Phần 3 SỰ BAY HƠI VÀ NGƯNG TỤ

Một phần của tài liệu 360 cau trac nghiem vat ly 6 (Trang 170 - 180)

Câu 311:

- Nhiệt độ càng cao thì tốc độ bay hơi càng cao. - Gió càng mạnh thì tốc độ bay hơi càng cao.

- Diện tích mặt thoáng càng nhỏ thì tốc độ bay hơi càng thấp.

- Nhiệt độ, gió và mặt thoáng ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ bay hơi.

=> Câu sai A Đáp án: A

Câu 312: Trường hợp ứng dụng ảnh hưởng của cả 3 yếu tố: nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng đến quá trình bay hơi là phơi quần áo.

Đáp án: A

Câu 313: Tốc độ nâng nhiệt càng cao thì sự bay hơi nước càng nhanh. Đáp án: D

Câu 314: Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng, không phụ thuộc vào khối lượng chất lỏng.

Các ống trên có cùng điều kiện về nhiệt độ, áp suất và gió, chỉ khác nhau về khối lượng chất lỏng nên tốc độ bay hơi giống nhau.

Đáp án: D

Câu 315: Khi phơi bánh tráng người ta lại trải rộng những tấm bánh còn ướt lên trên những tấm phên rồi đem phơi ngoài nắng. Vì:

- Mặt thoáng càng rộng thì bánh càng mau khô.

- Làm như vậy để những tấm bánh ướt không bị dính chặt với nhau. - Ánh nắng sẽ chiếu lên bánh nhiều hơn.

Đáp án: D

Câu 316: Áo quần mùa đông lại lâu khô hơn mùa hè, vì mùa đông ít có nắng và nhiệt độ môi trường xung quanh thấp hơn mùa hè.

Đáp án: C

Câu 317: Ở những vùng quê miền biển các ngư dân phơi cá trên cát vì cát hấp thụ nhiệt rất tốt và có nhiệt độ nóng chảy rất cao, người ta phơi như thế để lợi dụng sức nóng của cát do ánh nắng mặt trời cung cấp.

Đáp án: C

Câu 318: Khi cắm hoa người ta thường cắt bỏ bớt lá cho hoa ít bị mất nước, tươi được lâu.

Đáp án: C

Câu 319: Nước càng nấu lại càng cạn vì khi đó nước bốc hơi vào không khí.

Đáp án: B

Câu 320: Khi đút cháo (còn nóng) cho em bé ăn, người mẹ thường múc cháo ra đĩa mà không dùng chén vì mặt thoáng của đĩa lớn hơn nên cháo mau nguội hơn.

Đáp án: D

Câu 321: Chọn câu trả lời đúng

Ở các ao rau muống hoặc những ao cá người ta thường hay thả vào đó bèo hoa dâu, vì:

- Bèo hoa dâu sinh sản rất nhanh, nó sẽ che kín mặt nước do đó mà nó hạn chế được sự hay hơi của nước.

- Bèo hoa dâu là một loại thức ăn của cá.

- Rễ bèo chứa rất nhiều đạm, sẽ rất tốt cho rau muống. Đáp án: D

Câu 322: Hũ B sẽ chảy nước trước, vì trong phòng máy lạnh không khí khô hơn nên đường khó chảy nước hơn.

Đáp án: C

Câu 323: Người ta thường để máy lạnh ở trên cao nhưng lại để lò sười ở dưới đất, vì:

- Vì hơi lạnh từ máy lạnh bay ra nặng hơn không khí nóng xung quanh sẽ bay xuống thấp và làm mát cả căn phòng.

- Vì hơi nóng từ lò sưởi bay ra nhẹ hơn không khí lạnh xung quanh nó sẽ bay lên cao và sưởi ấm cả căn phòng.

Đáp án: D

Câu 324: Khi nóng ta ra mồ hôi rất nhiều, một lúc sau lại thấy mát vì khi mồ hôi bay hơi nó mang theo nhiệt lượng của cơ thể làm nhiệt độ cơ thể hạ xuống.

Câu 325: Khi dùng bút lông kim xong ta có cần phải đậy nắp vì mực trong bút lông rất dễ bay hơi. Nếu ta không đóng lại mực sẽ bay hơi và khô hết khiến ta không viết được nữa.

Đáp án: D

Câu 326: Khi dùng bếp dầu người ta thường phải đậy kín nắp bình chứa dầu, vì:

- Khi châm lửa lên tim dầu thì dầu cũng rất nóng, bay hơi rất nhanh, nếu ta mở nắp bình dầu lại tạo cho bình có mặt thoáng, nó sẽ bốc hơi nhanh hơn và sẽ mau hết dầu.

- Đóng nắp lại để tránh hỏa hoạn. Đáp án: D

Câu 327: Các cây xương rồng mọc trên sa mạc đều không có lá hoặc chỉ có lá dạng kim để chống thoát hơi nước ra khỏi thân cày.

