Ma trận Ansoff của SuntoryPepsiCo Việt Nam

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chiến lược Marketing của công ty CP PepsiCo Việt Nam Quản trị Marketing 2021 (Trang 27 - 29)

1. Ma trận BCG và ANSOFF của công ty SuntoryPepsiCo

1.2.1 Ma trận Ansoff của SuntoryPepsiCo Việt Nam

- Các sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp: Nước khoáng đóng chai Aquafina, nước tăng lực Sting, Trà ô long Tea+ Plus, Nước ngọt có ga Pepsi, Mirinda… - Thị trường hiện tại: Thị trường trong nước và các tỉnh thành.

- Các sản phẩm tiềm năng của doanh nghiệp: Nước giải khát vị lúa mạch All Free, Pepsi Blackpink, Pepsi hương cà phê.

- Thị trường tiềm năng: Khắp các vùng nông thôn và các nước lân cận. • Ma trận Ansoff của Suntory PepsiCo Việt Nam:

21

Sản phẩm Thị trường

Sản phẩm hiện tại Sản phẩm mới

Thị trường hiện tại

Thâm nhập sâu vào thị trường

Pepsi, Aquafina, Sting, Trà lipton, Mirinda, Trà Ô long

Phát triển sản phẩm

Goodmood, Pepsi Hương chanh, Pepsi BlackPink, Sting vàng nhân sâm

Thị trường mới

Phát triển thị trường

Boss Cafe, Sting dâu

Đa dạng hóa

Nước uống All Free, Pepsi Cafe

Hình 8 - Ma trận Ansoff của PepsiCo

Phân tích các chiến lược:

Chiến lược thâm nhập sâu vào thị trường: Đối với các sản phẩm như Pepsi truyền thống, Aquafina, Sting, Trà Ô long, 7up được phân phối trên khắp 64 tỉnh thành với hơn 3000 điểm bán lẻ đã có các chiến lược thâm nhập như:

- Chiến lược giá là chọn chiến lược định giá sản phẩm mới tương đối thấp nhằm thâm nhập thị trường, với hi vọng rằng sẽ thu hút được một số lượng lớn khách hàng và đạt được một thị phần lớn. Dùng định giá chiếc khấu và định giá theo sản phẩm chọn lọc

- Chiến lược chiêu thị: “Uống một lon Pepsi là dành 50 đồng ủng hộ đồng bào lũ lụt”. Và quảng cáo rầm rộ, các chương trình uống nước Pepsi miễn phí tại các điểm công cộng như trường học, đại học, bệnh viên, các hội chợ thương mại,...

- Pepsi kết hợp với nhiều đối tác kinh doanh như KFC, Lotteria, Rạp chiếu phim, các nhà phân phối, các nhà bán lẻ như cửa hàng tạp hóa, chợ để tăng độ nhận diện sản phẩm và ngày càng được nhiều người yêu thích.

- Phát triển thị trường: Để phù hợp với nhu cầu về hương vị, PepsiCo đã cho ra đời Sting dâu để tăng phân khúc thị trường. Bên cạnh đó, với một đất nước

22

đặc sản cà phê, Boss Cafe ra đời, mang trong mình sứ mệnh trở thành sản phẩm “đúng điệu” theo tiêu chuẩn của khách hàng.

- Phát triển sản phẩm: PepsiCo liên tục phát triển sản phẩm từ hương vị đến hình thức bên ngoài vô cùng bắt vị và bắt mắt như Pepsi hương chanh, Pepsi Blackpink. Với chiến lược phát

triển sản phẩm, Pepsi vừa thỏa mãn nhu cầu ngày càng khó khăn của khách hàng, bên cạnh đó còn đem lại niềm vui thích sở hữu sản phẩm như bộ sưu tập Blackpink.

- Đa dạng hóa: Với sức cạnh tranh ngày càng lớn của các thương hiệu, PepsiCo không ngừng cải biên, đổi mới, sáng tạo ra những sản phẩm đáp ứng xu thế của thị trường. Việc sử dụng nước giải khát có cồn hiện nay đang hạn chế ở Việt Nam, vì vậy PepsiCo đã có một sản phẩm thay thế hết sức linh hoạt và “hợp thời” là nước giải khát vị lúa mạch All Free. Bên cạnh đó, sản phẩm kết hợp giữa Pepsi và Cafe chưa về đến thị trường Việt Nam nhưng hứa hẹn sẽ là một sản phẩm bùng nổ trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chiến lược Marketing của công ty CP PepsiCo Việt Nam Quản trị Marketing 2021 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)