Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

Một phần của tài liệu Tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự 55 (Trang 38 - 42)

quyết vụ án dân sự

Theo số liệu thống kê tại Báo cáo tổng kết năm 2008 của nghành TAND thì trong số các VADS mà Tòa án đã thụ lý, số vụ án bị đình chỉ trong năm tại Tòa án cấp sơ thẩm là 13890 VADS, 12628 vụ án về Hôn nhân và gia đình, 987 vụ án về kinh doanh thương mại và tuyên bố phá sản, 398 vụ án lao động. Tại cấp phúc thẩm, số vụ án bị tạm đình chỉ là 515 VADS, 21 vụ án về kinh doanh thương mại và tuyên bố phá sản, 19 vụ án về lao động [20].

Như vậy, qua số liệu trên ta thấy rằng số VADS bị đình chỉ chiếm tỷ lệ không nhỏ so với những vụ án được giải quyết, đặc biệt là các vụ án liên quan đến tranh chấp dân sự và Hôn nhân và gia đình. So với số vụ án bị tạm đình chỉ thì số vụ án bị đình chỉ lớn hơn rất nhiều. Việc nghiên cứu thực tiễn cũng cho thấy nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án là do nguyên đơn rút đơn khởi kiện và được Tòa án chấp nhận, nguyên đơn được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, sự việc chưa đủ điều kiện khởi kiện...v.v.

Nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của BLTTDS về đình chỉ giải quyết VADS tại các Toà án cho thấy những bất cập, vướng mắc sau đây:

- Về vận dụng căn cứ nguyên đơn, bị đơn chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế (điểm a Khoản 1 Điều 192)

43

cho rằng trường hợp “nguyên đơn, bị đơn chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế” được hiểu là nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà

không có người thừa kế tham gia tố tụng. Chẳng hạn, A kiện B đòi căn nhà B đang ở, sau khi Tòa án thụ lý vụ án B chết mà không có người thừa kế. Trong trường hợp này, nhiều Tòa án theo vận dụng theo cách hiểu trên đã căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 192 BLTTDS để ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án [24].

Việc Tòa án ra quyết định trong trường hợp nêu trên là không đúng với tinh thần của BLTTDS. Bởi căn cứ “nguyên đơn, bị đơn chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế” phải được hiểu theo hướng là các quan hệ nhân thân như đã phân tích tại Chương 1 và Chương 2. Theo đó, các quyền, nghĩa vụ này là quyền, nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của đương sự đã chết đó và không được phép chuyển giao cho người thừa kế. Do vậy, quy định này chỉ được áp dụng trong trường hợp quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn không được thừa kế.

- Về vấn đề đình chỉ vụ án nếu Toà án có thẩm quyền đã thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hoặc đã có quyết định mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã

Theo quy định tại điểm g khoản 1 điều 192 BLTTDS thì Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết vụ án nếu một bên đương sự trong vụ án là doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Phá sản thì sau khi Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản thì Tòa án cho phép doanh nghiệp, hợp tác xã tiến hành thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh. Nếu doanh nghiệp, hợp tác xã không phục hồi được hoạt động kinh doanh và không thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ yêu cầu thì Tòa án ra quyết định mở thủ tục thanh lí tài sản. Khi đó VADS chấm dứt hoàn toàn. Nhưng trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã phục hồi được hoạt động kinh doanh thì theo quy định tại Điều 76, Điều 77 Luật Phá sản và hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP thì sau khi Tòa án ra quyết

44

định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì VADS đã bị đình chỉ trước đó lại được tiếp tục giải quyết theo thủ tục chung. Nghĩa là thủ tục tố tụng chưa thực sự chấm dứt.

định đình chỉ giải quyết vụ án. Tuy nhiên, nếu ra quyết định đình chỉ trong khi thủ tục tố TTDS chưa chấm dứt hoàn toàn, điều này không đúng với bản chất của đình chỉ giải quyết vụ án là quá trình tố tụng bị dừng lại vĩnh viễn. Một vấn đề đặt ra nữa là, khi Tòa án có thẩm quyền tiếp tục giải quyết VADS theo thủ tục chung do doang nghiệp, hợp tác xã đã phục hồi được hoạt động kinh doanh thì đương sự có cần khởi kiện lại hay không. Quan điểm thứ nhất cho rằng Tòa án sẽ tiếp tục giải quyết vụ án mà không cần đương sự làm đơn khởi kiện lại. Theo quan điểm thứ hai thì, do khoản 2 Điều 193 quy định tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được sung vào công quỹ Nhà nước khi Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết VADS theo khoản 1 Điều 192 BLTTDS. Do vậy, trong trường hợp này đương sự phải làm đơn khởi kiện lại và nộp tiền tạm ứng án phí cho lần khởi kiện này. Nếu theo quan điểm thứ hai thì sẽ ảnh hưởng tới quyền lợi của đương sự, vì đương sự hoàn toàn không có lỗi trong việc đình chỉ giải quyết vụ án mà tiền tạm ứng án phí vẫn bị sung công quỹ Nhà nước. Do

BLTTDS và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS chưa có quy định rõ ràng và cũng chưa có hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền nên thực tiễn áp dụng quy định này các Tòa án hết sức lúng túng. Do vậy, quy định này cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

- Về căn cứ nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt (điểm e khoản 1 Điều 192 BLTTDS)

Theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 192 thì Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết vụ án khi nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt. Việc áp dụng quy định trên của BLTTDS trong thực tiễn tại các Tòa án cũng vẫn còn có sự sai sót. Chẳng hạn như trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án vì lý do nguyên đơn đã được triệu tập

45

hợp lệ đến lần thứ hai trong khi chưa có căn cứ xác định đương sự đã nhận được giấy triệu tập hợp lệ hay chưa [21].

