5. Kết cấu đề tài khóa luận
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí của công ty
2.1.4.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH in và phát triển thương mại Đại Dương
(Nguồn: Phòng kế toán) Hình 1.1. Sơ đồ cấu tổ chức Công ty TNHH in và phát triển thương mại Đại Dương
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận, phòng ban trong công ty Giám đốc
- Điều hành các hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm về các nhiệm vụ và quyền hạn của công ty.
- Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ hàng ngày của công ty, đảm bảo hiệu quả và đúng pháp luật.
- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch sản xuất. Phó giám đốc
- Là người giúp, cố vấn, tham mưu, cùng làm việc với Giám đốc điều hành một số lĩnh vực công ty theo sự phân công và ủy quyền của Giám đốc công ty.
- Chịu trách nhiệm công việc được phân công và ủy quyền. Phòng hành chính nhân sự
- Quản lý công tác tổ chức cán bộ công nhân viên và lao động của công ty. - Quản lý công tác bảo vệ, an toàn lao động, bảo hiểm xãhộ và các chế độ chính sách
- Chịu trách nhiệm trước công ty (cơ quan, tổ chức, đơn vị) về tất cả hoạt động của phòng do mình phụ trách.
- Có trách nhiệm quản lý chung mọi hoạt động có liên quan đến lĩnh vực tài chính, kế toán.
- Có quyền quyết định về cơ cấu nhân sự của phòng cũng như đánh giá năng lực của mọi nhân viên trong phòng.
Kế toán nội bộ
- Phát hành, kiểm tra, kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ kế toán nội bộ và luân chuyển theo đúng trình tự
- Hạch toán các chứng từ kế toán nội bộ
- Lưu giữ các chứng từ nội bộ một cách khoa học, và an toàn
- Kiểm soát và phối hợp thực hiện công việc đối với các kế toán nội bộ khác - Lập các báo cáo hàng tuần, tháng, quý hoặc các báo cáo đột xuất theo yêu cầu của nhà quản trị doanh nghiệp
Bộ phận quảng cáo:
- Đưa ra kế hoạch, chiến lược trên thị trường để kế quả kinh doanh tốt hơn Bộ phận sản xuất:
- Lên kế hoạch, trực tiếp tham gia vào công đoạn sản xuất, đảm bảo chất lượng Quản lý sản xuất:
- Quản lý kho nguyên liệu, kho linh kiện tiêu hao - Quản lý sản xuất hàng ngày
- Kiểm tra chất lượng đầu ra của thành phẩm, báo cáo cho ban giám đốc tiến độ công việc.
2.2. Thực trạng tài chính công ty TNHH in và phát triển thương mại Đại Dương
2.2.1. Phân tích bảng cân đối kế toán
Chỉ tiêu
I - TÀI SẢN NGẮN HẠN
1. Tiền và các khoản tương đương tiền
2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 3. Các khoản phải thu ngắn hạn 4. HTK 5. Tài sản ngắn hạn khác
II. TÀI SẢN DÀI HẠN 1. Các khoản phải thu dài hạn 2. Tài sản cố định 3. Bất động sản đầu tư 4. Tài sản dở dang dài hạn
6. Tài sản dài hạn khác
TỔNG TS
(Nguồn số liệu: Từ báo cáo tài chính doanh nghiệp)
Bảng 2.2. Bảng phân tích biến động tài sản Chỉ tiêu TS I - TÀI SẢN NGẮN HẠN 1. Tiền và các khoản tương đương tiền 2. Các khoản
đầu tư tài chính ngắn hạn 3. Các khoản phải thu ngắn hạn 4. HTK 5. Tài sản ngắn hạn khác II. TÀI SẢN DÀI HẠN 1. Các khoản
phải thu dài hạn
2. Tài sản cố định 3. Bất động sản đầu tư 4. Tài sản dở dang dài hạn
5. Đầu tư tài
