Phần 4 MÁY CƠ ĐƠN GIẢN MẶT PHẲNG NGHIÊNG ĐÒN BẨY RÒNG RỌC

Một phần của tài liệu 360 cau trac nghiem vat ly 6 (Trang 147 - 154)

RÒNG RỌC

Câu 163: Khi kéo một vật nặng theo phương thẳng đứng lên trên, lực mà ta phải sử dụng có độ lớn tối thiểu bằng trọng lượng của vật.

Đáp án: A

Câu 164: Người đó phải dùng lực kéo tối thiểu bằng trọng lượng của thùng vữa:

P= 10 m= 10. 20 = 200 N Đáp án: C

Câu 165: Khi sử dụng mặt phẳng nghiêng để kéo vật lên ta thấy nhẹ nhàng hơn so với khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng là vì lực dùng để kéo vật nhỏ hơn.

Đáp án: B

Câu 166: Mặt phẳng càng nghiêng ít thì lực cần để kéo vật trên mặt phẳng đó càng nhỏ.

Đáp án: C

Câu 167: Trường hợp không phải là mặt phẳng nghiêng: Thang dây. Đáp án: C

Câu 168: Khi đi bộ lên dốc, dốc càng thoai thoải thì càng dễ đi hơn. Đáp án: B

Câu 169: Đối với mặt phẳng nghiêng, góc nghiêng là góc hợp bởi mặt phẳng nghiêng và mặt phẳng ngang.

Đáp án: A

Câu 170: Người ta thường dùng mặt phẳng nghiêng trong trường hợp lăn thùng phuy từ sàn xe xuống mặt đường.

Đáp án: A

Câu 171: Người đó có thể dùng lực kéo tối thiểu F nhỏ hơn trọng lượng của vật:

F < P = 10 m = 1000 N Đáp án: A

Câu 172: Khi dùng mặt phẳng nghiêng để kéo vật từ mặt đất lên một độ cao xác định, để giảm lực kéo ta có thể:

- Tăng chiều dài của mặt phẳng nghiêng. - Giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng. Đáp án: D

Câu 173: Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật.

Đáp án: C

Câu 174: Cường độ của lực kéo vật trên mặt phẳng nghiêng có độ nghiêng nhỏ so với mặt phẳng nghiêng có độ nghiêng lớn hơn là nhỏ hơn.

Đáp án: C

Câu 175: Trong các tòa nhà chung cư, cầu thang thường được thiết kế có phần dốc nghiêng ở chính giữa. Người ta dùng chúng để giảm lực kéo khi đẩy xe đạp, xe máy lên lầu.

Đáp án: B

Câu 176: Khi làm các đường ôtô qua đèo thì người ta phải làm các đường ngoằn ngèo rất dài để giảm lực kéo của ôtô là dựa trên nguyên tắc mặt phẳng nghiêng. Đáp án: B Câu 177: - Nếu mM > mN thì FM > FN -Nếu mM < mN thì FM < FN -Nếu mM = mN thì FM = FN

=> Phát biểu sai: Vật nặng hay nhẹ thì lực kéo đều như nhau. Đáp án: D

Câu 178: Trong trò chơi trượt tuyết tốc độ đổ dốc, vận động viên trượt trên mặt phẳng nghiêng.

Đáp án: B

Câu 179: Máy móc, dụng cụ sử dụng nguyên lí của các máy cơ đơn giản là cần cẩu.

Đáp án: C

Câu 180: Tình huống người tham gia thực sự sử dụng nguyên tắc đòn bẩy là hai người chơi bập bênh.

Đáp án: C

Câu 181: Trường hợp sau ứng dụng qui tắc đòn bẩy: mở nút chai bia bằng cái bật nắp chai.

Câu 182: Khi sử dụng đòn bẩy để nâng vật, muốn lực nâng nhỏ hơn trọng lượng của vật thì khoảng cách từ điểm tựa đến điểm tác dụng của lực kéo phải lớn.

Đáp án: C

Câu 183: Lực nâng vật tỉ lệ nghịch với khoảng cách từ điểm tựa đến điểm tác dụng của lực kéo khi dùng đòn bẩy.

Đáp án: A

Câu 184: Thí dụ sau đây trong cuộc sống không sử dụng đòn bẩy: cái xẻng khi xúc đất.

Đáp án: D

Câu 185: Để cất vó đánh cá được dễ dàng thì cái vó phải có cần kéo dài. Đáp án: B

Câu 186: Khi dùng đòn bẩy để nâng vật, điểm đặt của lực nâng không được đặt vào điểm tựa.

=> Trả lời sai: D Đáp án: D

Câu 187: Cầu thang bộ ở trường em dựa trên nguyên tắc mặt phẳng nghiêng.

Đáp án: A

Câu 188: Động tác dùng xà beng nhổ cây đinh ở một tấm ván dựa trên nguyên tắc: đòn bẩy.

Đáp án: B

Câu 189: Để có lợi nhất, người đó nên tác dụng lực F < trọng lượng của vật.

