f. Kết nối với Hệ thống Cổng dịch vụ đầu tư công của Bộ Kế Hoạch và Đầu tư
3.2.1. Định hướng của Chính phủ
Việt Nam đang trong quá trình thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến ứng dụng và phát triển CNTT trong đời sống kinh tế xã hội. Dựa trên những phác thảo hợp đồng, vai trò và trách nhiệm của chính phủ:
Chính sách và pháp luật
Chính phủ Việt Nam nên xây dựng Luật để thực thi dự án đấu thầu qua mạng trên hệ thống e-GP.
Chính phủ quyết định cấu trúc phí và mức phí dịch vụ. Ủy ban e- GP cần phải được thành lập để đưa ra các quyết định liên quan đến e-GP nhằm đảm bảo cân bằng giữa kỳ vọng của chính phủ và kỳ vọng của đối tác tư nhân.
Chính phủ cần đưa ra các quy định liên quan đến cấu trúc phí và mức phí đối với việc sử dụng dịch vụ e-GP và cho phép doanh nghiệp PPP thu phí dử dụng dịch vụ e-GP từ nhà thầu và cơ quan nhà nước.
Hệ thống
Thương hiệu của hệ thống e-GP Việt Nam cần được sở hữu bởi chính phủ để đảm bảo tính liên tục và uy tín.
Đối tác tư nhân thực hiện phát triển, quản lý và vận hành hệ thống e-GP. Các thiết bị phần cứng, phần mềm và thiết bị mạng cho dịch vụ e-GP được sở hữu bởi đối tác tư nhân trong thời gian hợp đồng. Sau khi hợp đồng, các thiết bị sẽ được chuyển giao cho chính phủ. Chính phủ, cơ quan nhà nước cần thực hiện những nội dung:
Thứ nhất: Ban hành, phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và chính sách về đấu thầu, đấu thầu qua mạng.
Chính phủ, cơ quan QLNN cần xây dựng, hoàn thiện pháp luật và chính sách là nội dung, chức năng và nhiệm vụ quan trọng của nhà nước. Việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật và chính sách QLNN về đấu thầu giúp hình thành hệ thống pháp lý đầy đủ, chặt chẽ, hoàn thiện, khả thi, phù hợp với thực tiễn, tạo môi trường pháp lý để hoạt động đấu thầu diễ ra đúng với mục tiêu quản lý của nhà nước. Để có thể thực hiện tốt việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật và chính sách QLNN về đấu thầu đòi hỏi nhà nước cần thực hiện đồng bộ: Chú trọng tới công tác xây dựng Luật Đấu thầu và các Luật liên quan như Luật Thương mại, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công, Luật An toàn thông tin, đặc biệt là Luật Đấu thầu, Nghị định và Thông tư hướng dẫn Luật Đấu thầu và các Luật có liên quan nhằm tạo lập môi trường pháp lý cho hoạt động đấu thầu.
Thứ hai: Quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu.
Bộ kế hoạch và Đầu tư giúp Chính phủ quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác đấu thầu. Mọi cơ sở đào tạo đều phải thực hiện việc đào tạo về đấu thầu theo một chương trình khung thống nhấtt để đảm bảo chất lượng đào tạo và học viên nắm được đầy đủ thông tin quy định của pháp luật hiện hành. Nhà nước yêu cầu tất cả những ai tham gia vào hoạt
động đấu thầu đều phải được đào tạo và được trang bị đầy đủ kiến thức về đấu thầu, các thao tác đấu thầu qua mạng cơ bản.
Thứ ba: Tổng kết, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu qua mạng theo từng giai đoạn thời gian đảm bảo luôn nắm chắc được tình hình thực hiện đấu thầu trong cả nước.
Hoạt động đấu thầu qua mạng được giám sát chặt chẽ bởi các cơ quan có thẩm quyền. Hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát phải được thực hiện thường xuyên nhất là khu vực sử dụng vốn ngân sách Nhà nước. Hoạt động này cũng thể hiện ở việc kiểm soát hành vi của tất cả những người tham gia đấu thầu để đảm bảo việc thực hiện đúng người, đúng việc. Trên cở sở đó, theo định kì các cơ quan quản lý về đấu thầu đều phải tổng kết, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu. Từ đó nhận ra những vấn đề tồn tại trong đấu thầu, hệ thống đấu thầu qua mạng để nhanh chóng đưa ra những biện pháp khắc phục kịp thời.
Thứ tư: Quản lý hệ thống thông tin và các cơ sở dữ liệu về đấu thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
Trong đấu thầu, thông tin là rất quan trọng. Thông tin có công khai, minh bạch và chính xác thì việc lựa chọn nhà thầu mới đạt được hiệu quả cao.Vì thế, đòi hỏi thông tin trong đấu thầu phải được đăng tải và quản lý thống nhất trong cả nước. Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận trách nhiệm quản lý hệ thống thông tin mạng đấu thầu trên phạm vi cả nước bao gồm Báo Đấu thầu và Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Trên cơ sở đó, nhà thầu có thể tìm kiếm thông tin dễ dàng, chính xác và cơ hội được tham gia dự thầu nhiều hơn.