hạn khác
TỔNG TS
Giai đoạn 2018-2019:
Năm 2019, tổng tài sản doanh nghiệp đang quả lý và sử dụng 7.924.152.747 đồng, trong đó tài sản ngắn hạn là 4.697.311.989 đồng chiếm 59,3%, tài sản dài hạn là 3.226.840.758 đồng chiếm 40,7%. So với tổng tài sản năm 2018 tăng thêm 1.386.601.289 đồng với tỷ lệ tăng 8,78% (tài sản ngắn hạn tăng 379.208.193 đồng. tài sản dài hạn tăng 1.007.393.096 đồng). Điều đó cho thấy quy mô vốn doanh nghiệp năm 2019 tăng so với năm 2018, đi vào xem xét từng loại tài sản ta thấy:
Tài sản dài hạn: tài sản cố định doanh nghiệp năm 2019 so với năm 2018 tăng 878.683.784 đồng tương ứng tăng 41,27%. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn của các năm là không thay đổi quá lớn. Tỷ trọng của tài sản dài hạn trong tổng tài sản tăng 6,8%
Tài sản ngắn hạn: Tài sản ngắn hạn năm 2019 tăng 279.208.193 đồng so với năm 2018 tương ứng tăng 8,78%. Phân tích cơ cấu ta nhận thấy tài sản ngắn hạn tăng chủ yếu do:
Tăng lượng hàng tồn kho (năm 2019 tăng so với năm 2018 là 142.558.659 đồng, chiếm tỷ lệ 17,36%). Chứng tỏ năm 2019 doanh nghiệp chưa đầy mạnh được việc bán hàng thu hồi vốn giải phóng lượng hàng tồn kho, mà còn tăng thêm hàng tồn kho.
Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2019 tăng so với năm 2018 là 596.946.632 đồng, chiếm tỷ lệ tăng 28,54% , tỷ trọng các khoản phải thu tăng cho thấy doanh nghiệp chưa tích cực giải quyết những khoản nợ phải thu, sẽ có khả năng tăng tỷ lệ ứ đọng vốn trong khâu thanh toán, không hạn chế được việc chiếm dụng vốn
Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2019 giảm 533.188.418 đồng với tỷ lệ giảm -44,63% so với năm 2018, điều này cho thấy tiền đem đi đầu tư dẫn theo khoản phải thu tăng
Giai đoạn 2019-2020:
Năm 2020 tổng tài sản doanh nghiệp là 8.025.538.491 đồng, trong đó tài sản ngắn hạn là 4.459072.603 đồng chiếm 55,6%, tài sản dài hạn là 3.566.465.888 đồng chiếm 44,4%. So với tổng tài sản năm 2019 tăng 101.385.744 đồng tỷ lệ tăng 1,28% (tài sản ngắn hạn giảm 238.239.386 đồng, tài sản dài hạn tăng 339.625.130 đồng), cho thấy quy mô vốn của doanh nghiệp tăng. Khả năng cuối kỳ doanh nghiệp tăng quy mô mở rộng hoạt động. Xem xét từng loại tài sản ta thấy:
Tài sản dài hạn: Tài sản cố định của doanh nghiệp năm 2020 so với năm 2019 giảm 428.499.3838 đồng với tỷ lệ giảm 14,25%. Các tài sản dài hạn khác giảm 6.007.184 đồng với tỷ lệ giảm 51,07%. Tỷ trọng của tài sản dài hạn trong tổng tài sản
tăng 3,7%, cho thấy doanh nghiệp bắt đầu giảm đầu tư và tăng năng lực tự chủ tài chính hơn so với giai đoạn 2018-2019
Tài sản ngắn hạn: Tài sản ngắn hạn năm 2020 giảm 238.239.386 đồng so với năm 2019, với tỷ lệ giảm 5,07%. Phân tích cơ cấu tài sản cho thấy số giảm chủ yếu do các khoản phải thu ngắn hạn giảm 100.441.521 đồng tương ứng giảm 3,74% cho thấy doanh nghiệp giảm việc ứ đọng vốn, giảm việc khách hàng chiếm dụng vốn. Hàng tồn kho năm 2020 so với năm 2019 giảm 25.306.777 đồng với tỷ lệ giảm 2,63% cho thấy doanh nghiệp đãđẩy được dịch vụ, hàng hóa còn đọng trong kho so với giai đoạn 2018-2019, chính sách đối với khách hàng doanh nghiệp đãcó hiệu quả giúp doanh nghiệp tốt hơn. Đồng thời, tiền và các khoản tương đương tiền cũng giảm 37.121.429 đồng với tỷ lệ giảm 5,61%, giảm ít hơn giai đoạn 2018-2019 nhưng ta vẫn thấy khoản đem đi đầu tư của doanh nghiệp vẫn gây ảnh hưởng đến tài sản ngắn hạn doanh nghiệp nhiều
