Khái quát kết quả kinh doanh tại Vietinbank – Chi nhánh Hoàng Mai gia

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hoàng mai (Trang 41)

Mai giai đoạn 2018-2020

Hoạt động huy động vốn

Bảng 2.1.1: Nguồn vốn huy động của Vietinbank – Chi nhánh Hoàng Mai (2018-2020)

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm

Chỉ tiêu 1. Huy động vốn - Theo cơ cấu

Tiền gửi doanh nghiệp Tiền gửi cá nhân (Bao gồm tiền gửi

ATM) Tiền gửi, tiền vay

TCTD -Theo kỳ hạn

Có kỳ hạn Không kỳ hạn - Theo loại tiền

VNĐ Tiền gửi ngoại tệ

Hoạt động huy động vốn đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng kinh doanh của Ngân hàng. Với mạng lưới chi nhánh rộng khắp toàn quốc, sản phẩm tiền gửi đa dạng cũng như sự tiện ích mang lại cho KH, tổng tiền gửi của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, chi nhánh Hoàng Mai nói riêng luôn tăng trưởng qua các năm

Từ xuất phát điểm là một Ngân hàng nhà nước được Cổ phần hóa, hệ thống Vietinbank có nhiều lợi thế trong hoạt động huy động vốn như: (i) Là mộ trong top 4 Ngân hàng lớn của Việt Nam; (ii) Có hệ thống khách hàng truyền thống và tiềm lực tài chính tốt; (iii) Hệ thống trải khắp toàn quốc. Là một Chi nhánh trong hệ thống Vietinbank, Vietinbank Hoàng Mai cũng được hưởng nhiều lợi thế trong hoạt động huy động vốn. Nhìn vào bảng trên ta thấy, tổng nguồn vốn huy động tăng dần qua các năm: năm 2020 tăng 2550,6 tỷ đồng so với năm 2018, tăng 1128,6 tỷ đồng so với năm 2019 7000 6000 5000 4000 3000 2000 1000 0 2018 2019 2020 Tiền gửi, tiền vay TCTD

Tiền gửi cá nhân (bao gồm tiền gửi ATM) Tiền gửi Doanh nghiệp

Đơn vị: Tỷ đồng 7000 6000 5000 4000 3000 2000 1000 0 2018 2019 2020 VNĐ Tiền gửi ngoại tệ

Biểu đồ 2.1.1: Biểu đồ huy động vốn theo cơ cấu và theo loại tiền của Vietinbank Hoàng Mai (2018 – 2020)

Theo cơ cấu huy động vốn, tiền gửi cá nhân (bao gồm cả tiền gửi ATM) chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu huy động khoảng 53,68% (năm 2020), tiếp theo là tiền gửi doanh nghiệp chiếm khoảng 32,58 (năm 2020)

Chi nhánh huy động tiền gửi VNĐ là chủ yếu chiếm khoảng 85,79% năm 2020, khoảng 80,93% năm 2019, nguồn vốn ngoại tệ đạt 868 tỷ đồng, chỉ chiếm 14% tổng nguồn vốn

Về phân khúc KH: nguồn vốn bán lẻ là 3525 tỷ đồng, tăng 666 tỷ đồng so với đầu năm, hoàn thành 96% kế hoạch giao, trong đó nguồn vốn KH cá nhân là 3280 tỷ đồng tăng 616 tỷ so với 2019; đạt 95% kế hoạch năm chiếm tỷ trọng 54% tổng nguồn vốn; nguồn vốn KHDN đạt 1746 tỷ đồng tăng 260 tỷ so với 2019 đạt 105% kế hoạch năm, chiếm tỷ trọng 29% tổng nguồn vốn

Hoạt động tín dụng

Bảng 2.1.2: Hoạt động tín dụng của Vietibank – Chi nhánh Hoàng Mai (2018-2020)