F < P = 200 N Đáp án: C

Câu 190: Động tác chèo thuyền dựa trên nguyên lí của đòn bẩy. Đáp án: D

Câu 191: Khi chèo thuyền bằng mái chèo, khoảng cách từ điểm tay cầm chèo đến điểm buộc mái chèo thường ngắn hơn từ điểm buộc mái chèo đến đầu mái chèo, để người chèo thuyền ít bị mệt khi chèo thuyền.

Đáp án: C

Câu 192: Khi sử dụng cân đòn để cân các vật, vật càng nặng thì quả cân càng dịch chuyển ra xa đĩa cân.

Đáp án: C

Câu 193: Khi sử dụng đòn bẩy, người ta sẽ được lợi về lực. Đáp án: B

Câu 194: Cái cân không dùng nguyên tắc đòn bẩy: cân đồng hồ. *Đáp án: D

Câu 195: Trong trò chơi bập bênh, người có trọng lượng nhẹ hơn lại bị nhấc bổng lên cao vì khoảng cách từ hai đầu bập bênh đến điểm tựa bằng nhau và người có trọng lượng nặng hơn sẽ tác dụng lực lớn hơn.

Đáp án: C

Câu 196: Đối với thanh chắn đường tại các cổng ra vào, lực tác dụng vào đầu thanh chắn để giữ thanh khỏi bật lên nhỏ hơn trọng lực của vật nặng treo ở đầu kia của thanh chắn là vì:

- Khoảng cách từ đầu thanh chắn đến điểm tựa cố định là lớn hơn. - Khối lượng của vật nặng treo là rất lớn.

Đáp án: D

Câu 197: Kéo cắt kim loại, kìm cộng lực phải có tay cầm dài để cắt dễ dàng hơn và để tay tác dụng lực nhỏ hơn.

Đáp án: D

Câu 198: Để dịch chuyển một tảng đá có khối lượng lớn trên mặt đất bằng phẳng, người ta dùng xà beng bẩy tảng đá là có lợi nhất.

Đáp án: C

Câu 199: Để nhổ một cây đinh lớn đóng sâu vào cây gỗ, người ta thường dùng xà beng nhổ đinh là lợi nhất.

Đáp án: C

Câu 200: Đó là dựa trên nguyên tắc của mặt phẳng nghiêng. Đáp án: C

Câu 201: Đó là dựa trên nguyên tắc đòn bẩy. Đáp án: A

Câu 202: Ròng rọc cố định chỉ làm thay đổi hướng của lực kéo chứ không giảm được độ lớn => Câu sai C

Đáp án: C

Câu 203: Khi dùng ròng rọc cố định người ta có thể: - Đổi hướng tác dụng của lực.

- Nâng được vật có trọng lượng bằng lực kéo. Đáp án: D

Câu 204: Chọn phương án đúng

Để dễ dàng Ácsimét có thể sử dụng các loại máy cơ đơn giản sau đây:

- Ròng rọc động. - Đòn bẩy.

- Mặt phẳng nghiêng. Đáp án: D

Câu 205: Dựa trên sáng chế ra đòn bẩy Ácsimét đã tuyên bố: “Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nâng bổng quả đất lên”, sở dĩ ông có thể tuyên bố như vậy là vì:

Về nguyên tắc đòn bẩy cho phép nâng vật có trọng lượng lớn bất kì, miễn là cánh tay đòn có độ dài phù hợp.

Đáp án: A

Câu 206: Để cẩu hàng ở các cảng người ta thường sử dụng các cần cẩu hoặc palăng nhằm mục đích có lợi về lực. Các dụng cụ đó dựa trên nguyên tắc của:

- Ròng rọc. - Đòn bẩy. Đáp án: D

Câu 207: Vì hệ thống trên là ròng rọc cố định và đòn bẩy có cánh tay đồn bằng nhau, nên lực kéo F chỉ có thể nâng được vật có trọng lượng P tối đa bằng F.

P = F = 500 N Đáp án: B

Câu 208: Trong các cơ hệ trên chỉ có mặt phẳng nghiêng mới có thể dùng lực kéo F kéo được các vật có trọng lượng P lớn hơn F.

Câu 209: Khi sử dụng palăng, nếu hệ thống được cấu tạo càng nhiều ròng rọc thì cường độ lực kéo càng giảm.

Đáp án: C

Câu 210: Trong cần cẩu, người ta đã sử dụng cả 2 loại ròng rọc: ròng rọc động và ròng rọc cố định.

Đáp án: C

Câu 211: Chỉ có hệ thống (b) và (d) mới có ròng rọc động nên mới kéo được các vật có:

P > Fkéo => Fkéo < P = 200 N Đáp án: D

Câu 212: Ở đầu thanh cẩu, người ta đã sử dụng loại ròng rọc cố định. Đáp án: B

Câu 213: Để kéo một bao xi măng nặng 50 kg từ dưới đất lên tầng lầu cao, nếu dùng ròng rọc cố định để kéo thì người công nhân phải dùng một lực kéo F bằng trọng lượng P của vật để có lợi nhất:

Một phần của tài liệu 360 cau trac nghiem vat ly 6 (Trang 147 - 154)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(180 trang)
w