5. Kết cấu của khóa luận
1.3. Hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu
1.3.1. Khái niệm
Hiệu quả có thể hiểu là “khả năng tạo ra kết quả mong muốn hoặc khả
năng sản xuất ra sản lượng mong muốn. Khi cái gì đó được coi là hiệu quả, có nghĩa là nó có một kết quả mong muốn hoặc mong đợi, hoặc tạo ra một ấn tượng sâu sắc, sinh động”. Mọi việc làm đều mong muốn đạt được hiệu quả, đó cũng là mục tiêu của nhiều chính sách hay các công việc.
Hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu là việc tạo ra kết quả mong muốn từ việc nâng cao khả năng, nghiệp vụ, trình độ chuyên môn cho những đối tượng tham gia vào hoạt động đấu thầu thông qua quá trình đào tạo, bồi dưỡng.
1.3.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác đào tạo
Đánh giá sự phản hồi của người học (Reaction): là quá trình mà học viên sẽ đưa ra những đánh giá về chương trình đào tạo sau khi hoàn tất chương trình trong đó sẽ bao gồm đánh giá về cấu trúc, nội dung và phương pháp giảng dạy và học tập của chương trình đào tạo.
Thông qua đánh giá phản hồi của học viên, cơ sở đào tạo sẽ xác định được những khía cạnh nào của chương trình đào tạo cần được củng cố và phát triển, những khía cạnh nào cần sửa đổi và cải thiện.
Từ những thông tin đánh giá thu thập được thì cở sở đào tạo sẽ đề ra các tiêu chuẩn cho các chương trình đào tạo tiếp theo.
Đánh giá về nhận thức của người học (Learning) là quá trình đánh giá xem người học đã tiếp nhận được những kiến thức, kỹ năng gì khi tham gia chương trình đào tạo và có đạt được đúng mục tiêu của chương trình đào tạo đề ra hay không?
Đánh giá chương trình đạo tạo ở cấp độ này có thể được tiến hành liên tục trong suốt quá trình triển khai chương trình nhằm cải thiện, mở rộng và nâng cao kiến thức và kỹ năng cho người học.
Việc đánh giá chương trình đào tạo ở cấp độ nhận thức cần phải bám sát với mục tiêu chương trình đào tạo đã đề ra. Chính vì vậy các hình thức đánh giá chương trình phải đánh giá được việc thực hiện mục tiêu của chương trình đào tạo.
Đánh giá hành vi (Behaviour) là quá trình đánh giá những thay đổi, tiến bộ của người học sau khi hoàn thành chương trình đào tạo và bồi dưỡng.
Ở mức độ này, đánh giá chương trình sẽ tập trung vào mức độ ứng dụng những kiến thức, kỹ năng mà người học đạt được vào trong công việc của họ.
Đánh giá kết quả (Result) là quá trình đánh giá những tác động của chương trình đào tạo đến các cá nhân sau khi tham gia hoạt động đào tạo và bồi dưỡng.
Đánh giá toàn diện về quá trình đào tạo và bồi dưỡng của giảng viên: bao gồm mức độ thỏa mãn của học viên về chương trình, chương trình có đáp ứng với nhu cầu học viên, chương trình có nâng cao hiểu biết của học viên, chương trình có thể cải thiện được thái độ của học viên
Năng lực tối thiểu của học viên: Học viên cần đạt được những kỹ năng và kiến thức cần thiết đáp ứng những yêu cầu tối thiểu của thị trường lao động.
Ấn tượng của hoạt động đào tạo và bồi dưỡng; Học viên cảm thấy chương trình đào tạo là hữu ích không?
Có thể nói rằng, đánh giá chương trình đào tạo là một hoạt động cần thiết đối với các cơ sở đào tạo nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của chương trình đào tạo. Việc đánh giá chương trình đào tạo có thể được tiến hành ngay từ giai đoạn xây dựng chương trình đào tạo chứ không nhất thiết là đánh giá trong quá trình triển khai và sau khi triển khai. Việc đánh giá chương trình đào tạo có thể tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau, tuy nhiên việc xác định một mô hình đánh giá chương trình đào tạo cũng quyết định tới hiệu quả của công
tác đánh giá thông qua việc lựa chọn giai đoạn để đánh giá, các tiêu chí, thông tin, cách thức triển khai.
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu dưỡng về đấu thầu
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu, một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đó là:
Thứ nhất, chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu phải phù
hợp, thống nhất, cân đối, ứng dụng vào thực tế.
Thứ hai, Yếu tố liên quan đến người học. Cần phải có thái độ, phương
pháp, mục tiêu khi được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng.
Thứ ba, Nghiệp vụ và chất lượng giảng viên. Yêu cầu đội ngũ giảng viên
cần phải có kiến thức chuyên môn đạt chuẩn, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, có trách nhiệm và phương pháp giảng day, đánh giá học viên.
Thứ tư, Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng. Cần
phải có đầy đủ các tài liệu cho người học và đáp ứng yêu cầu, phòng học đạt chuẩn.
Thứ năm, Công tác tổ chức khóa đào tạo, bồi dưỡng. Cần có kế hoạch
tốt, có thông tin đầy đủ, đảm bảo thời gian và giảng viên phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng.
