Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

Một phần của tài liệu Tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự 55 (Trang 35 - 38)

3.1. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀTẠM ĐÌNH CHỈ, ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ TẠM ĐÌNH CHỈ, ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ

3.1.1. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về tạm đình chỉgiải quyết vụ án dân sự giải quyết vụ án dân sự

Theo số liệu thống kê tại Báo cáo tổng kết năm 2008 của nghành TAND thì trong số các VADS mà Tòa án đã thụ lý, số vụ án bị tạm đình chỉ trong năm tại Tòa án cấp sơ thẩm là 5539 VADS, 1278 vụ án về Hôn nhân và gia đình, 295 vụ án về kinh doanh thương mại và tuyên bố phá sản, 68 vụ án lao động. Tại cấp phúc thẩm, số vụ án bị tạm đình chỉ là 240 VADS, 281 vụ án về Hôn nhân và gia đình, 78 vụ án về kinh doanh thương mại và tuyên bố phá sản [20]. Như vậy, số liệu này cho thấy số VADS bị tạm đình chỉ chiếm tỷ lệ không nhỏ so với những vụ án được giải quyết.

Theo một số Thẩm phán mà em tiến hành hỏi ý kiến khi nghiên cứu vấn đề này thì nguyên nhân dẫn tới việc Tòa án phải ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án chủ yếu phía đương sự như nguyên đơn có yêu cầu do bận việc cá nhân, bị đơn bị ốm đau cần điều trị dài ngày, bị đơn vắng mặt hoặc cần phải đợi kết quả giải quyết giải quyết trước của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan...Như vậy,

trong một số trường hợp việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án đã vượt ra ngoài khuôn khổ quy định của Điều 189 BLTTDS

Nhìn chung, việc áp dụng các quy định của BLTTDS về tạm đình chỉ giải quyết VADS ở các Tòa án khá phổ biến và chính xác. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng các quy định này cũng nảy sinh những vướng mắc, bất cập sau:

40

- Vướng mắc về việc Toà án tạm đình chỉ hay đình chỉ giải quyết vụ án nếu bị đơn là cá nhân chết nhưng không để lại tài sản thừa kế

Trong quá trình giải quyết vụ án, nếu đương sự là cá nhân chết mà chưa có cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cá nhân đó thì Tòa án sẽ tạm đình chỉ giải quyết vụ án (khoản 1 Điều 189 BLTTDS). Nếu nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền và nghĩa vụ của họ không được thừa kế thì Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án (điểm a khoản 1 Điều 192 BLTTDS). Vậy, trong trường hợp bị đơn chết mà không có tài sản để lại thừa kế thì sẽ giải quyết như thế nào, Tòa án có ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo Điều 189 BLTTDS hay không và nếu tạm đình chỉ giải quyết vụ án thì đến khi nào vụ án mới được tiếp tục giải quyết. BLTTDS hiện nay lại không quy định vấn đề này.

Vấn đề là khi tạm đình chỉ giải quyết vụ án dù có tìm được cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng thì việc tiếp tục giải quyết vụ án dường như cũng không có ý nghĩa. Do vậy, để tránh lãng phí thời gian, công sức Tòa án cần ra luôn quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Tuy nhiên, căn cứ này hiện nay lại không được quy định trong BLTTDS. Do đó, các Tòa án không có cơ sở pháp lý để ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án trong trường hợp này.

- Vướng mắc khi vận dụng quy định về quyền của nguyên đơn đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án

Tại điểm d khoản 1 Điều 59 BLTTDS hiện nay quy định nguyên đơn có quyền đề nghị Toà án tạm đình chỉ giải quyết VADS. Tuy nhiên, Điều 189 BLTTDS lại không quy định căn cứ Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo yêu cầu của nguyên đơn và cũng không có quy định trong những trường hợp nào thì đề nghị tạm đình chỉ giải quyết vụ án của nguyên đơn được Tòa án chấp

nhận. Vấn đề đặt ra là khi đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án, nguyên đơn có bắt buộc phải dựa vào các căn cứ quy định tại Điều 189 BLTTDS hay

41

không. Do việc quy định chưa thống nhất, nên trên thực tế các Tòa án vận dụng pháp luật cũng khác nhau. Những ví dụ dưới đây sẽ minh hoạ cho thực tiễn này:

Trong vụ “tranh chấp hợp đồng vay tài sản” giữa nguyên đơn là bà Đỗ thị T và bị đơn là bà Phạm thị Y: Bà T kiện bà Y đến TAND, đòi số tiền bà Y đã vay của bà còn thiếu chưa trả là 25.000.000 đồng và lãi theo quy định của pháp luật. Tại các bản khai, bà Y thừa nhận có vay của bà T 25.000.000 đồng nhưng bà Y đã trả cho bà T trước 20.000.000 đồng, đến nay chỉ còn thiếu của bà T 5.000.000 đồng còn lại và tiền lãi. Việc trả tiền cho bà T, chính K là con trai của bà T nhận. Tòa án đã ra thông báo về phiên hòa giải và mời K tham dự với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên, trong thời gian này anh K đang ở thành phố HCM luyện thi và chuẩn bị thi đại học. Để K ổn định về mặt tinh thần và không bị phân tâm khi thi đại học, bà T đã làm đơn xin tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án để chờ K thi xong đại học sẽ tiếp tục giải quyết vụ án. Xét thấy yêu cầu này là chính đáng, Tòa án đã ra quyết định tạm đình giải quyết vụ án [29]. Như vậy, trong trường hợp này đề nghị tạm đình chỉ giải quyết vụ án của nguyên đơn được Tòa án chấp nhận.

Tuy nhiên, cũng có Tòa án không chấp nhận đề nghị của nguyên đơn mặc dù có lý do chính đáng, nên đã không ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Ví dụ, vụ án kiện đòi tài sản giữa ông Nguyễn Đinh Th với bị đơn là Trần Đình K. Do ông Th phải đi công tác xa đột xuất trong thời gian một tháng, sau đó lại bị ốm đau nặng. Gia đình ông Th có đơn đề nghị Tòa án tạm dừng giải quyết vụ án. Tòa án biết tình trạng sức khỏe của ông Th là sự thật nhưng không có căn cứ để ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Ngày cuối cùng của thời hạn chuẩn bị xét xử, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 192 BLTTDS. Sau khi ông Th chữa khỏi bệnh thì đã hết thời hiệu khởi kiện [30]. Ta thấy rằng, rõ ràng nếu đề nghị của nguyên đơn là chính đáng mà Tòa án không chấp nhận sẽ dẫn tới kết quả không có lợi cho nguyên đơn. Cũng có nhiều Tòa án khi nguyên đơn đề nghị tạm ngừng việc giải quyết vụ án mặc dù đề nghị của nguyên đơn không có lý do chính đáng

42

nhưng Tòa án cũng tạm đình chỉ và trong quyết định tạm đình chỉ, Thẩm phán chỉ ghi “theo đề nghị của nguyên đơn” việc này sẽ dẫn tới tình trạng và do đó vụ án sẽ bị kéo dài. Để tránh tình trạng áp dụng không thống nhất như trên,

BLTTDS cần có sự sửa đổi và hướng dẫn cụ thể.

Điều 13 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS hiện nay đã mở rộng quyền đề nghị Toà án tạm đình chỉ giải quyết vụ án đối với các đương sự nhưng lại không quy định về căn cứ mà Toà án có thể chấp nhận yêu cầu này của đương sự. Do vậy, việc hướng dẫn cụ thể về vấn đề này là cần thiết.

Một phần của tài liệu Tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự 55 (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w