Đáp án: C

Câu 328: Hiện tượng chất lỏng biến thành hơi là sự bay hơi còn hiện tượng hơi biến thành chất lỏng là sự ngưng tụ. Ngưng tụ là quá trình ngược với bay hơi.

Đáp án: B

Câu 329: Phát biểu đúng:

- Trời càng lạnh ta càng thấy rõ hơi thở của chúng ta có “khói”. - Thời tiết càng nóng, vật bay hơi càng nhanh.

Đáp án: D

Câu 330: Dùng từ thích hợp để điền vào chỗ trống

Hai phần ba bề mặt Trái Đất có nước bao phủ. Lượng nước này không ngừng bay hơi tạo thành một lớp hơi nước trong khí quyển

dày từ 10km đến 17km. Hơi nước tạo thành mây, mưa, sương mù, tuyết ảnh hưởng đến khí hậu Trái Đất và đời sống con người.

Đáp án: C

Câu 331: Điền từ thích hợp vào chỗ trống

Để tạo ra mưa nhân tạo người ta thường dùng máy bay trực thăng phun một loại hóa chất vào các đám mây để tạo ra hiện tượng ngưng tụ hơi nước trong các đám mây.

Đáp án: B

Câu 332: Buổi sáng sớm ta thường thấy có những giọt sương đọng trên lá cây và buổi trưa thì không nhìn thấy nữa. Đó là vì: khi trời tối nhiệt độ hạ xuống, hơi nước trong không khí gặp lạnh thì ngưng tụ và đọng trên các lá cây tạo thành những giọt sương. Buổi trưa nhiệt độ tăng lên, nước bốc hơi và những giọt sương sẽ tan hiến hết.

Đáp án: B

Câu 333: Trong những ngày hè nóng bức, buổi trưa nhiệt độ cao hơn các buổi khác, nên hơi nước ở các đại dương, sông ngòi, hồ ao… bốc hơi nhiều hươ => khối lượng hơi nước chứa trong 1m3 không khí cao hơn các buổi khác, nên độ ẩm của không khí vào buổi trưa cao hơn.

Đáp án: B

Câu 334: Khi uống nước đá, ta thường thấy có những hạt nước nhỏ lấm tấm bám trên thành li. Đó là vì ngoài không khí có rất nhiều hơi nước, khi hơi nước di chuyển cùng với gió, đến gặp lạnh ở thành li thì ngưng tụ tạo thành những giọt nước.

Đáp án: A

Câu 335: Vào mùa đông nền nhà bằng xi măng thường hay “ra mồ hôi” vì trời lạnh nên hơi nước gặp nền nhà lạnh thì ngưng tụ.

Đáp án: D

Câu 336: Về mùa đông ở các xứ lạnh ta thấy người đi đường thường thở ra “khói” là do:

Hơi thở của người có chứa nhiều hơi nước khi ra ngoài không khí lạnh bị ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ li ti tạo thành “khói”.

Đáp án: B

Câu 337: Ở xứ lạnh về mùa đông ta thường thấy tuyết rơi là do:

Trong các đám mây có chứa hơi nước khi nhiệt độ hạ xuống thấp hơn 0°C hơi nước bị ngưng tụ thành nước rồi đông đặc thành nước đá. Chúng lớn lên, nặng dần rồi rơi xuống đất thành tuyết.

Đáp án: A

Câu 338: Khi mở ngăn đá tủ lạnh ra ta thấy nó “bốc khói” vì khi mở tủ hơi nước trong không khí gặp lạnh thì ngưng tụ tạo ra những hạt nước li ti vì vậy mà chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Đáp án: C

Câu 339: Khi mở nắp nồi cơm ta thường thấy có những hạt nước ở trên đó là do hơi nước của cơm bốc lên bề mặt của nắp xoong gặp lạnh thì ngưng tụ tạo thành những hạt nước.

Đáp án: C

Câu 340: Khi nước sôi ta thấy khói bốc ra ở xa đầu vòi ấm. Vì hơi nước khi ra khỏi vòi ấm một đoạn gặp lạnh thì ngưng tụ lại thành những giọt nước li ti. Do đó mà ta nhìn thấy được.

Đáp án: B

Câu 341: Sau cơn mưa ta thường thấy xuất hiện cầu vồng, vì sau cơn mưa, hơi nước trong không khí còn rất nhiều, ánh sáng mặt trời chiếu vào xảy ra

hiện tượng khúc xạ ánh sáng, tách ánh sáng thành nhiều màu, do đó mà ta nhìn thấy rất rõ bảy màu của cầu vồng.

Đáp án: A

Câu 342: Khi cầm vào vỏ bình ga mini đang sử dụng ta thường thấy có một lớp nước rất mỏng trên đó, do vỏ bình ga lạnh hơn nhiệt độ môi trường nên hơi nước trong không khí ngưng tụ trên đó.

Đáp án: C

Câu 343: Người ta thường treo quạt trên cao vì hơi nước lạnh nặng hơn không khí nó sẽ từ từ chìm xuống. Vì vậy mà phải treo trên cao để hơi nước bay được xa hơn và tỏa khắp phòng.

