Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay đối với KHDN tạ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hoàng mai (Trang 31 - 34)

NHTM

Nhân tố khách quan

Môi trường tự nhiên

Những biến động về thiên nhiên, thời tiết gây ảnh hưởng tới hoạt động SXKD, đặc biệt trong điều kiện kinh tế Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp, công nghiệp phục vụ nông nghiệp và thủ công nghiệp

Điều kiện tự nhiên là yếu tố khó dự báo, nằm ngoài tầm kiểm soát của con người. Vì vậy khi có thiên tai xảy ra thì nguy cơ tổn thất bất khả kháng của Ngân hàng cho vay vốn là rất cao

Môi trường pháp lý

Kinh doanh ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt, có tác dụng to lớn tới nền kinh tế. Bởi vậy nó đòi hỏi phải được điều chỉnh của pháp luật và chịu sự kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước. Sự bất lợi của môi trường pháp lý, sự kém hiệu quả của cơ quan quản lý các cấp trong việc triển khai quy định luật pháp sẽ đẩy Ngân hàng vào điều kiện kinh doanh tín dụng với nhiều rủi ro

Hoạt động tín dụng của các NHTM chịu sự điều chỉnh, chi phối của nhiều luật, văn bản dưới luật chồng chéo, không rõ rang và chưa thật sự hoàn chỉnh. Hoặc Chính phủ thường xuyên ban hành mới các chính sách về thuế, các quy định về đất đai, nhà ở… Khi chính sách bị thay đổi đột ngột thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động SXKD cũng như khả năng dự báo sức tiêu thụ của các khách hàng trên thị trường. Việc định hướng chiến lược SXKD không phù hợp dẫn đến việc hàng hóa khó tiêu thụ, thua lỗ, khách hàng không bảo đảm nguồn trả nợ và lãi cho khoản vốn vay đầu tư tại Ngân hàng

Nền kinh tế đang ở giai đoạn hưng thịnh, người đi vay hoạt động kinh doanh tốt hơn, các nhân tố tài chính an toàn hơn, do đó chất lượng cho vay tốt lên, rủi ro cho vay giảm

Ngược lại trong giai đoạn khủng hoảng, tình hình kinh doanh của người vay bị giảm sút do chậm thu hồi các khoản phải thu, do sức mua giảm, hàng tồn kho tăng lên… kéo theo đó là sự suy giảm của các chỉ tiêu tài chinh, các nhân tố đảm bảo cho sự an toàn của khoản tín dụng ngân hàng, khả năng thanh toán các khoản nợ bị yếu đi, rủi ro cho vay tăng lên, chất lượng cho vay suy giảm…

Môi trường thông tin

Sẽ rất suôn sẻ và an toàn nếu trong các giao dịch tín dụng các bên tham gia có đầy đủ thông tin. Song một thực tế thường tồn tại ở môi trường thông tin là không hoàn hảo, liên tục, và có độ tin cậy không cao. Sự không cân xứng về thông tin như vậy đã khiến Ngân hàng rơi vào tình trạng đưa ra quyết định tín dụng chưa hợp lý trong điều kiện thông tin không đầy đủ, gây rủi ro cho ngân hàng

Nhân tố chủ quan

Từ phía doanh nghiệp

Rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện ở mức đô biến động theo chiều hướng tốt hay xấu của kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Rủi ro trong kinh doanh xảy ra nếu việc xây dựng và phát triển các phương án, dự án đầu tư của doanh nghiệp không khoa học, việc dự toán các chi phí và xác định mức sản lượng sản xuất không phù hợp. Rủi ro tài chính khiến doanh nghiệp không thể hoàn thành các nghĩa vụ trả gốc và lãi đối với các khoản vay vốn đầu tư dẫn đến chất lượng cho vay Ngân hàng bị ảnh hưởng

Từ phía ngân hàng

Ngân hàng chỉ chú trọng vào lợi nhuận, đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu nên chấp nhận khoản vay có mức độ rủi ro cao, bất hợp lý tạo điều kiện cho khách hàng lợi dụng chiếm đoạt vốn. Hiện nay, chính sách tín dụng của các NHTM phần lớn đều chưa đạt tầm chiến lược, chưa theo nguyên tắc thị trường và chưa xây dựng được chính sách tín dụng khoa học, thậm chí còn bị cuốn theo phong trào, chủ nghĩa thành tích. Bên cạnh đó, do sức ép cạnh tranh trong việc mở rộng thị phần tín dụng, trong quá trình vận hành không ít NHTM đã bỏ qua các bước của quy trình, hạ thâp tiêu chuẩn đánh giá khách hàng, nên sảy ra nhiều sai phạm về điều kiện vay vốn, về việc lập hồ sơ vay vốn…

- Quy trình tín dụng thiếu chặt chẽ:

Thẩm định thiếu khoa học dẫn đến việc không đánh giá đúng thực chất tính khả thi của dự án và từ đó đi đến quyết định đầu tư sai. Nguyên nhân là do công tác đánh giá uy tín của KH chủ yếu dựa trên cảm tính và chủ quan của cán bộ thẩm định như dựa vào quan hệ trong quá khứ, ý kiến chủ quan của cán bộ tín dụng khi tiếp xúc với KH, hoặc thông qua một số thông tin thu thập được dựa vào phân tích số liệu trên báo cáo tài chính do KH cung cấp

- Chất lượng nhân sự của Ngân hàng

Nghiệp vụ Ngân hàng ngày càng phát triển đồng nghĩa với việc đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực ngày càng cao. Nếu đội ngũ cán bộ ngân hàng không có đủ trình độ chuyên môn, không đáp ứng được nhu cầu công việc dễ phạm phải những sai xót gây ra thiệt hại cho Ngân hàng. Một trong những nguyên nhân chủ yếu hiện nay gay rủi ro tín dụng chính là sự mất đạo đức của cán bộ Ngân hàng. Đạo đức cán bộ thẩm định là một trong những yếu tố quan trọng để giải quyết vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng, nâng cao chất lượng cho vay

- Tài sản đảm bảo:

Giá trị TSBĐ biến đông theo chiều hướng bất lợi, dẫn đến trường hợp giá trị thị trường của các TSBĐ giảm, không đủ bù đắp cho các khoản tín dụng khi xảy ra rủi

ro. Sự biến động của TSBĐ còn phụ thuộc vào đặc tính của tài sản và thị trường giao dịch của các tài sản này

Khó định giá các TSBĐ, điều này có thể do đặc tính của tài sản, do tài sản không phổ biến trên thị trường hay do giá trị của tài sản biến động nhanh…có thể dẫn đến việc định giá tài sản quá cao

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hoàng mai (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w