Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH đầu tư xây dựng và dịch vụ thương mại minh xuân (Trang 64)

3. Đối tượng nghiên cứu

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty

3.2.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Giải pháp về nhu cầu vốn

Để tiến hành bất cứ một quá trình sản xuất kinh doanh nào doanh nghiệp cũng cần phải có vốn. Đặc biệt, trong nền kinh tế hiện nay, không có vốn không thể thực hiện được hoạt động kinh tế nào dù là nhỏ nhất. Thiếu vốn làm mất đi một nguồn lực quan trọng, phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, hạn chế và làm giảm hiểu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngược lại đảm bảo đủ vốn là một trong những trọng tâm được các nhà quản lý quan tâm hàng đầu. Vì vậy, Công ty cần một số biện pháp sau:

-Giảm nhu cầu về vốn cho phù hợp với năng lực sản xuất kinh doanh và tình hình thực tế của thị trường thông qua việc thực hiện đầu tư một cách có hiệu quả, không đầu tư dàn trải, xác định nhu cầu vốn cần thiết, hợp lý như qua các khâu của dự trữ sản xuất và lưu thông hàng hóa đảm bảo cho quá trình sản xuất thường xuyên và liên tục. Từ đó có biện pháp tổ chức huy động nhằm đáp ứng kịp thời, đầy đủ vốn, tránh tình trạng gây lãng phí hoặc thiếu vốn ảnh hưởng xấu đến quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Muốn vậy Công ty phải tăng cường quản lý chặt chẽ nhu cầu vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

- Tăng cường huy động vốn từ cán bộ công nhân viên nhằm phát huy nội lực từ chính bản thân Công ty. Tạo vốn bàng cách này một mặt sẽ giải quyết được nhu cầu vốn thường xuyên, giảm chi phí vốn , mặt khác sẽ gắn bó người lao động với công

- Tiếp tục xử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn tín dụng thương mại bằng cách mua trả chậm. Đây là hình thúc thanh toán khá phổ biến hiện nay bởi vì không phải lúc nào cũng có tiền ngay để thanh toán. Vì vậy Công ty cần tận dụng những khoản thanh toán như vậy để đáp ứng nhu cầu vốn bằng cách tạo lòng tin, uy tín với bạn hàng.

- Nên hợp tác liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài địa bàn để tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh mới để phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh.

Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn

Để nâng cao hiệu quả huy động vốn là phải khẳng định và cam kết mạnh mẽ trong việc sử dụng nguồn vốn đúng mục đích và hiệu quả tạo niềm tin cho các nhà tài trợ đa dạng hóa các kênh huy động vốn cho đầu tư phát triển, cần đánh giá một cách toàn diện và xử lý hợp lý mối quan hệ giữa doanh nghiệp với người lao động, giữa các doanh nghiệp với nhau theo hướng nợ của doanh nghiệp nằm trong phạm

vi kiểm soát được. Xác định rõ những ngành, lĩnh vực được ưu tiên đầu tư trọng

điểm để có được điều này cần phải minh bạch tài chính góp phần thu hút vốn đầu tư.

Xây dựng cơ cấu vốn hợp lý

Xác định cơ cấu vốn hợp lý nhằm góp phần làm giảm nhu cầu vốn, phù hợp với mục tiêu mà công ty đang thực hiện. Để làm được điều đó, Công ty phải thực hiện các giải pháp sau:

- Tiếp tục tăng cường nguồn vốn chủ sở hữu.

- Cân đối lại nhu cầu hàng hóa trong các khâu dự trữ để tạo ra một cơ cấu vốn lưu động hợp lý với thực trạng và đặc điểm hoạt động của Công ty.

3.2.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản

Tài sản của công ty phục vụ cho quá trình sản xuất chủ yếu là máy móc, thiết bị, các công cụ dụng cụ dùng cho ngành thương mại xây dựng. Do đó, nâng cao hiệu

quả sử dụng tài sản trong công ty xây dựng cũng gần đồng nghĩa với việc phải biết tận dụng tối đa công suất hoạt động của các máy móc, thiết bị sẵn có. Muốn vậy, công ty cần phải chú trọng đến lập kế hoạch, và chấp hành đúng đắn cách sử dụng thiết bị, phải có chế độ bảo quản hợp lý, định kỳ kiểm tra sửa chữa thường xuyên, cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng lực sản xuất của chúng. Có như vậy thì mới phát huy được hết năng lực của tài sản hiện có. Từ đó tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty.

