Quy trình cho vay KHDN tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hoàng mai (Trang 48)

Nam tại Chi nhánh Hoàng Mai

Bước 1: Tìm kiếm và tiếp cận khách hàng

- Tìm kiếm, tiếp cận khách hàng thông qua các kênh tiếp cận và nguồn tìm kiếm theo định hướng của khối KHDN

- Tiếp nhận nhu cầu và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp tín

dụng

Lưu ý cán bộ quan hệ khách hàng trao đổi với khách hàng để dễ tìm hiểu tư cách pháp lý của khách và tư cách người đại diện để xác định người đủ thẩm quyền kí kết các giao dịch tín dụng đối với NHCT, người cấp đủ quyền phê duyệt giao dịch tín dụng với NHCT

Bước 2: Tiếp cận và kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp tín dụng

- Thu thập và tiếp nhận hò sơ khách hàng cung cấp đảm bảo đầy đủ, hợp lệ và trung thực. Khi hồ sơ chưa đáp ứng đủ nhu cầu, cán bộ QHKH cần tập hợp tất cả các nội dung yêu cầu bổ sung, sửa đổi trong một lần tránh yêu cầu bổ sung sửa đổi nhiều lần

- Ghi nhận thời gian tiếp nhận hồ sơ khách hàng (ký giao nhận hồ sơ vào bản danh mục hồ sơ tín dụng tiếp nhận, ghi cụ thể tên hồ sơ, loại hồ sơ, hẹn thời gian phản hồi với khách hàng)

- Xác định khách hàng có thuộc đối tượng hạn chế hoặc không cấp tín dụng theo chính sách, định hướng cấp tín dụng của NHCT trong từng thời kỳ hay không - Vấn tin trên các hệ thống (hệ thống quản lý thông tin khách hàng VCRM…), nếu khách hàng thuộc danh sách cảnh báo sớm, danh sách khách hàng đen hoặc danh sách khách hàng bị cấm vận theo quy định phòng chống rửa tiền của NHCT báo cáo lãnh đạo phòng để có ứng xử tín dụng phù hợp

- Tra thông tin CIC của khách hàng để có thêm thông tin thẩm định

- Thẩm định thực tế khách hàng tại trụ sở, địa điểm SXKD, cung cấp dịch vụ của khách hàng ngay trong lần tiếp cận đầu tiên hoặc trong lần hẹn gặp khách hàng tiếp theo

Đối với khách hàng mới với các nhu cầu tín dụng trên 3 tỷ VNĐ (hoặc ngoại tệ quy đổi tương đương) yêu cầu bắt buộc trưởng/phó phòng KHDN hoặc Giám đốc/Phó giám đốc Chi nhánh thẩm định thực tế khách hàng cùng cán bộ QHKH

- Cung cấp toàn bộ hồ sơ, thông tin thẩm định thực tế cho cán bộ thẩm định

Bước 3: Thẩm định và đề xuất quyết định cấp tín dụng

Cán bộ thẩm định, cán bộ QHKH: trên cơ sở thông tin cán bộ QHKH cung cấp, đối chiếu với các quy định hiện hành của NHCT, thông tin trên hệ thống và các nguồn thông tin khác (nếu có), cán bộ thẩm định thực hiện thẩm định, đánh giá các nội dụng như sau

- Thẩm định chi tiết khách hàng

(ii) Đối với khách hàng chưa được cấp GHTD

 Thẩm định khách hàng về tư cách, tổ chức bộ máy, tình hình quan hệ tín dụng; năng lực SXKD và tài chính

 Rà soát môi quan hệ giữa khách hàng với các khách hàng khách đang quan hệ tín dụng tại NHCT

(iii)Đối với khách hàng đã được cấp GHTD

 Trường hợp GHTD còn lại đủ để cấp tín dụng mới theo đề nghị của khách hàng: Cập nhật thông tin thay đổi về tư cách khách hàng ( nếu có), xme xét tình hình sử dụng, hiệu lực của GHTD đã được phê duyệt và việc chấp hành các điều kiện sử dụng GHTD để cấp khoản tín dụng

