1,29 3: Hệ số hiệu chỉnh trọng lượng riêng của khó
THUYẾT MINH BỐ TRÍ NHÀ MÁY 5.1 Những yêu cầu chính.
5.1 Những yêu cầu chính.
Những gian nhà đặt các máy chính và các thiết bị phụ của nó gọi là ngôi nhà chính của nhà máy nhiệt điện.Việc bố trí,sắp đặt cùng các công trình xây dựng liên quan với nhau gọi là bố trí ngôi nhà chính của nhà máy.
Việc bố trí ngôi nhà chính rất quan trọng,nó ảnh hưởng đến vận hành,lắp ráp và sửa chữa các thiết bị của nhà máy đồng thời nó ảnh hưởng đến vốn đầu tư trong xây dựng và ảnh hưởng đến giá thành sản xuất điện năng.Do đó lựa chọn phương án bố trí nhà máy phải căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của từng nhà máy, nhưng tất cả phương án bố trí phải tuân theo các yêu cầu sau.
-Vận hành các thiết bị tin cậy,an toàn,thuận tiện và kinh tế.
- Điều kiện lao động tối ưu cho nhân viên, đảm bảo các điều kiện vệ sinh môi trường trong nhà máy cũng như khu vực xung quanh.
- Liên quan đến công nghệ giữa ngôi nhà chính và các thiết bị được thuận lợi. - Chi phí cực tiểu cho xây dựng nhà máy và thuận tiện khi sửa chữa các thiết bị. - Có thể mở rộng nhà máy điện.
Chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật của việc bố trí ngôi nhà chính là suất thể tích xây dựng của nó đối với 1KW công suất trang bị. Đối với nhà máy điện hiện đại chỉ tiêu này là 0,6- 0,7m3/Kw,suất thể tích xây dựng này phụ thuộc vào độ sít sao của việc bố trí thiết bị, mức độ lộ thiên của nó,sơ đồ nhiệt của nhà máy,dạng nhiên liệu sử dụng và công suất đơn vị của tổ máy.
Những yêu cầu trên cần phải cụ thể hóa như sau:
-Để làm việc chắc chắn bơm cấp phải đảm bảo cao hơn cột hút của nó. Muốn vậy bình khử khí phải đặt cao hơn bơm cấp từ 15- 25m. Để tránh hiện tượng tắc nguyên liệu,vách phểu than cần phải có độ nghiêng đủ. Những thiết bị có thể nổ của hệ thống, chuẩn bị bột than đặt ngoài trời.
- Diện tích phục vụ thiết bị và bảng điều khiển khối cần phải bố trí cùng độ cao để tránh dùng cầu thang. Van và các dụng cụ đo lường cần phải bố trí thành cụm ở những chỗ dễ tới và được chiếu sáng tốt, cố gắng để ở độ cao phục vụ còn gọi là cột phục v. Giữa các thiết bị cần phải có lối đi đủ rộng. Thiết bị cần phải bố trí theo sự lien tục của quá trình công nghệ với đường dẫn ngắn nhất. Điều đó làm giảm tổn thất năng lượng và nhiệt khi vận chuyển môi chất (lò hơi và tuabin,bơm tuần hoàn và bình ngưng,bình khử khí và bơm cấp…).
- Phải đảm bảo chiếu sáng tự nhiên và thông gió tất cả các chỗ làm việc. Ống khói phải đủ cao để đảm bảo nồng độ cho phép của các chất độc hại ở khu vực chung quanh nhà máy.
- Gian tuabin cần phải đặt gần nguồn nước. Công nghệ nhiên liệu và hệ thống thải xỉ phải bố trí gần gian lò hơi, lò hơi phải quay đuôi về phía ống khói.
- Bố trí thiết bị sao cho điện tự dung và chiều dài cáp là nhỏ nhất. Để thuận tiện cho việc sửa chữa lắp ráp thì cần phải có diện tích để lắp ráp và sửa chữa. Đặt đầu trục,đường sắt và thang máy cho người và vật nặng.
- Hiện nay người ta bố trí nhà máy và lò hơi song song nhau. Ưu việt của bố trí này là chiều dài của ống dẫn. Suất thể tích xây dựng và quá trình xây dựng phần ngôi nhà chính sẽ nhỏ và rất thuận lợi cho vận hành.
5.2. Gian máy.
Tuabin và các thiết bị phụ của nó như: Bình ngưng,bơm nước ngưng,nước đọng,bơm cấp áp,Ejectơ. Các bình gia nhiệt,hồi nhiệt…
Việc bố trí chủ yếu là nguyên cứu cách bố trí máy móc và thiết bị. Xác định vị trí tương đối của Tuabin,máy phát,sắp xếp các thiết bị phụ tùng tương ứng với kiến trúc của gian máy đảm bảo vận hành thuận lợi,diện tích tháo lắp sửa chữa hợp lý.
Có hai cách bố trí Tuabin trong gian máy đó là bố trí dọc còn gọi là đặt dọc và bố trí ngang còn gọi là đặt ngang.