3.2.3. Nâng cao hiệu quả chất lượng đội ngũ lao động

Con người luôn là yếu tố trung tâm quyết định tới sự thành công hay thất bại của bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Con người tác động đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm .... Chính vì vậy, trong bất kỳ chiến lược phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng không thể thiếu con người được.Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động là giải pháp quan trọng để tiết kiệm chi phí, tăng năng suất lao động từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên chức trong toàn công ty thông qua họat động tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại.

 Tuyển dụng bố trí lao động phải căn cứ theo tiêu chuẩn và trình độ năng lực, nghề nghiệp, yêu cầu công việc để bố trí đảm bảo đúng người đúng việc, phù hợp với năng lực, sở trường của cá nhân.

 Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng từ đó tạo dựng niềm tin và lòng trung thành của người lao động đối với công ty.

 Xây dựng cơ chế môi trường làm việc chuyên nghiệp nhằm thu hút nhân lực, chuyên viên trong các lĩnh vực mà công ty còn thiếu.

 Nghiên cứu đề ra giải pháp nhằm xây dựng, củng cố lại lực lượng lao động trực tiếp có tay nghề cao. Đây được coi là nhiệm vụ khó khăn nhưng rất cấp thiết cho công ty trong thời gian tới.

3.2.4. Đẩy mạnh, phát triển thị trường

Trong thời kì kinh tế thị trường ngày càng phát triển mạnh mẽ, thì hoạt động Marketing trong các doanh nghiệp ngày càng trở lên quan trọng hơn, nó quyết định đến việc doanh nghiệp này kinh doanh thất bại hay thành công, vì nó là cầu nối để các doanh nghiệp đưa sản phẩm, dịch vụ của mình tới khách hàng. Do đó việc nâng cao hiệu quả hoạt động marketing và hoạt động nghiên cứu thị trường là một trong những mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp trong việc đưa ra chiến lược phát triển.

 Công ty cần thúc đẩy, phát triển mở rộng nhiều chi nhánh, thu hút thêm nhiều nhà đầu tư

 Nâng cao chất lượng sản phẩm vì đối thủ cạnh tranh đang bị suy yếu do các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm đây chính là cơ hội để khẳng định vị thế của mình.

 Đưa ra các chương trình khuyến mãi, chiết khấu, tích điểm tri ân khách hàng tạo dấu ấn để giữ chân khách quay lại.

 Tham gia các hoạt động xã hội, thiện nghiện hội chợ triển lãm chuyên ngành, qua đây tiếp xúc với khách hàng tiềm năng và nhu cầu khách hàng. Đồng thời đây là cơ hội để khách hàng hiểu biết hơn nữa về sản phẩm của doanh nghiệp, từ đó gợi mở nhu cầu, biến nhu cầu thành sức mua thực tế.

3.3. Một số kiến nghị

Việc tồn tại các khoản phải thu là việc không thể tránh khỏi trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay, đặc biệt là trong lĩnh vực mà công ty đang tham gia hoạt động. Vấn đề lúc này là làm sao để giảm thiều các rủi ro tiềm ẩn trong các khoản phải thu này.

Để giảm thiểu các rủi ro này, công ty cần xây dựng chính sách quản lý khoản phải thu thống nhất bao gồm chính sách bán hàng tín dụng, phân tích tín dụng khách hàng và chính sách thu hồi nợ hợp lý. Việc bán hàng tín dụng không được áp dụng quá rộng rãi, phải chọn lọc đối tượng khách hàng mà bán hàng tín dụng, Ưu tiên cho các khách hàng đã làm ăn lâu năm, có uy tín, còn đối với các khách hàng mới

thì trước khi bán hàng tín dụng cần nghiên cứu và tìm hiểu về khả năng tài chính của họ, chỉ bán hàng tín dụng cho những khách hàng tiềm năng. Các điều khoản về thanh toán cần được ghi rõ ràng trong các hợp đồng, nhất là về các khoản chiết khấu thanh toán áp dụng nếu thanh toán sớm và các khoản tiền phạt nếu không thanh toán khi đáo hạn. Như thế, sẽ khuyến khích việc thanh toán đúng thời hạn, đảm bảo các kế hoạch của Công ty không bị xáo trộn. Đối với những hợp đồng có rủi ro thanh toán cao nên áp dụng phương thức thanh toán ngay khi giao hàng. Đồng thời, công ty phải trích lập khoản dự phòng phải thu khó đòi trong trường hợp rủi ro các khoản phải thu xảy ra.

