- Tại Toà án cấp sơ thẩm
Trong quá trình giải quyết vụ án, nếu xuất hiện một trong các căn cứ tại Điều 189 BLTTDS thì Tòa án sẽ quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS. Theo quy định tại khoản 2 Điều 194 BLTTDS thì thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS thuộc về thẩm phán phân công giải quyết vụ án đó. Điều luật này không quy định rõ thẩm phán có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS trong giai đoạn nào của quá trình tố tụng, nhưng thực tế thẩm quyền này chỉ được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị xét xử. Bởi vì, theo khoản 2 Điều 210 BLTTDS thì các quyết định tại phiên tòa sơ thẩm, trong đó có quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án phải được Hội đồng thẩm phán thảo luận và thông qua tại phòng nghị án. Do vậy, có thể khẳng định tại phiên tòa sơ thẩm, thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS thuộc về Hội đồng xét xử.
Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS phải được lập thành văn bản. Mẫu, nội dung quyết định được quy định cụ thể tại Nghị quyết ssó 02/2006/NQ- HĐTP ngày 12/5/2006. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định
35
tạm đình chỉ, tòa án phải gửi quyết định đó cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.
- Tại Toà án cấp phúc thẩm
Việc tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án tại tòa án cấp phúc thẩm hiện nay được BLTTDS quy định rõ tại hai thời điểm trước phiên tòa (Điều 259) và tại phiên tòa (Điều 265). Trước khi mở phiên tòa, nếu có căn cứ tạm đình chỉ giải quyết VADS thì thẩm phán được phân công phụ trách vụ án ra có quyền ra
quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm. Tại phiên tòa, thẩm quyền này thuộc về Hội đồng xét xử sau khi đã thảo luận và thông qua tại phòng nghị án.
Quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm phải được lập thành văn bản. Mẫu, nội dung quyết định được quy định cụ thể tại Nghị quyết số 02/2006/NQ- HĐTP ngày 12/5/2006. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ, tòa án phải gửi quyết định đó cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.