Ngoài ra, các quy định của BLTTDS cũng còn có những hạn chế nhất định. Chẳng hạn như BLTTDS chưa quy định về phương án xử lý trong trường hợp nguyên đơn vắng mặt trong vụ án có nhiều nguyên đơn, mà mỗi nguyên đơn lại có yêu cầu độc lập với bị đơn hoặc trong vụ án có yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Nếu một

trong các nguyên đơn vắng mặt, các nguyên đơn khác đều có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án, Tòa án sẽ giải quyết ra sao.

Nếu như nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, Tòa án không phải giải quyết yêu cầu của nguyên đơn nữa nhưng vẫn có yêu cầu của nguyên đơn khác (trong vụ án có nhiều nguyên đơn), yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan và các đương sự đã nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm đối với các yêu cầu này. Nếu chỉ vì một nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt mà Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án sẽ ảnh hưởng đến việc bảo vệ quyền lợi của các nguyên đơn khác và không đảm bảo sự bình đẳng giữa các đương sự.

Một vấn đề nữa là, mặc dù khoản 2 Điều 61 BLTTDS quy định người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập thì có các quyền nghĩa vụ của nguyên đơn. Nhưng trong trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập rút yêu cầu độc lập của mình thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu độc lập của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan nếu nguyên đơn và bị đơn đồng ý. Tuy nhiên, trường hợp nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án mà không cần bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đồng ý. Các quy định này không đảm bảo sự bình đẳng giữa các đương sự [31]. Từ những bất cập

46

đó, kiến nghị BLTTDS cần được sửa đổi, bổ sung và có hướng dẫn cụ thể của các cơ quan có thẩm quyền về vấn đề này.

- Vướng mắc về quy định tại khoản 2 Điều 192 BLTTDS

Trong Báo cáo tổng kết 5 năm thi hành BLTTDS của TANDTC có đưa ra một số vướng mắc về khoản 2 Điều 192, cụ thể: Trường hợp người có quyền, nghĩa vụ liên quan do Tòa án đưa vào tham gia tố tụng nhưng chưa biết được địa chỉ của họ thì Tòa án có quyền yêu cầu nguyên đơn cung cấp địa chỉ của họ hay không. Nếu nguyên đơn không cung cấp địa chỉ và Tòa án không tìm được địa chỉ của họ thì giải quyết như thế nào. Có thuộc trường hợp đình chỉ, trả lại đơn khởi kiện theo khoản 2 Điều 192 BLTTDS hay không. Thực tế xảy ra trường hợp nguyên đơn khởi kiện đã ghi đúng và đầy đủ địa chỉ của bị đơn, sau khi thụ

lý vụ án, Tòa án đến địa chỉ do nguyên đơn cung cấp nhưng bị đơn đã đi khỏi địa phương trước khi thụ lý vụ án 1 tháng nhưng không thông báo tạm vắng, không biết địa chỉ của họ ở đâu. Trường hợp này giải quyết theo cố tình dấu địa chỉ nhằm trốn tránh nghĩa vụ hay đình chỉ giải quyết vụ án theo khoản 2 Điều 192 và trả lại đơn.

Trong Báo cáo một số vướng mắc tại Hội nghị tổng kết nghành TAND năm 2010 của TAND Thành phố Hà Nội có nêu trường hợp vụ án đã thụ lý, do có yếu tố nước ngoài nên Tòa án tạm đình chỉ theo Nghị Quyết số 58 NQ- UBTVQH. Sau này vụ án được tiếp tục giải quyết theo nghị quyết số 1037 NQ- UBTVQH và Tòa án áp dụng BLTTDS để ra quyết định đình chỉ vì đương sự không cung cấp được địa chỉ của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đang cư trú tại nước ngoài.

Vấn đề này hiện nay có hai quan điểm khác nhau: Quan điểm thứ nhất cho rằng, Tòa án nên căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 168, khoản 2 Điều 192 và khoản 3 Điều 193 BLTTDS, ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, xóa sổ thụ lý vụ án, trả đơn khởi kiện, tài liệu chứng cứ kèm theo và tiền tạm ứng án phí cho đương sự. Theo quan điểm thứ hai thì Tòa án phải yêu cầu nguyên đơn sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện trong một thời hạn nhất định theo quy định tại khoản

47

1 Điều 169 BLTTDS, nếu hết thời hạn đó mà nguyên đơn không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện thì Tòa án cấp sơ thẩm trả lại đơn khởi kiện và xóa sổ thụ lý theo quy định tại khoản 2 Điều 169 BLTTDS. Đồng thời hướng dẫn họ thực hiện việc thông báo tìm tin tức, địa chỉ của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

Vấn đề này trước đây đã được nêu trong Tham luận của Tòa dân sự TANDTC tại Hội nghị triển khai công tác ngành Tòa án năm 2008 đã nêu và có ý kiến, nhưng không được kết luận nên các Tòa án vẫn chưa thống nhất nhận thức, dẫn đến tình trạng Thẩm phán không biết giải quyết theo hướng nào để đảm bảo an toàn cho bản án, quyết định khi ban hành [22]. Do vậy, các cơ quan có thẩm quyền cần có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.

Một phần của tài liệu Tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự 55 (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w