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu1.4.1. Khung pháp lý về đào tạo, bồi dưỡng trong lĩnh vực đấu thầu 1.4.1. Khung pháp lý về đào tạo, bồi dưỡng trong lĩnh vực đấu thầu
Đây là yếu tố quan trọng, tạo nền móng và định hướng cho công tác xây dựng kế hoạch, triển khai đào tạo, bồi dưỡng trong hoạt động đấu thầu.
Thứ nhất, khung pháp lý là phương tiện để thể chế hóa đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng trong đấu thầu.
Thứ hai, dựa vào các văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng
trong đấu thầu để xác định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi cá nhân, tổ chức tham gia vào công tác đào tạo, bồi dưỡng.
Thứ ba, dựa vào các văn bản quy phạm pháp luật để xây dựng chiến
lược, kế hoạch đào tạo phù hợp, đem lại kết quả cao.
Thứ tư, dựa vào văn bản quy định để kiểm tra, kiểm soát công tác đào
tạo, bồi dưỡng, loại bỏ những sai phạm trong công tác đào tạo, bồi dưỡng trong đấu thầu.
1.4.2. Chất lượng đào tạo của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong lĩnh vực đấu thầu
Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong lĩnh vực đấu thầu là nơi tổ chức thực hiện các khóa đào tạo, bổi dưỡng trang bị, cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng, nâng cao trình độ chuyên môn cho các cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động đấu thầu. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cần bảo đảm các tiêu chuẩn tối thiểu của một trường/viện/trung tâm đào tạo hiện đại, như: khuôn viên rộng rãi, có hội trường, các phòng học; trang thiết bị giảng dạy hiện đại; cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, phần mềm quản lý, phần mềm đào tạo hiện đại và chất lượng; đội ngũ giảng viên đảm bảo về số lượng và đủ năng lực giảng dạy; đội ngũ quản lý đào tạo chuyên nghiệp.
1.4.3. Chất lượng đội ngũ giảng viên giảng dạy về đấu thầu
Đây là yếu tố mang tính quyết định đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, vì vậy yêu cầu đội ngũ giảng viên phải có trình độ chuyên môn liên quan đến pháp luật, kỹ thuật, kinh tế. Bởi vì trong đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu thì giảng viên là người trực tiếp truyền đạt kiến thức, quy định của pháp luật về đấu thầu, là người trực tiếp hướng dẫn học viên tham gia vào hoạt động đấu thầu. Một nguyên tắc của việc bồi dưỡng là cung cấp kiến thức ở mức cần thiết, rèn luyện kỹ năng đến mức có thể. Cho nên, giảng viên phải là người có kiến thức, có kỹ năng và kinh nghiệm thực tế đối với lĩnh vực
chuyên môn đảm nhận, chỉ có như vậy công tác đào tạo và bồi dưỡng mới thu được kết quả như mong muốn.
1.4.4. Chất lượng công tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu tạo, bồi dưỡng về đấu thầu
Do hoạt động đào tạo, bồi dưỡng là việc làm cần thiết trong lĩnh vực đấu thầu nên đã có không ít những cơ sở đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu không đảm bảo và đáp ứng những quy định của pháp luật. Do đó, năng lực của đội ngũ tham gia vào công tác đấu thầu cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Vì vậy, cần tăng cường việc thanh tra, kiểm tra thường xuyên các cơ sở đào tạo về đấu thầu để ngăn ngừa và phát hiện những cơ sở đào tạo không đáp ứng yêu cầu, hay những sai phạm của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu, từ đó đưa ra các biện pháp xử lý thích đáng đối với các cơ sở vi phạm.
1.4.5. Chất lượng đầu vào của các cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu
Hiện nay, các cá nhân tham gia vào hoạt động đấu thầu phần lớn đều thuộc các chuyên ngành như: kinh tế, xây dựng, luật…do đó mà chưa có kinh nghiệm và sự am hiểu rõ ràng về đấu thầu. Vì vậy, việc đào tạo mới những kiến thức về đấu thầu rất cần thiết đối với cá nhân, tổ chức để đảm bảo thực hiện tốt và đạt hiệu quả trong hoạt động đấu thầu.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ ĐẤU THẦU TẠI TRUNG TÂM HỖ TRỢ ĐẤU THẦU
2.1. Khái quát về Trung tâm Hỗ trợ Đấu thầu
Trung tâm Hỗ trợ Đấu thầu thuộc Cục Quản lý đấu thầu được thành lập ngày 15 tháng 04 năm 2009 theo quyết định số 511/QĐ-BKH của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Địa chỉ: Tầng 11, toà nhà Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lô D25 khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Tôn Thất Thuyết, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Mã số thuế: 0103989096-001 Số điện thoại: (0243) 795 7304/05 E-mail: info@123doc.org
Website: http://tthtdt.vn
2.1.1. Vị trí và chức năng
Trung tâm Hỗ trợ đấu thầu thực hiện chức năng hỗ trợ hoạt động đấu thầu theo quy định của pháp luật.