Đáp án: D

Câu 344: Khi nấu cơm, do đổ ít nước nên sau khi cơm cạn Lan đã lấy khăn ướt đắp lên nắp nồi cơm. Lan làm vậy là đúng vì khi hơi nước trong nồi cơm hay lên gặp lạnh sẽ ngưng tụ lại, rơi xuống và nồi cơm sẽ bớt mất nước.

Đáp án: B

Câu 345: Khi hà hơi vào kính (gương soi) trong mùa đông ta thấy nó mờ đi hơn so với trong mùa hè vì hơi thở nóng khi ra ngoài không khí gặp mặt gương lạnh sẽ ngưng tụ thành một lớp nước mỏng, do đó mà mặt gương mờ đi.

Đáp án: C

Câu 346: Chọn câu trả lời đúng

Trời mùa đông, khi nói chuyện với nhau chúng ta thường thấy có hơi thở có “khói” vì trong hơi thở của chúng ta có hơi nước, khi hơi thở ra ngoài không khí, gặp thời tiết lạnh thì ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ li ti, vì vậy mà chúng ta thấy giống như khói.

Phần 4. SỰ SÔI

Câu 347: Để hầm một nồi xương mẹ Lan bảo: “khi nước sôi con hãy vặn cho lửa liu riu thôi nhé”. Mẹ Lan bảo như vậy vì như thế sẽ tiết kiệm được ga, dù có tăng lửa thì nước vẫn chỉ sôi ở 100°C.

Đáp án: A

Câu 348: Có thể đun sôi nước ở nhiệt độ nhỏ hơn 100°C: - Nếu như đun nước ở trên núi cao.

- Nếu như đun nước ở áp suất thấp. Đáp án: D

Câu 349: Sắp xếp theo thứ tự nhiệt độ sôi tăng dần của các chất: rượu, nước, đồng.

Đáp án: A

Câu 350: Điền từ thích hợp vào chỗ trống

Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi. Đáp án: D

Câu 351: Khi đun nước các hiện tượng sau cho biết là nước sôi: - Có khói bốc lên ở vòi ấm.

- Nghe thấy tiếng nước reo. - Mặt nước xáo động mạnh. Đáp án: D

Câu 352: Để đo nhiệt độ của nước sôi, người ta không thể dùng nhiệt kế rượu được, vì rượu có nhiệt độ sôi nhỏ hơn nhiệt độ sôi của nước.

Câu 353: Chọn phát biểu sai

Nếu áp suất của xung quanh ấm nước đang nấu mà thấp hơn áp suất của khí quyển thì nước có thể sôi ở nhiệt độ thấp 100°C và ngược lại.

=> Câu sai C Đáp án: C

Câu 354: Điền từ thích hợp vào chỗ trống

Áp suất trên mặt thoáng chất lỏng càng lớn thì nhiệt độ sôi của chất lỏng càng cao.

Đáp án: D

Câu 355: Càng lên cao, nhiệt độ sôi của nước càng giảm. Đáp án: A

Câu 356: Trong suốt thời gian sôi, thể tích nước sẽ bị thay đổi. => câu sai D

Đáp án: D

Câu 357: Khi đun nước đã đến nhiệt độ sôi, nếu vặn lửa quá nhỏ: - Nước không sôi nữa.

- Nước vẫn tiếp tục bay hơi. => Câu sai B.

Đáp án: B

Câu 358: Khi đun nước sôi càng lâu thì thể tích nước càng giảm vì khi sôi, nước sẽ bị bay hơi.

Câu 359: Cốc đựng rượu sẽ sôi trước vì nhiệt độ sôi của rượu thấp hơn nhiệt độ sôi của nước.

Đáp án: B

Câu 360: Dù đun sôi lâu tới đâu thì nhiệt độ sôi của nước vẫn là 100°C. => Câu sai C.

Đáp án: C

MỤC LỤC

Lời Nói Đầu

Chương 1. CƠ HỌC

Phần 1. Các phép đo trong cơ học - đo độ dài thể tích - khối lượng Phần 2. Lực - hai lực cân bằng - tác dụng lực trọng lực - lực đàn hồi Phần 3. Trọng lượng - khối lượng - trọng lượng riêng – khối lượng riêng Phần 4. Máy cơ đơn giản: mặt phẳng nghiêng - đòn bẩy - ròng rọc

Chương 2. NHIỆT HỌC

Phần 1. Sự nở vì nhiệt của các chất rắn - lỏng - khí và ứng dụng - nhiệt kế Phần 2. Sự nóng chảy và đông đặc

Phần 3. Sự bay hơi và ngưng tự Phần 4. Sự sôi

Phần đáp án và hướng dẫn trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Chương 1. Cơ học Chương 2. Nhiệt học

Một phần của tài liệu 360 cau trac nghiem vat ly 6 (Trang 170 - 180)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(180 trang)
w