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm

Chỉ tiêu

-Cho vay cá nhân

-Cho vay DN + Ngắn hạn + Trung dài hạn

(Báo cáo tổng kết giai đoạn 2018 – 2020 của Vietinbank – Chi nhánh Hoàng Mai)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy dư nợ tín dụng tăng đều qua các năm: Năm 2020 tăng 361.9 tỷ đồng tương ứng 17,1% so với năm 2019. Năm 2020, chi nhánh đã rất nỗ lực, cố gắng tìm kiếm tiếp thị khách hàng, ký kết hợp đồng tín dụng lớn như CTCP Hateco dự án nhà ở 74 tỷ đồng, CTCP Nậm Xây dự án hơn 400 tỷ đồng… tiếp tục duy trì quan hệ, khai thác tiềm năng của khách hàng hiện hữu.

Về cơ cấu sản phẩm tín dụng: Do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 từ cuối năm 2019, kéo dài đến năm 2020, nên hoạt động cho vay KHCN của Ngân hàng cũng bị ảnh hưởng. Năm 2019 cho vay mua nhà, vay sản xuất kinh doanh, tiêu dùng khác đạt 147 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 50% dư nợ cho vay KHCN. Nhưng bước sang năm 2020, dư nợ cho vay KHCN chỉ đạt được 221.1 tỷ đồng, giảm hơn so với năm 2019 là 75.2 tỷ đồng. Có thể nói, năm 2020 là một năm đầy khó khăn, ảnh hưởng đến cuộc sống xã hội của chúng ta rất nhiều, dẫn đến tình hình hoạt động cho vay KHCN của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam nói riêng, và ngành Ngân hàng nói chung không được thuận lợi như những năm trước

Về kì hạn: Dư nợ ngắn hạn tăng so với năm 2019 là 76 tỷ đồng, chiếm 41% tổng dư nợ; dư nợ trung dài hạn tăng 286 tỷ đồng so với 2019, chiếm 59% tổng dư nợ

3000 2500 2000 1500 1000 500 0 2018 2019 2020 Ngắn hạn Đơn vị: Tỷ đồng 2500 2000 1500 1000 500 1 201820192020 Cá nhân

Biểu đồ 2.1.2: Hoạt động tín dụng của Vietinbank – Hoàng Mai (2018-2020)

Về phân khúc khách hàng: Khách hàng Doanh nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ. Năm 2020, dư nợ cho vay KHCN giảm 75.2 tỷ so với năm 2019 sự hụt giảm này là do ảnh hưởng tư dịch Covid-19 bùng phát vào cuối năm 2019. Dư nợ cho vay KHDN tăng 163 tỷ tương ứng 8.93% so với 2019

Các hoạt động về sản phẩm dịch vụ khác

Hoạt động thanh toán, chuyển tiền, ngân hàng điện tử: đến ngày 31/12/2020, thu

phí chuyển tiền thanh toán đạt 4460 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 19% tổng thu phí. Trong năm đã đẩy mạnh triển khai các dịch vụ thanh toán mới như thu nộp BHXH vào tài khoản của BHXH mở tại Chi nhánh, thực hiện nộp thuế điện tử, thu hộ kho bạc Nhà nước… Năm 2020, số lượng cá nhân và doanh nghiệp đăng ký sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử khá cao và ổn định (Dịch vụ SMS tài khoản là 2.890 khách hàng hoàn thành 230% kế hoạch giao, IPAY là 14.197 khách hàng hoàn thành 550% kế hoạch giao, số dư tiền gửi tiết kiệm IPAY đạt hơn 20 tỷ hoàn thành 119% kế hoạch giao). Thu phí hoạt động Ngân hàng điện tử đạt 1.287 triệu đồng

Hoạt động thẻ và bảo hiểm: Thu phí từ hoạt động thẻ đạt 7.810 triệu đồng, chiếm 35% tổng thu phí dịch vụ, đạt 108% kế hoạch năm. Số tiền gửi ATM đạt 140

tỷ đồng với việc phát hành thẻ 19.853 thẻ. Thẻ thanh toán quốc tế: Phát hành 845 thẻ đạt 111% kế hoạch năm trong đó số thẻ được kích hoạt là 487 thẻ, chiếm 59% tổng số thẻ phát hành

