Hậu quả pháp lý tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

Một phần của tài liệu Tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự 55 (Trang 32)

Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS chỉ làm tạm ngừng quá trình tố tụng trong một thời gian nhất định chứ không phải làm dừng hẳn hoạt động giải quyết vụ án. Do vậy, sau khi có quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS, Tòa án không xóa tên vụ án bị tạm đình chỉ giải quyết trong sổ thụ lý mà chỉ ghi chú vào sổ thụ lý số, ngày, tháng, năm của quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án đó. Tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được gửi tại kho bạc Nhà nước và được xử lý khi Tòa án tiếp tục giải quyết VADS.

Theo khoản 3 Điều 190 BLTTDS thì quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS ở cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật ngay mà có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Theo hướng dẫn tại Mục II. 9 Nghị quyết số 02/2006/NQ- HĐTP ngày 12/5/2006 thì quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS cũng có thể bị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm trong trường hợp hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị mới có khiếu nại, kiến nghị nếu tòa án cấp sơ thẩm xét thấy quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS là đúng và vẫn giữ

36

nguyên, thì khiếu nại, kiến nghị đối với quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS phải được xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm. Đối với quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm thì có hiệu lưc pháp luật ngay, các đương sự không có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát không có quyền kháng nghị đối với quyết định này.

Do quyết định tạm đình chỉ tạm thời làm gián đoạn quá trình giải quyết vụ án trong một thời gian nhất định. Đến khi lý do cho việc tạm đình chỉ không còn thì Tòa án sẽ tiếp tục giải quyết VADS.

Một phần của tài liệu Tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự 55 (Trang 32)