 Trường hợp hết thời hạn duy trì GHTD hoặc GHTD còn lại không đủ để cấp tín dụng mới theo đề nghị của KH: Cập nhật thong tin khách hàng (nếu có), bổ sung nội dung thẩm định phù hợp với đề xuất tăng số tiền/kéo dài thời hạn duy trì GHTD của Khách hàng

- Thẩm định, đánh giá tác động đến môi trường, xã hôi của phương án, dự án

- Đánh giá lợi ích, rủi ro khách hàng mang lại, đề xuất cấp GHTD, khoản tín dụng và biện pháp bảo đảm cấp tín dụng, trong đó nêu rõ lý do đề xuất cấp tín dụng

- Xác định thẩm quyền phê duyệt hồ sơ câp tín dụng theo Quy định thẩm quyền cấp tín dụng trong hệ thống NHCT

- Lập tờ trình thẩm định, thống nhất về mặt nội dung đề xuất với cán bộ QHKH, cùng ký đề xuất quyết định tín dụng và chuyển Trưởng/Phó phòng QHKH kiểm soát

- Khai báo thông tin, đính kèm hồ sơ và trình hồ sơ lên hệ thống  Trưởng/Phó PKHDN

- Tiếp nhận hồ sơ cán bộ thẩm định trình

- Kiểm tra về sự đầy đủ hồ sơ cấp tín dụng của khách hàng: tính nhất quán, phù hợp về từng loại hồ sơ

- Kiểm soát các thông tin thẩm định khách hàng, kế hoạch SXKD, phương án/dự án đề nghị cấp tín dụng tại Tờ trình thẩm định và quyết định cấp tín dụng, đảm bảo đầy đủ, chân thực với hồ sơ

- Xem xét các nhận định, đánh gia đề xuất quyết định cấp tin dụng phù hợp với nhu cầu cảu khách hàng và các quy định cấp tín dụng của pháp luật và NHCT - Ký tắt từng trang, ghi ý kiến đồng ý/không đồng ý và ký Tờ trình thẩm định và quyết định cấp tín dụng

- Kiểm soát phê duyệt và đệ trình hồ sơ lên hệ thống

Bước 4: Quyết định cấp tín dụng

 Giám đốc/PGĐ Chi nhánh cần

- Tiếp nhận hồ sơ Trưởng/Phó PKHDN trình

- Kiểm tra, rà soát Tờ trình thẩm định và quyết định cấp tin dụng - Xét duyệt tín dụng

Bước 5: Kiểm soát thẩm định và phê duyệt tín dụng (trường hợp phải trình TSC phê duyệt tín dụng)

Kiểm soát thẩm định của cán bộ phòng phê duyệt tín dụng

- Tiếp nhận hồ sơ chi nhánh trình

- Kiêm tra hồ sơ tín dụng của KH và nội dung thông tin trong hồ sơ chi nhánh

- Phân tích, đánh giá, lập ý kiến kiểm soát các nội dung thẩm định và đề xuất cấp tín dụng của chi nhánh trên cơ sở các thông tin và hồ sơ mà chi nhanh cung câp - Đề xuất cụ thể về việc phê duyệt tín dụng và các điều kiện kèm theo (nếu có) hoặc từ chối phê duyệt tín dụng

- Lập tờ trình kiểm soát và phê duyệt tín dụng

Phê duyệt tín dụng của cấp có thẩm quyền tại TSC

- Tiếp nhận hồ sơ từ người được giao nhiệm vụ và rà soát thẩm định tại TSC

trình

- Sau khi cấp có thẩm quyền tại TSC phê duyệt tín dụng, cán bộ Phòng phê

duyệt tín dụng soạn thảo thông báo cho chi nhánh về nôi dụng phê duyệt của cấp có thẩm quyền, trình người được giao nhiệm vụ rà soát thẩm định và cấp có thẩm quyền phê duyệt tín dụng ký