Hoạt động bảo lãnh, tài trợ thương mại: đến ngày 31/12/2020 tổng thu phí từ hoạt động tài trợ thương mại và bảo lãnh đạt 8.320 triệu đồng chiếm 35% tổng thu phí chi nhánh, đạt 82% kế hoạch năm. Đã phát hành 719 món bảo lãnh với tổng doanh số là 470.510 triệu đồng, số dư bảo lãnh là 535.998 triệu đồng

Kết quả kinh doanh

Trong bối cảnh nền kinh tế cạnh tranh phức tạp, hoạt động của các NHTM vô cùng thách thức tham gia vào cuộc đua mở rộng thị phần, nâng cấp công nghệ, nâng cao tiện ích dịch vụ. Để có thể hoạt động tốt và đem lại những kết quả như hiện nay, ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên của Vietinbank – Chi nhánh Hoàng Mai luôn nỗ lực hết mình kết hợp với sử dụng nhiều chính sách linh hoạt, phù hợp để cải thiện về cả chất và lượng của các sản phẩm dịch vụ, mở rộng thị phần đáp ứng nhiều nhất nhu cầu của Khách hàng.

Trong giai đoạn 2018-2020 Chi nhánh đã đạt được những kết quả nhất định trong hoạt động kinh doanh của đơn vị nói riêng và góp phần xây dựng hình ảnh tốt đẹp của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam nói chung

Bảng 2.1.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank – Chi nhánh Hoàng Mai (2018-2020)

Năm

Chỉ tiêu

Lợi nhuận Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh

Năm 2019 lợi nhuận của Chi nhánh đã tăng 2.310 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 4.05% so với năm 2018. Đến cuối năm 2019 và trong năm 2020, như đã đề cập ở trên, Ngân hàng cũng chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19, nên lợi nhuận của Chi nhánh theo đó cũng giảm nhẹ, cụ thể 2020 giảm 1.284 triệu đồng so với năm 2019 tương ứng với tỷ lệ giảm 2.16%. Trong nguồn lợi nhuận mà Ngân hàng đạt được, thì phần lớn lợi nhuận đến từ hoạt động sản suất kinh doanh. Giai đoạn 2018-2019 lợi nhuận vẫn tăng, và tiếp đến năm 2019-2020 thì các danh nghiệp cũng bị ảnh hưởng, hàng hóa không xuất đi được, bị tồn đọng nên dẫn đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh cũng giảm nhẹ từ 45.797 triệu đồng xuống còn 44.001 triệu đồng, tương ứng với mức giảm 3.92%

2.2 Thực trạng chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Vietinbank Hoàng Mai

2.2.1 Quy trình cho vay KHDN tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tại Chi nhánh Hoàng Mai Nam tại Chi nhánh Hoàng Mai

Bước 1: Tìm kiếm và tiếp cận khách hàng

- Tìm kiếm, tiếp cận khách hàng thông qua các kênh tiếp cận và nguồn tìm kiếm theo định hướng của khối KHDN

- Tiếp nhận nhu cầu và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp tín

dụng

Lưu ý cán bộ quan hệ khách hàng trao đổi với khách hàng để dễ tìm hiểu tư cách pháp lý của khách và tư cách người đại diện để xác định người đủ thẩm quyền kí kết các giao dịch tín dụng đối với NHCT, người cấp đủ quyền phê duyệt giao dịch tín dụng với NHCT

Bước 2: Tiếp cận và kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp tín dụng

- Thu thập và tiếp nhận hò sơ khách hàng cung cấp đảm bảo đầy đủ, hợp lệ và trung thực. Khi hồ sơ chưa đáp ứng đủ nhu cầu, cán bộ QHKH cần tập hợp tất cả các nội dung yêu cầu bổ sung, sửa đổi trong một lần tránh yêu cầu bổ sung sửa đổi nhiều lần

