Xuất chiến lược

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chiến lược Marketing của công ty CP PepsiCo Việt Nam Quản trị Marketing 2021 (Trang 25 - 27)

1. Ma trận BCG và ANSOFF của công ty SuntoryPepsiCo

1.1.2 xuất chiến lược

a. Nước ngọt có ga – SBU1 (Cash cow)

Thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm để duy trì vị trí vững mạnh của SBU này để sử dụng hiệu quả của nó nuôi dưỡng các SBU khác bên cạnh còn tạo được sự mới lạ tránh gây nhàm chán và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Ở thời điểm SBU1 vẫn còn đem lại dòng tiền tốt thì doanh nghiệp nên tính đến các chiến lược tiếp theo cho SBU. Ví dụ như tăng thêm các đặc điểm, mới cho sản phẩm, tăng thêm các loại sản phẩm đẩy, kéo, đỡ để đưa SBU về ô ngôi sao, chạy lại một chu kỳ vòng đời mới của sản phẩm như nước ngọt có ga hương trái cây không calo,…

Nếu xét thấy không thể đưa SBU1 quay trở lại ô ngôi sao thì doanh nghiệp cần sớm chuẩn bị cho giai đoạn thoái trào của sản phẩm, chuyển sang ô con chó. Nếu chắc chắn rằng SBU1 chắc chắn chuyển sang ô con chó, Doanh nghiệp cần tính toán sớm tới việc kết thúc sớm vòng đời sản phẩm và tập trung chi phí phát triển, marketing cho các sản phẩm mới.

b. Nước tăng lực – SBU2 (Star)

Chiến lược duy trì là thích hợp với việc đầu tiên là ổn đinh sản phẩm, giữ gìn thị phần hiện có. Chiến lược đưa ra là: ổn định sản phẩm. Mục tiêu vững chỗ đứng hiện tại.

Pepsi đã sử dụng chiến lược thọc sườn và tạo sự khác biệt hóa trong cạnh tranh bằng sản phẩm Sting dâu. Bằng việc đầu tư quảng cáo dày đặc trên các phương tiện

19

mạng, trình chiếu khung giờ vàng. Ngoài ra, Sting dâu đỏ mang lại cho người dùng một nhận thức hoàn toàn mới: “Nước tăng lực không chỉ có màu vàng” như Number One của công ty đối thủ.

SBU2 nằm trong khu vực này đang có lợi thế cạnh tranh tốt, có khả năng phát triển tốt và có thể nổi bật trên thị trường. Tuy nhiên, để SBU2 này kiếm được tiền thì doanh nghiệp phải cân đối tốt giữa doanh thu và chi phí. Đã có nhiều trường hợp thị phần và lợi nhuận tốt nhưng không đem lại lợi nhuận như mong muốn.

c. SBU3 – Nước uống đóng chai (Questionmark)

Thực hiện chiến lược mở rộng đầu tư cho sản xuất nước khoáng. Đầu tư xây dựng thêm nhà náy để tăng công suất sản xuất sản phẩm. Tranh thủ quy mô sản xuất lớn để hạ giá thành, duy trì lợi thế về mặt giá bán sản phẩm.

Dễ thấy lợi thế và kỳ vọng của sản phẩm trong giai đoạn này là tỉ lệ tăng trưởng cao chứ không phải là lợi nhuận cao, kiếm được nhiều tiền. SBU3 nằm ở ô dấu hỏi có khả năng trở thành ô ngôi sao nếu tỉ lệ tăng trưởng giúp SBU3 đạt đến mức thị phần mục tiêu của công ty, và ngược lại nếu SBU không đạt được mức thị phần tốt, khả năng cạnh tranh thấp thì sẽ rơi vào ô con chó và thoái trào, kết thúc vòng đời của một SBU.

Với mục tiêu nhận thức người tiêu dùng về sự tinh khiết. Pepsi có các chiến lược Marketing như: Mời Kols Thanh Hằng - 1 trong những người mẫu nổi tiếng với đời tư trong sạch phù hợp với hình tượng tinh khiết của Aquafina. Với khẩu hiệu “Aquafina - 4 chai 2 lít nước mỗi ngày”

Tham gia chương trình tài trợ về thời gian Aquafina Vietnam International Fashion Week: tầm nhìn xa cho thời trang Việt.

 Nhờ vào việc tích cực làm nhà tài trợ vào các chương

trình lớn, tầng suất xuất hiện nhiều nên và chiến lược Kols đúng với tính chất sản phẩm. Aquafina đã lần lượt được biết đến và tinh dùng sử dụng.

d. SBU4 và SBU5 (Questionmark)

Vì vậy đối với các SBU này, doanh nghiệp cần áp dụng chiến lược ' Buid ' (xây dựng) có nghĩa là doanh nghiệp cần tập trung vào mục tiêu củng cố chất lượng sản phẩm và tăng trưởng thị phần. Đôi khi phải hy sinh lợi nhuận trước mắt để nhắm tới mục tiêu dài hạn.

20

Tuy nhiên chiến lược đầu tư phát triển sản phẩm mới đòi hỏi phải có số vốn đầu tư lớn, tạo ra được sản phẩm với giá bán cạnh tranh bên cạnh đó cần có chiến lược marketing hợp lý.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chiến lược Marketing của công ty CP PepsiCo Việt Nam Quản trị Marketing 2021 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)