2.2.1.2. Phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn
Bảng 2.3. Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn
(ĐVT: đồng) Chỉ tiêu I.Nợ phải trả 1.Nợ ngắn hạn 2. Nợ dài hạn II. NV chủ sở hữu 1. VCSH TỔNG CỘNG NV
Bảng 2.4. Bảng phân tích biến động nguồn vốn (ĐVT: đồng) Chỉ tiêu I. Nợ phải trả 1. Nợ ngắn hạn 2. Nợ dài hạn II. NV chủ sở hữu 1. VCSH TỔNG CỘNG NV
Theo bảng trên, ta đưa ra được những nhận xét về nguồn vốn.
Ta thấy năm 2019 tổng nguồn vốn của doanh nghiệp trong kỳ tăng 1.386.601.288 đồng với tỷ lệ tăng 21,21%. Nợ phải trả tăng 932.016.334 đồng với tỷ lệ tăng 45,47% và vốn chủ sở hữu tăng 454.584.954 đồng tương ứng tỷ lệ tăng 10,13%.
Nợ phải trả chủ yếu là nợ ngắn hạn tăng với tỷ lệ tăng 45,47% là do chưa thanh toán với người bán và vay nợ ngắn hạn, doanh nghiệp chiếm dụng vốn cao.
Tỷ trọng vốn chủ sở hữu không thay đổi, do vốn chủ sở hữu chiếm 100% tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu, cho thấy doanh nghiệp không có nguồn kinh phí và các quỹ khác, Vốn chủ sở hữu doanh nghiệp chưa cao so với những khoản nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp đang gồng gánh, doanh nghiệp chưa tự chủ tài chính.
Năm 2020 tổng nguồn vốn doanh nghiệp tăng 101.385.744 đồng so với năm 2019 với tỷ lệ tăng 1,28%, tăng ít hơn so với giai đoạn 2018-2019. Nguồn vốn chủ sở hữu năm này tăng 244.424.585 đồng với tỷ lệ tăng 4,95% nhưng vẫn giảm so với giai đoạn trước đó, mặt khác nợ phải trả năm 2020 giảm 143.038.841 với tỷ lệ giảm 4,89%. Doanh nghiệp dù tắng ít vốn chủ sở hữu, nhưng phải trả giảm nên doanh nghiệp có hướng đi tốt để dẫn đến tự lực tài chính, độc lập tài chính (nợ dài hạn tăng
Tiếp theo, ta đánh giá khái quát về tình hình huy động vốn của doanh nghiệp. Ta xét đến hai giai đoạn cụ thể 2018-2019 và 2019-2020
Giai đoạn 2018-2019: Tổng nguồn vốn doanh nghiệp tăng 1.386.601.288 đồng với tỷ lệ tăng 21,21%. Trong đó, chủ yếu do tăng nợ ngắn hạn, vốn chủ sở hữu đồng thời cũng tăng khá cao và gây tác động đến tổng nguồn vốn. Về tỷ trọng trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn là cao hơn so với tỷ trọng của nợ phải trả, tỷ trọng VCSH chiếm gần 70% trong tổng nguồn vốn, điều đó chứng tỏ công ty Đại Dương tự chủ về mặt tài chính khá tốt, nhưng chưa chiếm dụng vốn bên ngoài nhiều
Giai đoạn 2019-2020: Tổng nguồn vốn tăng 101.385.744 đồng với tỷ lệ tăng 1,28%. Trong đó, tăng do nguồn vốn chủ sở hữu tăng 244.424.585 đồng với tỷ lệ tăng 4,95%, cùng với đó nợ phải trả giảm. Xét về tỷ trọng, tỷ trọng vốn chủ sở hữu vẫn chiếm cao hơn gần 70% tổng tài sản so với tỷ trọng nợ phải trả trong tổng tài sản, nhưng tỷ trọng VCSH có chút giảm khoảng 4-5% so với tỷ trọng năm trước, doanh nghiệp vẫn đang cố gắng giữ và tự chủ tài chính vì khoản nợ phải trả cũng đã giảm đáng kể.