- Cán bộ phòng PDTD gửi thông báo về nội dung phê duyệt cho chi nhánh

Bước 6: Thông báo tín dụng; hoàn thiện thủ tục nhận bảo đảm và soạn thảo, ký kết hợp động tín dụng

Thông báo tín dụng cho KH: Trên cơ sở kết quả quyết định tín dụng, CB QHKH thông báo tới khách hàng

- Thông báo từ chối cấp tin dụng phải nêu rõ lý do từ chối

- Thông báo đồng ý cấp tín dụng phải thể hiện đúng, đầy đủ các điều kiện cấp tín dụng đã được cấp có thẩm quyền tại Chi nhánh quyết định và văn bản phê duyệt tín dụng của TSC (nếu có)

Hoàn thiện thủ tục nhận bảo đảm: Các cá nhân, đơn vị liên quan thực hiện theo Quy trình nhận bảo đảm cấp tín dụng hiện hành

Soạn thảo ký kết hợp đồng cấp tín dụng

- CB hỗ trợ tín dụng soạn thảo hợp đồng cấp tín dụng và các văn bản sửa đổi, bổ sung, phụ lục Hợp đồng cấp tín dụng cho Khách hàng

hợp với nôi dung phê duyệt tín dụng và lơi ích của NHCT; in dự thảo Hợp đồng cấp 40

tín dụng và chuyển cho cán bộ hỗ trợ tín dụng trình người cso thẩm quyền kí kết hợp đồng

- Người có thẩm quyền ký kết hợp đồng cấp tín dụng xem xét ký kết Hợp đồng cấp tín dụng với kH theo đúng phạm vi được ủy quyền, tuân thủ các quy định của

- Chuyển Hợp đồng cấp tín dụng đã được ký bởi người có thẩm quyền ký kết Hợp đồng cấp tín dụng cho CB QHKH

- Bàn giao hợp đồng cấp tín dụng đã ký cho cán bộ thẩm định

Bước 7: Bàn giao hồ sơ tín dụng; rà soát và chuyển thông tin lên hệ thống

- Cán bộ thẩm định lập phiếu bàn giao hồ sơ tín dụng cho phòng hỗ trợ tín dụng

- Cán bộ hỗ trợ tín dụng tiếp nhận hồ sơ tín dụng từ PKHDN theo phiếu bàn giao hồ sơ tín dụng

- Kiểm soát hò sơ đảm bảo sự tuân thủ các điều kiện phê duyệt tín dụng theo hướng dẫn Hỗ trợ tín dụng

- Rà soát, hoàn thiện thông tin AA, TSBĐ… - Lưu trữ hồ sơ theo quy định

Bước 8: Phát hành L/C; chiết khấu; giải ngân theo hợp đồng cấp tín dụng Bước 9: Kiểm tra giám sát tín dụng và quản lý thu hồi nợ

Bước 10: Xử lý các phát sinh

Bước 11: Thanh lý hợp đồng tín dụng/ Giải tỏa nghĩa vụ bảo lãnh/Giải chấp tài sản

Bước 12: Lưu hồ sơ

2.2.2 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động cho vay DN vừa và nhỏ tại Chi nhánh Hoàng Mai (2018-2020)

Quy mô cho vay

Bảng 2.2.1: Quy mô cho vay đối với DNVVN tại Vietinbank – Chi nhánh Hoàng Mai (2018-2020) Chỉ tiêu Tổng dư nợ tín dụng (Tỷ đồng) Dư nợ tín dụng đối với DN lớn (Tỷ đồng) Dư nợ tín dụng đối với DNVVN (Tỷ đồng) Tỷ lệ dư nợ TD DNVVN/Tổng dư nợ tín dụng (%)

