5. Kết cấu của khóa luận
1.2. Tổng quan về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu
1.2.1. Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng
Đào tạo là việc trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản, có hệ thống
cho người học, để sau một khoá học (dài hạn hoặc ngắn hạn) người học đạt được trình độ một cấp học cao hơn.
Bồi dưỡng được dùng với nghĩa là cập nhật, bổ túc thêm một số kiến
thức, kỹ năng cần thiết, nâng cao hiểu biết sau khi đã được đào tạo cơ bản, cung cấp thêm những kiến thức chuyên ngành, mang tính ứng dụng.
1.2.2. Các loại hình đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu
Đào tạo đấu thầu cơ bản
Đào tạo đấu thầu cơ bản áp dụng cho các cá nhân tham gia vào hoạt động lựa chọn nhà thầu và các cá nhân khác có nhu cầu. Kết thúc mỗi khóa đào tạo, học viên đáp ứng yêu cầu sẽ được cấp chứng chỉ đào tạo đấu thầu cơ bản. Cá nhân thuộc nhà thầu không bắt buộc phải có chứng chỉ đào tạo đấu thầu cơ bản.
Bồi dưỡng về đấu thầu
Bồi dưỡng về đấu thầu bao gồm:
Bồi dưỡng giảng viên đấu thầu áp dụng cho các cá nhân có nhu cầu trở thành giảng viên đấu thầu. Kết thúc mỗi khóa bồi dưỡng, học viên đáp ứng yêu cầu sẽ được cấp chứng nhận bồi dưỡng giảng viên đấu thầu;
Bồi dưỡng kiến thức đấu thầu áp dụng cho các cá nhân có nhu cầu, bao gồm bồi dưỡng theo chuyên đề, bồi dưỡng cập nhật, nâng cao kiến thức, kinh nghiệm về đấu thầu để phục vụ công việc, phục vụ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu và các hình thức bồi dưỡng khác về đấu thầu.
1.2.3. Khái niệm về đào tạo trực tuyến
Đào tạo trực tuyến là một quá trình học tập có sử dụng máy tính phối kết
luyện. Đào tạo trực tuyến chính là cách thức truyền tải nội dung giảng dạy qua các thiết bị điện tử có kết nối với Internet.
1.2.4. Điểm mạnh của phương pháp Đào tạo trực tuyến so với phương pháp Đào tạo truyền thống pháp Đào tạo truyền thống
Thứ nhất: Ưu điểm mà tất cả chúng ta có thể nhìn thấy rõ ràng nhất đó là
có thể giảm thiểu chi phí đi lại, tiết kiệm được thời gian và không gian học tập thoải mái hơn.
Thứ hai: Đào tạo mọi lúc mọi nơi.
Người học có thể truy cập khóa học trực tuyến bất kì nơi đâu như: ở nhà, nơi làm việc hay các địa điểm mạng internet công cộng và vào bất kỳ thời gian nào thích hợp khi người học muốn. Không giới hạn về mặt địa lý, các học viên từ các vùng khác nhau, từ các nước khác nhau đều có thể tham gia vào khóa học mà không có hạn chế về nền văn hóa, phong tục và tập quán.
Thứ ba: Tiết kiệm chi phí học tập.
Giúp học viên giảm tới khoảng 60% chi phí đi lại và giảm thiểu tối đa những vấn đề khó khăn gặp phải trong quá trình đi lại để đến địa điểm tổ chức học tập.
Một chi phí khác có thể được cắt giảm tối đa chính là chi phí thuê mặt bằng hoặc mua đất, mua vị trí để xây dựng địa điểm học, số tiền phải chi ra để mua công cụ giảng dạy, tiền điện, tiền nước, giấy, bút, mực in,… Khi tất cả những học liệu và bài kiểm tra đều được điện tử hoá, không cần phải in quá nhiều giấy để phục vụ cho nhu cầu này.
Thứ tư: Về mặt học tập.
So với phương pháp đào tạo truyền thống thì khóa học trực tuyến giúp học viên tiết kiệm khoảng từ 20% đến 40 % thời gian do giảm được thời gian đi lại và sự phân tán.
Học viên dễ cập nhật nội dung bài học và có thể học theo nhịp độ của riêng mình.