Bảng 2.5. Bảng phân tích mối quan hệ TS và NV
CHỈ TIÊU
1. Hệ số nợ so với TS
2. Hệ số khả
năng thanh toán tổng quát
3. Hệ số TS so với
VCSH
Hệ số nợ tài sản 3 năm 2018-2020 đều trên 0.3, điều này cho thấy doanh nghiệp đãsử dựng đòn bẩy tài chính khá tốt, vốn chủa sở hữu chiếm phần lớn tài sản. Năm 2019 so với năm 2018 hệ số nợ với tài sản tăng 0,06 với tỷ lệ tăng 20%. Năm 2020 so với năm 2019 thì lại giảm 0.02 với tỷ lệ giảm 6%.
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát 3 năm 2018-2020 đều lớn hơn 1, chứng tỏ doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán, tình hình tài chính phát triển, có tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Năm 2019/2018 giảm 0.53 tương đương tỷ lỷ giảm 17% điều này được hồi phục vào giai đoạn 2020/2019 tăng 0.17 tỷ lệ tăng 6%.
Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu trong 3 từ 2018-2020 của doanh nghiệp cũng đều lớn hơn 1, doanh nghiệp cho thấy được đầu tư chủ yếu bằng tài sản, cụ thể là chiếm dụng vốn. Hay nói cách khác doanh nghiệp chưa độc lập hẳn về mặt tài chính. Năm 2014 hệ số này tăng 0.15 với tỷ lệ tăng 10%, năm 2020 lại có xu hướng giảm 0.06 tỷ lệ giảm 4%.
2.2.2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
2.2.2.1. Phân tích doanh thu từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.6. Bảng phân tích cơ cấu doanh thu
DT thuần về bán hàng và CCDV DT từ HĐTC TN khác Tổng doanh thu
Bảng 2.7. Bảng phân tích biến động doanh thu DT thuần về bán hàng và CCDV DT từ HĐTC TN khác Tổng doanh thu
Trong giai đoạn ba năm 2018-2020, doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm mức tỷ trọng cao trong tổng doanh thu với tỷ trọng khoảng 99% tổng doanh thu, các doanh thư từ hoạt động tài chính và thu nhập khác không đến 0,5% tổng doanh thu tỷ trọng này quá thấp và khi biến động sẽ không gây ảnh hương quá lớn đến doanh thu của doanh nghiệp.
Năm 2019, tình hình hoạt động doanh nghiệp khá tốt tổng doanh thu tăng 12,31% so với năm 2018 với mức tăng 1,442,793,757 đồng đến năm 2020 tình hình hoạt động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid nên doanh thu đa ̃giảm 7,63% với giá trị giảm 1,004,909,323 đồng, mặc dù tỷ lệ giảm không nhiều nhưng cũng gây ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Ta xem xét chỉ tiêu doanh thu thuần từ HĐBH và CCDV vào năm 2019 chỉ tiêu này tăng 1,449,278,230 đồng với tỷ lệ tăng 12,44%, năm 2020 so với 2019 giảm gần 1 tỷ đồng với mức giảm 994,666,403 đồng tương ứng tỷ lệ giảm 7,6% ảnh hưởng chính đến tổng doanh thu của doanh nghiệp
Ngoài ra, vào năm 2020 doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác mặc dù chiếm tỷ trọng trong tổng doanh thu không cao nhưng đều giảm, ta nhận thấy việc suy giảm này nguyên nhân từ đại dịch Covid ảnh hưởng quá lớn đến doanh nghiệp không chỉ vậy còn ảnh hưởng đến cả nền kinh tế, doanh nghiệp nên có những kế hoạch chiến lược tốt hơn.
