Hậu quả pháp lý của đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

Một phần của tài liệu Tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự 55 (Trang 33 - 35)

Quyết định đình chỉ giải quyết VADS làm chấm dứt hoàn toàn mọi hoạt động tố tụng. Tòa án ngừng hẳn việc giải quyết vụ án.

- Tại Tòa án cấp sơ thẩm

Khi quyết định đình chỉ giải quyết VADS có hiệu lực pháp luật, các đương sự không thể khởi kiện lại để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án một lần nữa nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp. Tuy nhiên, khoản 1 Điều 193 BLTTDS cũng

quy định một số ngoại lệ theo đó các đương sự vẫn có thể khởi kiện lại một vụ án mới mặc dù trước đó đã bị đình chỉ giải quyết vụ án. Đó là các trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện, không có quyền khởi kiện, nguyên đơn được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt hoặc đã có quyết định của Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mà vụ án đang giải quyết liên quan đến nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó.

Tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được sung vào công quỹ nhà nước, nếu Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết VADS theo quy định tại khoản 1 Điều 192 BLTTDS. Nếu Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết VADS theo quy định tại khoản 2 Điều 192 BLTTDS thì tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được trả lại cho người đã nộp trước đó (Điều 193 BLTTDS).

Quyết định đình chỉ giải quyết VADS trong thủ tục sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật ngay mà có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị theo quy định tại khoản 2 Điều 245 BLTTDS nếu không bị kháng cáo, kháng nghị thì quyết định đình chỉ giải quyết VADS đó có hiệu lực pháp luật và làm chấm dứt tố tụng. Quyết định này vẫn có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ.

38

- Tại Tòa án cấp phúc thẩm và thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm

Quyết định đình chỉ giải quyết VADS ở Tòa án cấp phúc thẩm đồng nghĩa với việc hủy bản án, quyết định sơ thẩm và chấm dứt tố tụng. Tuy nhiên, cần phân biệt hậu quả pháp lý của đình chỉ giải quyết vụ án ở Toà án cấp phúc thẩm và đình chỉ xét xử phúc thẩm.

Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm chỉ làm chấm dứt trình tự tố tụng phúc thẩm mà không làm chấm dứt các quyền, nghĩa vụ về nội dung nên bản án, quyết định sơ thẩm vẫn có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, khoản 2 Điều 260 BLTTDS chỉ quy định về hiệu lực pháp luật của bản án, quyết định sơ thẩm trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 260 BLTTDS. Vậy khi Tòa án cấp phúc thẩm đình chỉ xét xử phúc thẩm theo căn cứ tại điểm a, c khoản 1 Điều 260 BLTTD thì hậu quả pháp lý ra sao, BLTTDS lại không quy định.

Theo nguyên tắc chung, quyết định hay bản án phúc thẩm đình chỉ giải quyết VADS cũng như những bản án, quyết định phúc thẩm khác sẽ có hiệu lực

pháp luật ngay. Đương sự không có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát không có quyền kháng nghị. Tuy nhiên, nếu có căn cứ quyết định này vẫn có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

Theo quy định tại Điều 297 và Điều 309 BLTTDS thì Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm sẽ huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị và đình chỉ việc giải quyết vụ án khi có căn cứ theo Điều 192 BLTTDS. Quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm về huỷ án và đình chỉ giải quyết VADS có hiệu lực pháp luật ngay.

39

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự 55 (Trang 33 - 35)