Học viên được tạo điều kiện tham gia diễn đàn, tranh luận qua mạng, có thể giao tiếp với giảng viên và các học viên khác.
Các bài giảng và khóa học đa dạng hóa, được minh họa thực tế.
Thứ năm: Linh động và uyển chuyển.
Học viên có thể chủ động và linh hoạt trong quá trình học của mình: tốc độ học tập theo khả năng tiếp thu và có thể nâng cao hơn kiến thức thông qua việc tương tác trao đổi với giảng viên.
Thứ sáu: Nâng cao sự tự giác, chủ động
Vì hình thức đào tạo trực tuyến không chịu sự ép buộc và hối thúc của giảng viên, do đó, người học sẽ buộc phải tự chủ động sắp xếp thời gian học tập sao cho phù hợp. Học viên cần chủ động tham gia học và lên kế hoạch học tập sao cho linh động và hiệu quả
Thứ bảy: Theo dõi tiến độ học
Tại khóa học đào tạo trực tuyến của Trung tâm Hỗ trợ Đấu thầu, giảng viên và học viên đều theo dõi được tiến độ học tập của học viên thông qua hệ thống website cung cấp. Theo dõi được tiến độ học giúp giảng viên điều chỉnh được bài giảng của mình và giúp học viên quan sát được chính quá trình học tập của mình.
1.2.5. Thành công của đào tạo trực tuyến trên Thế Giới:
Tối giản chi phí
Giảm được chi phí đi lại, ăn ở của học viên giúp tiết kiệm tối đa chi phí cho đào tạo mà vẫn có nhiều hoạt động đào tạo hiệu quả. Cũng theo một thống kê từ certifyme.net, doanh nghiệp có cơ hội tiết kiệm từ 50-70% chi phí đào tạo thông qua đào tạo trực tuyến. Các khóa đào tạo trực tuyến giúp rút ngắn thời gian học xuống từ 25-60% so với lớp học truyền thống.
Ernst & Young đã cắt giảm chi phí cho đào tạo xuống còn 35% trong đó vẫn tiếp tục củng cố tính nhất quán của các chương trình đào tạo so với trước đây và khả năng mở rộng, nâng cao. Theo đó, Ernst & Young đã thay đổi 2.900
giờ học trực tiếp thành 700 giờ học trên nền tảng web, 200 giờ học từ xa và 500 giờ học trực tiếp tương đương với cắt giảm khoảng 52% chi phí. Năm 2016, chuỗi cửa hàng McDonald ở Anh tuyên bố giảm được gần 50% chi phí đào tạo, tương đương 1 triệu USD từ khi chuyển sang hình thức đào tạo trực tuyến
Cải thiện hiệu suất học tập và hiệu quả
Năng suất lao động và doanh thu ổn định, ít bị ảnh hưởng khi cán bộ, nhân viên tham gia khóa học vì đào tạo trực tuyến giúp tận dụng tối đa thời gian của người dạy và người học. Điều này giúp đào tạo trực tuyến không ảnh hưởng nhiều tới năng suất lao động của nhân viên (vừa học vừa làm).
Các báo cáo do Brandon Hall thực hiện chỉ ra rằng, một khóa học đào tạo trực tuyến giúp tiết kiệm từ 35-45% thời gian học tập. Nghiên cứu tại nhiều doanh nghiệp châu Âu cho thấy 30.000 giờ học truyền thống có thể chuyển đổi thành không đầy 700 giờ học trực tuyến – cắt giảm được 76% thời gian (Ezine 2009) vẫn nằm trong báo cáo của Epic nên có thể bỏ Ezine 2009 đi được.
Tại Việt Nam, năm 2016, một ngân hàng lớn đã thực hiện khóa đào tạo Tân tuyển (nhân viên mới) cho gần 1.000 cán bộ nhân viên trên toàn hệ thống trong vòng 2 tháng. Với số lượng học viên lớn như vậy, để thực hiện đào tạo truyền thống có hiệu quả với nguồn giảng viên nội bộ eo hẹp mất tối thiểu 1 năm, chưa kể đến chi phí và thời gian đi lại giữa các địa bàn.
Ngoài ra, áp dụng đào tạo trực tuyến giúp tăng hiệu quả đầu tư của công ty cho hoạt động đào tạo do kế thừa và sử dụng bài giảng/khóa học được nhiều lần. Theo thời gian, những tài liệu đào tạo này sẽ là một kho kiến thức khổng lồ về ngành nghề của công ty.
