1.3.1.1. Vốn
Vốn là vấn đề quan trọng hàng đầu giúp cho doanh nghiệp có thể tồn tại trong nền kinh tế. Không một doanh nghiệp nào có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh mà không có vốn. Vốn có ý nghĩa quyết định trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn trong doanh nghiệp được hình thành từ 3 nguồn chính: Vốn tự có, vốn ngân sách nhà nước cấp và vốn vay: được phân bổ dưới hai hình thức là vốn cố định và vốn lưu động. Tuỳ đặc điểm của từng doanh nghiệp, doanh nghiệp nhà nước thì vốn ngân sách nhà nước cấp là chủ yếu, doanh nghiệp tư nhân vốn chủ sở hửu và vốn vay là chủ yếu.
1.3.1.2. Lợi nhuận
Lợi nhuận là khoản tiền còn lại giữa tổng doanh thu và tổng chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp và là kết quả tài chính
cuối cùng của doanh nghiệp, là chỉ tiêu chất lượng, tổng hợp phản ánh kết quả kinh tế của mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng khác, nhằm đánh giá hiệu quả của các quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Cơ cấu lợi nhuận:
Theo nguồn hình thành, lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận cấu thành sau đây:
- Theo nguồn hình thành, lợi nhuận
- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
1.3.1.3. Doanh thu
Là phần giá trị mà doanh nghiệp thu được trong kỳ kinh doanh từ việc bán sản phẩm, cung ứng dịch vụ, từ hoạt động tài chính,... Doanh thu là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả của quá trình kinh doanh, thông qua nó có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Cơ cấu doanh thu: Doanh thu của doanh nghiệp gồm
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Doanh thu từ hoạt động tài chính
1.3.1.4. Chi phí
Chi phí là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là doanh thu và lợi nhuận. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp luôn quan tâm đến việc quản lý chi phí, kiểm soát được các khoản chi phí phát sinh trong kỳ. Vì chi phí không hợp lý sẽ gây khó khăn trong quản lý và giảm lợi nhuận chung trong doanh nghiệp. Các doanh nghiệp luôn tìm cách hạ thấp chi phí.
Cơ sở vật chất kỹ thuật trong doanh nghiệp là yếu tố vật chất hữu hình quan trọng phục vụ cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, làm nền tảng quan trọng để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh. Cơ sở vật chất đem lại sức mạnh kinh doanh cho doanh nghiệp trên cơ sở sức sinh lời của tài sản. Cơ sở vật chất dù chiếm tỷ trọng lớn hay nhỏ trong tổng tài sản của doanh nghiệp thì nó vẫn có vai trò quan trọng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh, nó thể hiện bộ mặt kinh doanh của doanh nghiệp qua hệ thống nhà xưởng, kho tàng, cửa hàng, bến bãi…Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp càng được bố trí hợp lý bao nhiêu thì càng góp phần đem lại hiệu quả cao bất nhiêu. Điều này thấy khá rõ nếu một doanh nghiệp có hệ thống nhà xưởng, kho tàng, cửa hàng, bến bãi được bố trí hợp lý, nằm trong khu vực có mật độ dân cư lớn, thu nhập về cầu về tiêu dùng của người dân cao…và thuận lợi về giao thông sẽ đem lại cho doanh nghiệp một tài sản vô hình rất lớn đó là lợi thế kinh doanh đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao.