(Báo cáo thường niên của Chi nhánh 3 năm 2018, 2019, 2020)

Giai đoạn 2018-2019: dư nợ tín dụng DNVVN tăng mạnh 546.2 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ 128.98%, trong giai đoạn này tỷ lệ dư nợ DNVVN/tổng dư nợ cũng tăng mạnh 22.78% (Năm 2018 dư nợ DNVVN chiếm 23.04%, đến năm 2019 đã tăng lên 45.82%)

Sang giai đoạn 2019-2020 dư nợ tín dụng DNVVN lại có xu hướng giảm, cụ thể giảm 274.3 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 28.3%, trong giai đoạn này tỷ lệ dư nợ DNVVN/tổng dư nợ cũng giảm mạnh xuống còn 28.06% tương ứng với tỷ lệ giảm 17.76%

⇨ Tỷ lệ dư nợ DNVVN/Tổng dư nợ tăng giảm không đồng đều, tăng 22.78% giai đoạn 2018-2019 và giảm còn 17.76% giai đoạn 2019-2020

Biểu đồ 2.2.1: Dư nợ tín dụng Vietinbank – Chi nhánh Hoàng Mai (2018 – 2020)

Dư nợ tín dụng đối với Doanh nghiệp lớn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ và tăng trưởng mạnh qua các năm. Cụ thể giai đoạn 2018-2019 tăng trưởng 129.8

tỷ đồng tương ứng với 24.9%; giai đoạn 2019-2020 tăng 420.8 tỷ đồng tương ứng 64.7%

DNVVN chiếm tỷ trọng lớn và có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế đất nước, do đó NHTM Vietinbank chi nhánh Hoàng Mai cần hướng tới và phát triển

phân khúc khách hàng DNVVN. Đồng thời tăng thêm số lượng khách hàng Doanh nghiệp lớn

Chỉ tiêu nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu

Bảng 2.2.2: Bảng phân loại nợ đối với DNVVN Ngân hàng Vietinbank – Chi

Năm Chỉ tiêu 1.Tổng dư nợ TD đối với DNVVN 1.1 Nợ nhóm 1 1.2 Nợ nhóm 2 1.3 Nợ nhóm 3 1.4 Nợ nhóm 4 1.5 Nợ nhóm 5

2. Nợ xấu (Nhóm 3+4+5)

3. Tỷ lệ nợ

xấu/Tổng dư nợ DNVVN

(Báo cáo thường niên của Chi nhánh năm 2018, 2019,2020)

Nhìn vào bảng số liệu phân loại nợ đối với DNVVN ta thấy:

Tổng dư nợ tín dụng đối với DNVVN giai đoạn 2018-2019 có xu hướng tăng khoảng 546.2 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ 128.9%. Nhưng sang giai đoạn 2019- 2020 lại có xu hướng giảm 274.3 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ 28.3%, kéo theo dư nợ ở cả 5 nhóm đều giảm dần

Sau giai đoạn có nhiều bất ổn từ nền kinh tế, khách hàng vay vốn không trả nợ đúng hạn và có khả năng không trả nợ, làm cho nhiều Ngân hàng phải điêu đứng, tỷ lệ nợ xấu tăng cao thì bước sang giai đoạn 2018-2020 với nhiều khởi sắc hơn khi mà: dư nợ nhóm 1 luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ DNVVN (chiếm 78.6% vào năm 2018, 97.2% vào năm 2019 và 97.6% năm 2020). Tiếp theo đó là dư nợ nhóm 2 và đang có xu hướng giảm dần

1.2 1 0.8 0.6 0.4 0.2 0 2018 Nợ nhóm 3

Biểu đồ 2.2.2: Tỷ lệ nợ xấu DNVVN Vietinbank – Chi nhánh Hoàng Mai (2018-2020)

Nhóm nợ xấu chiếm tỷ trọng rất nhỏ (dưới 2%) và đều đang cso xu hướng giảm trong giai đoạn 2018-2020 => Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ tin dụng luôn nhỏ hơn 2% => Thể hiện mức độ an toàn trong hoạt động tín dụng của chi nhánh