Thống nhất trong nội dung đào tạo
Thông tin và kiến thức được phổ biến một cách nhất quán, toàn diện trên toàn hệ thống và rút ngắn độ trễ về thời gian của thông tin; trao cơ hội được đào tạo, nâng cao năng lực đồng đều và nhiều hơn tới người lao động. Theo thống kê của Viện Nghiên cứu Kinh doanh Quốc gia Mỹ, có 23% lao động rời bỏ công việc của mình vì ở cương vị đó họ không được tạo cơ hội phát triển và
đào tạo. Để nhân tài nghỉ việc sang công ty khác (đặc biệt nếu là đối thủ cạnh tranh) cũng có nghĩa là doanh nghiệp đang lãng phí thời gian và tiền bạc.
Cơ hội toàn cầu hóa
Trong khi đào tạo trực tuyến đang phát triển như vũ bão tại Châu Âu và Mỹ, chiếm tới 70% thị phần, thì Châu Á lại đang có những bước đi đầu tiên vững chắc. đào tạo trực tuyến sẽ là cầu nối cho doanh nghiệp vươn ra thị trường quốc tế, mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới mẻ, tiềm năng và luôn giữ cho doanh nghiệp không bị tụt hậu.
1.2.6. Đối tượng cần đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu
Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định những cá nhân trực tiếp tham gia hoạt động đấu thầu (bên mời thầu hay tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp) đều phải có chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về đấu thầu, (trừ các nhà thầu). Họ là đối tượng quan trọng nhất cần phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ đấu thầu. Ngoài ra, những cá nhân khác có nhu cầu, thậm chí những người tham gia với tư cách nhà thầu tuy không bắt buộc nhưng cần phải có sự hiểu biết nhất định về hoạt động đấu thầu đều có thể tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ đấu thầu.
1.2.7. Vai trò của công tác đào tạo, bồi dưỡng trong đấu thầu
Đào tạo, bồi dưỡng trong đấu thầu có vai trò rất quan trọng đối với cả chủ đầu tư, bên mời thầu và nhà thầu. Cụ thể như sau:
Vai trò đối với chủ đầu tư, bên mời thầu:
Đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu giúp CĐT/BMT nắm bắt và hiểu rõ quy trình của đấu thầu, những quy định của Luật đấu thầu để thực hiện đấu thầu hiệu quả và đúng với quy định của pháp luật. Khi đấu thầu đang ngày càng hướng đến tính minh bạch, công bằng thì đồng nghĩa với việc áp dụng khoa học công nghệ vào đấu thầu ngày càng nhiều. Nâng cao trình độ chuyên môn cũng như hiệu quả công việc;
Khi nhà thầu tham gia hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu, cũng như CĐT/BMT thì nhà thầu cũng sẽ hiểu rõ quy trình trong đấu thầu, tránh những sai phạm không đáng có trong quá trình tham gia đấu thầu, xuất phát từ việc không am hiểu, hay thiếu kỹ năng, trình độ chuyên môn kém của nguồn nhân lực
1.2.8. Trách nhiệm của các bên trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu đấu thầu
1.2.8.1. Trách nhiệm của cơ sở đào tạo đấu thầu
Căn cứ theo điều 18 Thông tư số 04/2019/TT-BKHĐT ngày 25 tháng 01 năm 2019, trách nhiệm của cơ sở đào tạo đấu thầu:
Chỉ tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đấu thầu.
Xây dựng tài liệu giảng dạy, bộ đề kiểm tra phù hợp với chương trình khung theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
Đăng tải danh sách học viên được cấp chứng chỉ đào tạo đấu thầu cơ bản theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm, gửi báo cáo hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu bằng văn bản về Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Nội dung báo cáo thực hiện theo Mẫu số 05 Phụ Lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này, đồng thời gửi báo cáo dưới dạng tập tin (định dạng Word) đến địa chỉ
info@123doc.org.
1.2.8.2. Trách nhiệm của giảng viên đấu thầu
Căn cứ theo điều 19 Thông tư số 04/2019/TT-BKHĐT ngày 25 tháng 01 năm 2019, trách nhiệm của giảng viên đấu thầu:
Giảng dạy theo đúng chương trình khung quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
Thường xuyên cập nhật kiến thức, cơ chế, chính sách pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan.
Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm, gửi báo cáo hoạt động giảng dạy về đấu thầu bằng văn bản về Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Nội dung báo cáo thực hiện theo mẫu số 6 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này, đồng thời gửi báo cáo dưới dạng tập tin (định dạng word) đến địa chỉ daotaodauthaumpi.gov.vn
1.2.8.3. Trách nhiệm của cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu động đấu thầu
Căn cứ theo điều 20 Thông tư số 04/2019/TT-BKHĐT ngày 25 tháng 01 năm 2019, trách nhiệm của cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu:
Hành nghề theo đúng lĩnh vực hành nghề ghi trong Chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu.
Cập nhật kiến thức, cơ chế, chính sách pháp luật trong trường hợp có chính sách mới.
Tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và quy định khác của pháp luật có liên quan trong quá trình hành nghề hoạt động đấu thầu.
Báo cáo về quá trình hành nghề hoạt động đấu thầu khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan khác có thẩm quyền.
1.2.8.4. Trách nhiệm của cá nhân được cấp chứng chỉ đào tạo đấu thầucơ bản cơ bản
Căn cứ theo điều 21 Thông tư số 04/2019/TT-BKHĐT ngày 25 tháng 01 năm 2019, trách nhiệm của cá nhân được cấp chứng chỉ đào tạo đấu thầu cơ bản:
Cập nhật kiến thức, cơ chế, chính sách pháp luật trong trường hợp có chính sách mới.
Tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và quy định khác của pháp luật có liên quan trong quá trình hoạt động đấu thầu.
1.3. Hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu.1.3.1. Khái niệm 1.3.1. Khái niệm
Hiệu quả có thể hiểu là “khả năng tạo ra kết quả mong muốn hoặc khả
năng sản xuất ra sản lượng mong muốn. Khi cái gì đó được coi là hiệu quả, có nghĩa là nó có một kết quả mong muốn hoặc mong đợi, hoặc tạo ra một ấn tượng sâu sắc, sinh động”. Mọi việc làm đều mong muốn đạt được hiệu quả, đó cũng là mục tiêu của nhiều chính sách hay các công việc.
Hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu là việc tạo ra kết quả mong muốn từ việc nâng cao khả năng, nghiệp vụ, trình độ chuyên môn cho những đối tượng tham gia vào hoạt động đấu thầu thông qua quá trình đào tạo, bồi dưỡng.
1.3.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác đào tạo
Đánh giá sự phản hồi của người học (Reaction): là quá trình mà học viên sẽ đưa ra những đánh giá về chương trình đào tạo sau khi hoàn tất chương trình trong đó sẽ bao gồm đánh giá về cấu trúc, nội dung và phương pháp giảng dạy và học tập của chương trình đào tạo.
Thông qua đánh giá phản hồi của học viên, cơ sở đào tạo sẽ xác định được những khía cạnh nào của chương trình đào tạo cần được củng cố và phát triển, những khía cạnh nào cần sửa đổi và cải thiện.
Từ những thông tin đánh giá thu thập được thì cở sở đào tạo sẽ đề ra các tiêu chuẩn cho các chương trình đào tạo tiếp theo.
Đánh giá về nhận thức của người học (Learning) là quá trình đánh giá xem người học đã tiếp nhận được những kiến thức, kỹ năng gì khi tham gia chương trình đào tạo và có đạt được đúng mục tiêu của chương trình đào tạo đề ra hay không?
Đánh giá chương trình đạo tạo ở cấp độ này có thể được tiến hành liên tục trong suốt quá trình triển khai chương trình nhằm cải thiện, mở rộng và nâng cao kiến thức và kỹ năng cho người học.
Việc đánh giá chương trình đào tạo ở cấp độ nhận thức cần phải bám sát với mục tiêu chương trình đào tạo đã đề ra. Chính vì vậy các hình thức đánh giá chương trình phải đánh giá được việc thực hiện mục tiêu của chương trình đào tạo.
Đánh giá hành vi (Behaviour) là quá trình đánh giá những thay đổi, tiến bộ của người học sau khi hoàn thành chương trình đào tạo và bồi dưỡng.
Ở mức độ này, đánh giá chương trình sẽ tập trung vào mức độ ứng dụng