Trung tâm Hỗ trợ đấu thầu là đơn vị sự nghiệp công lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; hoạt động theo cơ chế tự chủ phù hợp với quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; có trụ sở chính đặt tại thành phố Hà Nội.
2.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Xây dựng chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu phù hợp với yêu cầu của hệ thống pháp luật đấu thầu trong nước và quốc tế; tổ chức biên soạn, phát hành tài liệu đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu.
Chủ trì hoặc liên kết với cơ sở đào tạo trong nước và quốc tế tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ đấu thầu và lĩnh vực khác liên quan đến
đấu thầu phù hợp với quy định cùa pháp luật; tổ chức lớp bồi dưỡng giảng viên đấu thầu.
Cấp và quản lý việc cấp chứng chỉ, chứng nhận cho học viên đã hoàn thành các khóa đào tạo, bồi dưỡng do Trung tâm Hỗ trợ đấu thầu tổ chức theo quy định của pháp luật.
Chủ trì thực hiện công tác hậu cần phục vụ tổ chức kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu và quản lý thông tin dữ liệu cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
Cung cấp dịch vụ tư vấn về: đấu thầu, đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) và dịch vụ khác có liên quan đến đấu thầu theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế.
Tổ chức quản lý bộ máy, công chức, viên chức, lao động hợp đồng thuộc Trung tâm Hỗ trợ đấu thầu và tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Cục Quản lý đấu thầu và Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu giao.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức
Giám đốc trung tâm
Phó giám đốc Phó giám đốc
Phòng Đào tạo đấu thầu
Phòng Hành chính,
quản trị nghiệp vụ đấu thầuPhòng Hỗ trợ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trung tâm Hỗ trợ đấu thầu
Nhân lực
Lãnh đạo Trung tâm Hỗ trợ đấu thầu có Giám đốc bà Nguyễn Thị Diệu Phương và 02 Phó Giám đốc là ông Nghiêm Ngọc Dũng và bà Phạm Minh Yến.
Tổng số lao động hiện có là 21 người
- Công chức: 01 người
- Viên chức: 09 người
- Hợp đồng lao động: 11 người Định biên theo phòng chức năng:
- Lãnh đạo Trung tâm: 01 công chức, 02 viên chức
- Phòng Hành chính, quản trị: 02 viên chức, 03 lao động hợp đồng
- Phòng Đào tạo đấu thầu: 03 viên chức, 04 lao động hợp đồng
- Phòng Hỗ trợ nghiệp vụ đấu thầu: 02 viên chức, 04 lao động hợp đồng
- Văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh: 01 lao động hợp đồng a, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ đấu thầu chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng và trình Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu quyết định:
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị trực thuộc Trung tâm Hỗ trợ đấu thầu;
Chủ trương sắp xếp vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao;
Kế hoạch tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với viên chức, lao động hợp đồng của Trung tâm Hỗ trợ đấu thầu.
Giám đốc còn chịu trách nhiệm về:
Tổ chức xây dựng và ban hành Quy chế làm việc, Quy chế chỉ tiêu nội bộ và các quy chế nội bộ khác của Trung tâm phù hợp với quy định của pháp luật; Quyết định số lượng và ký hợp đồng tuyển dụng lao động của Trung tâm; Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác và chỉ đạo, phân công công việc đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao theo đúng tiến độ, chất lượng;
Chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trung tâm Hỗ trợ đấu thầu.
b) Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ đấu thầu chịu trách nhiệm trước Giám
đốc và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
Bộ máy giúp việc cho Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ đấu thầu bao gồm 03 phòng:
- Phòng Hành chính, quản trị;
- Phòng Đào tạo đấu thầu;
- Phòng Hỗ trợ nghiệp vụ đấu thầu;
2.1.4. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Phòng Hành chính, quản trị
Phòng Hành chính, quản trị tiếp nhận phần công việc xử lý văn bản đến và văn bản đi theo quy định. Có thể nói, phòng Hành chính, quản trị là đầu mối liên lạc và chuyên trách tiếp nhận thông tin từ các cơ quan khác chuyển đến để thụ lý giải quyết đồng thời đưa ra ý kiến phản hồi gửi lại cho các đơn vị đó
Phòng Đào tạo đấu thầu
Phòng Đào tạo đấu thầu thực hiện công việc tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu cho các đơn vị, tổ chức và cá nhân theo đúng chức năng, nhiệm vụ.
Phòng Hỗ trợ nghiệp vụ đấu thầu
Phòng Hỗ trợ nghiệp vụ đấu thầu thực hiện cung cấp dịch vụ tư vấn thông qua các hợp đồng tư vấn nhằm hỗ trợ nghiệp vụ đấu thầu cho các đơn vị, tổ chức theo chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Hỗ trợ đấu thầu.
2.2. Thực trạng hoạt động đào tạo nghiệp vụ đấu thầu tại Trung tâm Hỗ trợ Đấu thầu
2.2.1. Số lượng các khóa đào tạo do Trung tâm Hỗ trợ tổ chức giai đoạn2018-2020 2018-2020
Căn cứ nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng của các cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động đấu thầu nhằm nâng cao sự hiểu biết, trình độ chuyên môn