Với định hướng xác định việc tăng trưởng đi đôi với an toàn, bền vững, nâng cao công tác quản trị rủi ro Chi nhánh luôn căn cứ vào các tiêu chuẩn định tính, định lượng để đánh giá mức độ rủi ro của các khoản vay và cam kết ngoại bảng. Trên cơ sở đó phân loại các khoản nợ vào các nhóm nợ thích hợp, từ đó trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay Khách hàng. Nhóm nợ xấu luôn được chi nhánh giám sát và thực hiện các biện pháp thu hồi

Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế và theo loại tiền

Bảng 2.2.3: Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế và theo loại tiền của Vietinbank Hoàng Mai (2018-2020)

Năm Chỉ tiêu Tổng dư nợ tín dụng DNVVN 1.Theo ngành kinh tế 1.1 Nông lâm nghiệp và thủy sản 1.2 Công nghiệp xây dựng 1.3 Thương mại và dịch vụ 1.4 Sản xuất chế tạo 1.5 Ngành khác 2. Theo loại tiền 2.1 Nội tệ

2.2 Ngoại tệ 161.77 38.2 295 30.4 243.4 35 133.2 3

-7.8 -51.61 4.6

Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế:

Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng dư nợ tín dụng đối với DNVVN giai đoạn 2018-2020 có xu hướng tăng khoảng 546.2 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ 128.9% trong giai đoạn 2018-2019, và có xu hướng giảm vào giai đoạn 2019-2020 và được phân loại theo ngành kinh tế như sau:

Chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng tăng đều qua các năm trong tổng dư nợ luôn là ngành thương mại và dịch vụ với 42.15% năm 2018, 42.7% năm 2019 và 42% năm 2020. Điều này là phù hợp với định hướng của Ngân hàng Công Thương nói chung và Chi nhánh Hoàng Mai nói riêng khi đầu tư cho vay chủ yếu vào ngành mũi nhọn của nền kinh tế là thương mại dịch vụ

Chiếm tỷ trọng cao thứ 2 là ngành công nghiệp xây dựng khoảng 40%

Ngành nông lâm nghiệp và thủy sản có tỷ trọng luôn nhỏ hơn 10% cụ thể là 8.41% năm 2018, 5.25% năm 2019 và 5.82% năm 2020

Cơ cấu dư nợ tín dụng theo loại tiền: Cơ cấu du nợ tín dụng theo VNĐ chiếm

tỷ trọng cao hơn: 61.8% năm 2018, 69.6% năm 2019 và 65% năm 2020

2.3 Đánh giá tổng quan về thực trạng chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp tại Vietinbank Hoàng Mai tại Vietinbank Hoàng Mai

2.3.1 Những thành công

Qua các thông tin, số liệu cũng như phân tích tình hình hoạt động của Chi nhánh ta có thể thấy hoạt động cho vay KHDN trong giai đoạn 2019-2020 đạt được những kết quả đáng kể với nhiều chương trình hấp dẫn

Trong giai đoạn này Chi nhánh thực hiện tốt công tác cho vay, doanh số cho vay đạt kết quả cao so với tổng nguồn vốn huy động, doanh số thu nợ cao hơn nhiều so với doanh số cho vay, điều này chứng tỏ hoạt động tín dụng của Chi nhánh đạt kết quả tốt. Đặc biệt cho vay KHDN lớn chiếm tỉ trọng cao trng tổng dư nợ cho vay

Tỷ lệ nợ xấu đối với KHDN vừa và nhỏ nói riêng cũng như dư nợ cho vay nói chung luôn ở mức an toàn và có xu hướng giảm

Chi nhánh thực hiện tốt việc cho vay hỗ trợ lãi suât của Chính phủ, tăng cường

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hoàng mai (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w