu hiệu: xuất hiện ván trắng.

c) Dấu hiệu: xanh  trong suốt, có chất rắn lắng xuống. d) Dấu hiệu: hình dạng ngắn lại.

e) Dấu hiệu: bốc cháy, sáng rực.

Bài tập vận dụng

Bài 1: Ghi lại PT chữ, nêu dấu hiệu xảy ra phản ứng của các hiện tượng mô tả sau đây:

a) Sắt cháy trong oxi không có ngọn lửa, không khói nhưng sáng chói, tạo ra các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu là oxit sắt từ. b) Lưu huỳnh cháy trong không khí với ngọn lửa nhỏ, màu xanh nhạt. Đưa lưu huỳnh đang cháy vào bình oxi nó cháy mãnh liệt hơn nhiều tạo thành khói màu trắng (chủ yếu là lưu huỳnh đioxit).

Bài 2: a) Khi cho một mẩu vôi sống (có tên là canxi oxit) vào nước, thấy nước nóng lên, thậm chí có thể sôi lên sùng sục,

mẩu vôi sống tan ra. Hỏi có phản ứng hóa học xảy ra không? Vì sao?

b) Viết phương trình hóa học bằng chữ cho phản ứng vôi tôi, biết vôi tôi tạo thành có tên là canxi hidroxit.

BÀI 15: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG Phương pháp Phương pháp

Nếu trong phản ứng có n chất, khi biết khối lượng của (n-1) chất thì tính được khối lượng của chất còn lại.

Ví dụ: Lưu huỳnh cháy theo sơ đồ phản ứng sau:

Lưu huỳnh + khí oxi -> khí sunfurơ

Nếu đốt cháy 48 gam lưu huỳnh và thu được 96 gam khí sunfurơ thì khối lượng của oxi tham gia phản ứng là bao nhiêu? Tóm tắt đề 1 chút nhé cho dễ nhìn, phần này không bắt buộc.

48 g lưu huỳnh + m oxi = 96 g sunfurơ Giải:

Theo định luật bảo toàn khối lượng:

Bài tập vận dụng

Bài 1: Một thanh sắt nặng 560 g để ngoài không khí bị khí oxi phản ứng tạo thành gỉ là oxit sắt từ có công thức là Fe3O4. Đem cân thanh sắt thì nặng 576 g.

a) Viết phương trình chữ cho phản ứng này. b) Viết công thức khối lượng của phản ứng xảy ra. c) Khí oxi đã phản ứng bao nhiêu gam.

Bài 2: Một thanh magie nặng 240 g để ngoài không khí bị khí oxi phản ứng tạo thành magie oxit MgO. Đem cân thanh

magie này thì nặng 272 g.

a) Viết phương trình chữ cho phản ứng này. b) Viết công thức khối lượng của phản ứng xảy ra. c) Khí oxi đã phản ứng bao nhiêu gam.

Bài 3: Xét thí nghiệm khi cho 208 g Bari clorua BaCl2 tác dụng với 142 g natri sunfat Na2SO4 thì tạo thành bari sunfat BaSO4 và natri clorua NaCl.

a) Viết phương trình chữ của phản ứng này.

b) Viết công thức khối lượng của phản ứng vừa xảy ra. c) Tổng khối lượng các chất sau phản ứng là bao nhiêu? d) Nếu thu được 233 g BaSO4, tính khối lượng NaCl thu được.

e) Biết trước khi phản ứng xảy ra có 137 g nguyên tử bari, thì sau phản ứng có bao nhiêu gam nguyên tử bari?

f) Nếu sau khi phản ứng thu được 71 g nguyên tử clo, thì trước phản ứng đã có bao nhiêu gam nguyên tử clo tham gia phản ứng.

Bài 4: Cân 1kg gạo cùng với 2 kg nước cho vào một cái nồi nặng 0,5 kg để nấu cơm. Sau khi cơm chín, đem cân nồi cơm thì

nặng 3,35 kg.

a) Định luật bảo toàn khối lượng có áp dụng cho trường hợp này được không? Vì sao nồi cơm chín không phải nặng 3,5 kg. b) Giả sử tiếp tục đun nồi cơm, nồi cơm bốc hơi, thu được 0,2 kg hơi. Tính khối lượng của nồi cơm lúc này.

Bài 5: Khi than bị đốt cháy hoàn toàn thì có khí cacbonic sinh ra.

a) Viết phương trình chữ.

b) Nếu đốt cháy 4,8 kg than thì cần dùng 6,4 kg khí oxi. Hỏi có bao nhiêu khối lượng khí cacbonic được tạo thành.

Bài 6: Khi cho 6,5 gam kẽm vào dung dịch axit clohidric sẽ tạo thành 13,6 g muối kẽm clorua và 0,2 g khí hidro.

a) Viết PT chữ.

b) Tính khối lượng dung dịch axit clohidric đã dùng.

Bài 7 : Hãy giải thích vì sao:

a) Khi nung nóng canxi cacbonat CaCO3 thì thấy khối lượng giảm đi. b) Khi nung nóng miếng đồng thì thấy khối lượng tăng lên.

Bài 8: Một bình cầu trong có bột magie và khóa chặt lại, đem cân để xác định khối lượng.

Sau đó đun nóng bình cầu một thời gian rồi để nguội và đem cân lại. a) Hỏi khối lượng của bình cầu nói trên có thay đổi hay không? Tại sao? b) Mở khóa ra và cân thì liệu khối lượng bình cầu có khác không?

Bài 1: Tóm tắt

560 g sắt + khí oxi  576 g oxit sắt từ (Fe3O4) Giải

a) PT chữ: Sắt + oxi  oxit sắt từ

Bài 2: ĐS: 32 g.

Bài 3: c) 350 g d) mBa = 137 g. (Vì phản ứng xảy ra chỉ làm thay đổi liên kết giữa các nguyên tử, còn số và lượng nguyên tử không thay đổi).

e) mCl = 71 g. (Vì phản ứng xảy ra chỉ làm thay đổi liên kết giữa các nguyên tử, còn số và lượng nguyên tử không thay đổi).

Bài 4: a) Khối lượng của nồi cơm nhỏ hơn tổng khối lượng của nồi, gạo, nước; điều này là do khi đun, một lượng nước đã

hóa hơi và bay ra khỏi nồi. Vì vậy định luật bảo toàn về khối lượng áp dụng đúng cho trường hợp này. b) Theo định luật bảo toàn khối lượng.

Bài 5: a) PT chữ: Than + oxi  cacbonic

Bài 6: ĐS: b) 7,3 g

Bài 7: a) Khi nung nóng CaCO3 thì thấy sinh ra CaO và CO2. Khối lượng giảm đúng bằng khối lượng CO2 bay đi.

b) Khi nung nóng miếng đồng, khối lượng tăng lên vì nó kết hợp với oxi trong không khí thành đồng oxit. Khối lượng tăng đúng bằng khối lượng oxi đã kết hợp.

Bài 8: a) Khi bình cầu đã khóa chặt, khối lượng của bình cầu không thay đổi do khi đun nóng, tuy magie đã hóa hợp với oxi

trong bình tạo thành magie oxit nhưng khối lượng tổng cộng vẫn được bảo toàn theo định luật bảo toàn khối lượng. b) Khi mở khóa, không khí bên ngoài tràn vào bình, bù vào thể tích oxi đã bị hóa hợp. vì thế khối lượng bình sẽ tăng.

Một phần của tài liệu tai lieu on thi HSG hoa 8 (Trang 35 - 37)