2.2.2.2. Phân tích chi phí từ báo cáo kết quả kinh doanh
Bảng 2.8. Bảng phân tích cơ cấu chi phí
(ĐVT: đồng) GVHB Chi phí tài chính Chi phí bán hàng Chi phí quản lý DN Chi phí khác CP thuế TNDN hiện hành Tổng chi phí
Bảng 2.9. Bảng phân tích biến động chi phí (ĐVT: đồng) GVHB Chi phí tài chính Chi phí bán hàng Chi phí quản lý DN Chi phí khác Chi phí thuế TNDN hiện hành Tổng chi phí
Chì tiêu chi phí luôn là vấn đề được quan tâm khá nhiều trong doanh nghiệp, làm sao để hạ giá thành, tối thiểu hóa chi phí phát sinh. Năm 2019, tổng chi phí tăng 1,351,351,115 đồng với tỷ lệ tăng 12,34%, năm 2020 giảm 816,883,248 đồng với tỷ lệ giảm 6,64%. Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí, trong giai đoạn 3 năm 2018-2020 đều chiếm tỷ trọng gần 90%. Ngoài ra, chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trọng 5-7% ta thấy doanh nghiệp chưa có nhiều chế độ đaĩ ngộ về lương thưởng, bhxh… cho nhân viên một cách đầy đủ và chu đáo.
Giá vốn hàng bán là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí, chỉ tiêu này tăng 10% trong năm 2019 với giá trị tăng 976,027,284 đồng, đến năm 2020 giá vốn hàng bán giảm không nhiều 4,14% với giá trị giảm 444,722,568 đồng nhưng cũng cho thấy hướng tishc cực khi doanh nghiệp giảm bớt được một phần chi phí.
Dù chi phí khác chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi phí, nhưng đáng quan tâm chi phí khác năm 2019 giảm 100% so với năm 2018 giảm 52,583,895 đồng điều
này cho thấy doanh nghiệp đa ̃biết quản lý chi phí một cách hợp lý hơn. Nhưng năm 2020 chi phí khác của doanh nghiệp lại tăng rất cao 1,566,559 đồng tỷ lệ tăng 3902%, đến năm 2020 này doanh nghiệp không còn kiểm soát được chi phí phát sinh việc quản lý này chưa thật sự hiệu quả, đặc biệt trong khâu sản xuất các yếu tố đầu vào còn chưa thật sự tốt, chưa hạ được giá thành sản phẩm, cần quan tâm nhiều hơn đến chi phí. Năm covid-19 đãgây ra nhiều biến chuyển khiến doanh nghiệp không kịp xoay sở.
Xét đến các chỉ tiêu khác, năm 2019 chi phí quản lý doanh nghiệp tăng gấp đôi cụ thể tăng 350,070,335 đồng với tỷ lệ tăng 54% có thể do sự phát triển khiến doanh nghiệp cần nhiều nhân sự và cần nhiều sự chuyên nghiệp hơn, nhưng đến năm 2020 thì chỉ tiêu này giảm 273,736,834 đồng giảm với tỷ lệ 30%, do dịch bệnh Covid là nguyên nhân mà doanh nghiệp buộc phải giảm chi phí quản lý doanh nghiệp.
Ngoài ra các chỉ tiêu chi phí tài chính, laĩ vay đều tăng qua các năm. Có duy