Các tiêu chí đánh giá chất lượng cho vay đối với Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hoàng mai (Trang 27 - 31)

❖ Quy mô cho vay

Quy mô cho vay =

Quy mô cho vay của một NHTM quyết định đến quy mô khối lượng tín dụng mà ngân hàng đó có thể phát ra, ảnh hưởng đến mức độ rủi ro mà Ngân hàng có thể chấp nhận. Một ngân hàng có quy mô lớn, có thể phát ra khối lượng tín dụng lớn với kỳ hạn dài nhưng kèm theo đó là rủi ro cũng nhiều hơn

❖ Chỉ tiêu nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu

Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi khó khăn, có nguy cơ mất vốn. Tỷ lệ này cho biết trong 100 đồng tổng dư nợ thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu, vì vậy tỷ lệ nợ xấu là một tiêu chí cơ bản để đánh giá chất lượng cho vay. Tình trạng nợ xấu của các NHTM luôn là vấn đề nóng, nợ xấu tăng nhanh và thực sự là mối đe dọa đến an ninh hệ thống ngân hàng. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế vĩ mô xấu đi, hoạt động sản xuất kinh doanh trì trệ, thì cũng là lúc nợ xấu phát sinh. Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao chứng tỏ chất lượng cho vay của ngân hàng đó thấp, và lúc này phải xem xét lại hoạt động tín dụng.

❖ Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế

Tỷ lệ dư nợ ngành =

Nhìn vào công thức trên ta thấy cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế thể hiện mức độ tài trợ vốn của ngân hàng đối với từng ngành kinh tế là thấp hay cao để có thể điều chỉnh phù hợp và đúng định hướng phát triển của ngân hàng. Nếu tỷ trọng dư nợ của một ngành nào đó cao, chứng tỏ ngân hàng đang tập trung đầu tư, phát triển ngành đó

Nếu ngành đó là ngành mũi nhọn, có tiềm năng phát triển tốt, mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng, thì cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế đó là phù hợp, đúng đắn, sẽ nâng cao chất lượng cho vay của ngân hàng.

Nếu một ngành kinh tế không phải là ngành mà ngân hàng chú trọng hướng tới trong chính sách, chiến lược phát triển nhưng lại có tỷ trọng dư nợ của ngành đó quá

cao thì chứng tỏ ngân hàng đang cơ cấu theo ngành kinh tế chưa phù hợp, ngân hàng cần phải cơ cấu lại nguồn vốn vay đầu tư, chảy vào đúng nơi và mang lại hiệu quả cao, tránh rủi ro

❖ Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn

Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn =

Tỷ lệ dư nợ trung dài hạn =

Dựa vào cơ cấu theo kỳ hạn có thể đánh giá được chất lượng cho vay, mức độ cho vay, tài trợ của Ngân hàng. Một NHTM nếu cho vay trung dài hạn quá lớn thì chất lượng tín dụng thấp, tuy nhiên nếu tỷ lệ cho vay trung dài hạn quá nhỏ lại thể hiện khả năng cho vay của Ngân hàng không tốt, mức độ rủi ro cao, dễ hình thành nợ xấu khó thu hồi. Chính vì vậy, các Ngân hàng cần phải có tỷ lệ dư nợ theo kỳ hạn phù hợp, mỗi giai đoạn cần có sự điều chỉnh, tính toán sao cho tỷ lệ dư nợ theo thời lỳ hợp lý với định hướng phát triển của Ngân hàng, có thể phản ánh tốt kết quả kinh doanh, nâng cao chất lượng cho vay

❖ Cơ cấu dư nợ theo loại tiền

Tỷ trọng dư nợ theo loại tiền =

Tỷ trọng dư nợ theo loại tiền phản ánh mức dư nợ của một loại tiền cho vay trên tổng dư nợ cho vay. Các Ngân hàng thường có tỷ trọng dư nợ theo nội tệ cao hơn ngoại tệ rất nhiều, điều này cho thấy dư nợ cho vay theo loại tiền của Ngân hàng sẽ ít bị biến động bởi những chính sách tiền tệ, tỷ giá các nước giúp giảm thiểu rủi ro trong cho vay. Dựa vào chi tiết này, chúng ta có thể đánh giá chất lượng cho vay của một Ngân hàng có tốt hay không và mức độ rủi ro của các khoản vay

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hoàng mai (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w