- Ghi nhận thời gian tiếp nhận hồ sơ khách hàng (ký giao nhận hồ sơ vào bản danh mục hồ sơ tín dụng tiếp nhận, ghi cụ thể tên hồ sơ, loại hồ sơ, hẹn thời gian phản hồi với khách hàng)

- Xác định khách hàng có thuộc đối tượng hạn chế hoặc không cấp tín dụng theo chính sách, định hướng cấp tín dụng của NHCT trong từng thời kỳ hay không - Vấn tin trên các hệ thống (hệ thống quản lý thông tin khách hàng VCRM…), nếu khách hàng thuộc danh sách cảnh báo sớm, danh sách khách hàng đen hoặc danh sách khách hàng bị cấm vận theo quy định phòng chống rửa tiền của NHCT báo cáo lãnh đạo phòng để có ứng xử tín dụng phù hợp

- Tra thông tin CIC của khách hàng để có thêm thông tin thẩm định

- Thẩm định thực tế khách hàng tại trụ sở, địa điểm SXKD, cung cấp dịch vụ của khách hàng ngay trong lần tiếp cận đầu tiên hoặc trong lần hẹn gặp khách hàng tiếp theo

Đối với khách hàng mới với các nhu cầu tín dụng trên 3 tỷ VNĐ (hoặc ngoại tệ quy đổi tương đương) yêu cầu bắt buộc trưởng/phó phòng KHDN hoặc Giám đốc/Phó giám đốc Chi nhánh thẩm định thực tế khách hàng cùng cán bộ QHKH

- Cung cấp toàn bộ hồ sơ, thông tin thẩm định thực tế cho cán bộ thẩm định

Bước 3: Thẩm định và đề xuất quyết định cấp tín dụng

Cán bộ thẩm định, cán bộ QHKH: trên cơ sở thông tin cán bộ QHKH cung cấp, đối chiếu với các quy định hiện hành của NHCT, thông tin trên hệ thống và các nguồn thông tin khác (nếu có), cán bộ thẩm định thực hiện thẩm định, đánh giá các nội dụng như sau

- Thẩm định chi tiết khách hàng

(ii) Đối với khách hàng chưa được cấp GHTD

 Thẩm định khách hàng về tư cách, tổ chức bộ máy, tình hình quan hệ tín dụng; năng lực SXKD và tài chính

 Rà soát môi quan hệ giữa khách hàng với các khách hàng khách đang quan hệ tín dụng tại NHCT

(iii)Đối với khách hàng đã được cấp GHTD

 Trường hợp GHTD còn lại đủ để cấp tín dụng mới theo đề nghị của khách hàng: Cập nhật thông tin thay đổi về tư cách khách hàng ( nếu có), xme xét tình hình sử dụng, hiệu lực của GHTD đã được phê duyệt và việc chấp hành các điều kiện sử dụng GHTD để cấp khoản tín dụng

 Trường hợp hết thời hạn duy trì GHTD hoặc GHTD còn lại không đủ để cấp tín dụng mới theo đề nghị của KH: Cập nhật thong tin khách hàng (nếu có), bổ sung nội dung thẩm định phù hợp với đề xuất tăng số tiền/kéo dài thời hạn duy trì GHTD của Khách hàng

- Thẩm định, đánh giá tác động đến môi trường, xã hôi của phương án, dự án

- Đánh giá lợi ích, rủi ro khách hàng mang lại, đề xuất cấp GHTD, khoản tín dụng và biện pháp bảo đảm cấp tín dụng, trong đó nêu rõ lý do đề xuất cấp tín dụng

- Xác định thẩm quyền phê duyệt hồ sơ câp tín dụng theo Quy định thẩm quyền cấp tín dụng trong hệ thống NHCT

- Lập tờ trình thẩm định, thống nhất về mặt nội dung đề xuất với cán bộ QHKH, cùng ký đề xuất quyết định tín dụng và chuyển Trưởng/Phó phòng QHKH kiểm soát