Trình độ kỹ thuật và trình độ công nghệ của doanh nghiệp ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng tới mức độ tiết kiệm hay tăng phí nguyên vật liệu do đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có trình độ kỹ thuật còn có công nghệ sản xuất tiên tiến và hiện đại sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, còn nếu trình độ kỹ thuật của doanh nghiệp thấp kém hoặc công nghệ lạc hậu hay thiếu đồng bộ sẽ làm cho năng suất, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp rất thấp, sử dụng lãng phí nguyên vật liệu
1.3.1.6. Nguồn nhân lực
Con người là nhân tố quyết định cho mọi hoạt động trong doanh nghiệp. Trong thời đại ngày nay, hàm lượng chất xám sản phẩm ngày càng cao thì trình độ chuyên môn của người lao động có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Nhất là các cán bộ quản lý
Đội ngũ nhân lực là những người trực tiếp tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trên thực tế, mỗi một doanh nghiệp có một cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý khác nhau, trình độ chuyên môn của công nhân cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh. Công nhân có tay nghề cao sẽ làm ra sản phẩm đạt chất lượng cao, tiết kiệm thời gian và nguyên vật liệu, làm tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, trong nhân tố con người trình độ chuyên môn có ý nghĩa quyết định tới hiệu quả kinh doanh. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có kế hoạch tỉ mỉ từ khâu tuyển dụng tới việc đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động
Vấn đề quan trọng và tác động thường xuyên đến đội ngũ nhân viên chính là những chính sách sử dụng, quản lý lao động của doanh nghiệp. Nó bao gồm các chính sách về tuyển dụng, đào tạo, lương, thưởng và đánh giá thành tích
Vì vậy doanh nghiệp cần phải quan tâm đến nhiều khía cạnh khác nhau để có những hướng đi đúng với thị trường trong từng thời điểm và giai đoạn cụ thể
1.3.1.7. Hoạt động marketing
Marketing là yếu tố quan trọng giúp đưa doanh nghiệp đến gần hơn với khác hàng. Các chính sách marketing của doanh nghiệp với 4 vấn đề: sản phẩm, vấn đề định giá, vấn đề phân phối và các hoạt động xúc tiến thương mại
1.3.1.8. Hoạt động tài chính, kế toán
Hoạt động này giúp các nhà quản lý cũng như đối tượng bên ngoài cần quan tâm đến doanh nghiệp biết được tình trạng doanh nghiệp. Do đó, bộ phận này cần phải phản ánh đúng và trung thực thông tin tài chính của doanh nghiệp
Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính, bảng cân đối kế toán, kết quả kinh doanh cũng phải được tính toán đầy đủ, chính xác để phục vụ kịp thời cho việc ra quyết định của các đối tượng liên quan
1.3.1.9. Trình độ kỹ thuật công nghệ
Kỹ thuật và công nghệ là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào áp dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, doanh nghiệp đó sẽ có lợi thế cạnh tranh. Ngày nay vai trò của kỹ thuật và công nghệ được các doanh nghiệp đánh giá cao. Để nâng cao hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải không ngừng đầu tư vào lĩnh vực này, nhất là đầu tư cho nghiên cứu và phát triển.
1.3.1.10. Quản trị doanh nghiệp
Nhân tố này đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quản trị doanh nghiệp chú trọng đến việc xác định cho doanh nghiệp một hướng đi đúng đắn trong một môi trường kinh doanh ngày càng biến động. Chất lượng của chiến lược kinh doanh là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Đội ngũ các nhà quản trị mà đặc biệt là các nhà quản trị cao cấp lãnh đạo doanh nghiệp bằng phẩm chất và tài năng của mình có vai trò quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng có tính chất quyết định đến sự thành đạt của một doanh nghiệp. Kết quả và hiệu quả hoạt động của quản trị doanh nghiệp đều phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn của đội ngũ các nhà quản trị cũng như cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp, việc xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận, cá nhân và thiết lập các mối quan hệ giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức đó.
1.3.1.11. Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin
Thông tin được coi là một hàng hoá, là đối tượng kinh doanh và nền kinh tế thị trường hiện nay được coi là nền kinh tế thông tin hoá. Để đạt được thành công khi kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp cần nhiều thông tin chính xác về cung cầu thị trường hàng hoá, về công nghệ kỹ thuật, về người mua, về các đối thủ cạnh tranh… Ngoài ra, doanh nghiệp còn rất cần đến các thông tin về kinh nghiệm thành công hay thất bại của các doanh nghiệp khác ở trong nước và quốc tế, cần biết các thông tin về các thay đổi trong các chính sách kinh tế của Nhà nước và các nước khác có liên quan.
1.3.1.12. Tiềm lực vô hình:
Là các yếu tố tạo nên thế lực của doanh nghiệp trên thị trường, tiềm lực vô hình thể hiện ở khả năng ảnh hưởng đến sự lựa chọn, chấp nhận và ra quyết định mua hàng của khách hàng. Trong mối quan hệ thương mại yếu tố tiềm lực vô hình đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác mua hàng, tạo nguồn cũng như khả năng cạnh tranh thu hút khách hàng, mở rộng thị trường kinh doanh,…Tiềm lực vô hình của doanh nghiệp có thể là hình ảnh uy tín của doanh nghiệp trên thị trường hay mức
độ nổi tiếng cuả nhãn hiệu, hay khả năng giao tiếp và uy tín của người lãnh đạo trong các mối quan hệ xã hội …