Nên hợp tác liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài địa bàn để tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh mới để phát triển công ty ngày càng lớn mạnh.

Mở rộng phạm vi hoạt động: Công ty phải mở thêm các chi nhánh, văn phòng địa diện ở các địa bàn quan trọng. Vì thị trường các công trình xây đựng dân dụng, công nghiệp và kỹ thuật hạ tầng đô thị ngày càng tăng nên công ty cần thiết phải mở rộng địa bàn hoạt động. Công ty có thể đặt thêm các chi nhánh cũng như mở văn phòng địa diện ở địa bàn các địa phương khác. Việc này được thực hiện sẽ tạo điều kiện cho công ty tiếp cận, nắm bắt thông tin về các công trình xây dựng

ở các địa phương, từ đó có kế hoạch cụ thể để thực hiện tư vấn, khảo sát và xây dựng lắp đặt các công trình.

Chú trọng đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kỹ thuật tại các phòng ban, các công nhân trong các đội xây dựng để đáp ứng yêu cầu của công việc trong giai đoạn mới.

Đối thủ cạnh tranh: Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, công ty phải đối mặt với bao biến động về kinh tế xã hội. Nó ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty nên tìm hiểu kỹ tình hình của các đối thủ cạnh tranh và cơ chế thị trường để có những hướng đi đúng đắn.

KẾT LUẬN

Mỗi công ty khi xâm nhập vào thị trường đều lựa chọn cho mình một hướng đi riêng, đều hướng tới mục tiêu cao nhất là lợi nhuận. Để thu được lợi nhuận cao nhất, mỗi doanh nghiệp cần có biện pháp hữu hiệu sao cho làm giảm chi phí và tăng doanh thu.Trong nền kinh tế thị trường hiện nay đặc biệt đối với các doanh nghiệp thương mại, tổ chức tốt quá trình mua- bán- lưu chuyển hàng hóa là điều kiện quan trọng giúp cho doanh nghiệp phát triển. Và nâng cao hiệu quả kinh doanh thực sự là một vấn đề vô cùng quan trọng trong hoạt động của một doanh nghiệp, nó quyết định sự sống còn đối với mỗi doanh nghiệp và đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, khi sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phát triển như vũ bão, mức độ cạnh tranh trở nên vô cùng khốc liệt Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó, các doanh nghiệp phải tính toán các chi tiêu hiệu quả, thông qua đó phân tích, đánh giá về tình hình thực tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, xem các hoạt động có hiệu quả hay không, hiệu quả ở mức độ nào để từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh hơn nữa. Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Dịch vụ Thương mại sau hơn 13 năm đi vào hoạt động đã có những phát triển vượt bậc, biểu hiện rõ nét qua sự tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận, cơ cấu sản phẩm. Tình hình trong nước và thế giới có nhiều điều kiện thuận lợi góp phần thúc đẩy sự phát triển của công ty, nhưng có không ít những khó khăn thách thức như: chi phí đầu vào còn cao, quy mô còn nhỏ nên sức cạnh tranh còn kém trong khi thị trường ngày càng có nhiều công ty tham gia, đặc biệt là các công ty có vốn đầu tư nước ngoài vốn mạnh, tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt.Qua quá trình thực tập kết hợp với những hiểu biết thực tiễn em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của công ty hơn nữa.

Với trình độ học vấn và thời gian thực tập có hạn việc tìm hiểu về công tác quản trị taị công ty còn chưa được đầy đủ. Điều kiện tiếp xúc với công việc thực tế ít nên không tránh khỏi những sai sót trong quá trình thực hiện. Vì vây, em rất mong

nhận được sự chỉ bảo, bổ sung của các thầy, cô giáo trong khoa để em có thể khắc phục những hạn chế đó.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.http://thuvienso.apd.edu.vn/

2.Khoa Tài chính Đầu tư - Học viện Chính sách và Phát triển, đề cương hướng dẫn thực tập 2021

3..Khoa Tài chính Đầu tư - Học viện Chính sách và Phát triển, Đề cương bài giảng môn Tài Chính Doanh Nghiệp

4.Nguyễn Năng Phúc (2013), Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH đầu tư xây dựng và dịch vụ thương mại minh xuân (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w