- Khai báo thông tin, đính kèm hồ sơ và trình hồ sơ lên hệ thống  Trưởng/Phó PKHDN

- Tiếp nhận hồ sơ cán bộ thẩm định trình

- Kiểm tra về sự đầy đủ hồ sơ cấp tín dụng của khách hàng: tính nhất quán, phù hợp về từng loại hồ sơ

- Kiểm soát các thông tin thẩm định khách hàng, kế hoạch SXKD, phương án/dự án đề nghị cấp tín dụng tại Tờ trình thẩm định và quyết định cấp tín dụng, đảm bảo đầy đủ, chân thực với hồ sơ

- Xem xét các nhận định, đánh gia đề xuất quyết định cấp tin dụng phù hợp với nhu cầu cảu khách hàng và các quy định cấp tín dụng của pháp luật và NHCT - Ký tắt từng trang, ghi ý kiến đồng ý/không đồng ý và ký Tờ trình thẩm định và quyết định cấp tín dụng

- Kiểm soát phê duyệt và đệ trình hồ sơ lên hệ thống

Bước 4: Quyết định cấp tín dụng

 Giám đốc/PGĐ Chi nhánh cần

- Tiếp nhận hồ sơ Trưởng/Phó PKHDN trình

- Kiểm tra, rà soát Tờ trình thẩm định và quyết định cấp tin dụng - Xét duyệt tín dụng

Bước 5: Kiểm soát thẩm định và phê duyệt tín dụng (trường hợp phải trình TSC phê duyệt tín dụng)

Kiểm soát thẩm định của cán bộ phòng phê duyệt tín dụng

- Tiếp nhận hồ sơ chi nhánh trình

- Kiêm tra hồ sơ tín dụng của KH và nội dung thông tin trong hồ sơ chi nhánh

- Phân tích, đánh giá, lập ý kiến kiểm soát các nội dung thẩm định và đề xuất cấp tín dụng của chi nhánh trên cơ sở các thông tin và hồ sơ mà chi nhanh cung câp - Đề xuất cụ thể về việc phê duyệt tín dụng và các điều kiện kèm theo (nếu có) hoặc từ chối phê duyệt tín dụng

- Lập tờ trình kiểm soát và phê duyệt tín dụng

Phê duyệt tín dụng của cấp có thẩm quyền tại TSC

- Tiếp nhận hồ sơ từ người được giao nhiệm vụ và rà soát thẩm định tại TSC

trình

- Sau khi cấp có thẩm quyền tại TSC phê duyệt tín dụng, cán bộ Phòng phê

duyệt tín dụng soạn thảo thông báo cho chi nhánh về nôi dụng phê duyệt của cấp có thẩm quyền, trình người được giao nhiệm vụ rà soát thẩm định và cấp có thẩm quyền phê duyệt tín dụng ký

- Cán bộ phòng PDTD gửi thông báo về nội dung phê duyệt cho chi nhánh

Bước 6: Thông báo tín dụng; hoàn thiện thủ tục nhận bảo đảm và soạn thảo, ký kết hợp động tín dụng

Thông báo tín dụng cho KH: Trên cơ sở kết quả quyết định tín dụng, CB QHKH thông báo tới khách hàng

- Thông báo từ chối cấp tin dụng phải nêu rõ lý do từ chối

- Thông báo đồng ý cấp tín dụng phải thể hiện đúng, đầy đủ các điều kiện cấp tín dụng đã được cấp có thẩm quyền tại Chi nhánh quyết định và văn bản phê duyệt tín dụng của TSC (nếu có)

Hoàn thiện thủ tục nhận bảo đảm: Các cá nhân, đơn vị liên quan thực hiện theo Quy trình nhận bảo đảm cấp tín dụng hiện hành

Soạn thảo ký kết hợp đồng cấp tín dụng

- CB hỗ trợ tín dụng soạn thảo hợp đồng cấp tín dụng và các văn bản sửa đổi,

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hoàng mai (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w