3.2.1.1. Quản lý chặt chẽ các khoản thu
Quản lý khoản thu là một vấn đề rất quan trọng và phức tạp trong công tsc quản lý tài chính doanh nghiệp. Việc tăng khoản thu kéo theo việc gia tăng các khoản chi phí quản lý nợ, chi phí trả lãi tiền vay để đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Để giải quyết vấn đề này, công ty cần quan tâm đến các điều khoản thanh toán để có cơ sở và điều kiện nhanh chóng thu tiền. Đối với các khoản nợ quá hạn,
Thường xuyên nhận định, đánh giá về khoản thu sẽ nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hiệu quả hoạt động thu nợ
Tóm lại quản lý chặt chẽ các khoản phải thu, thúc đẩy công tác thanh toán nợ là một trong những biện pháp tháo gỡ khó khăn về vốn, girm lượng vốn ứ đọng ởkhâu thanh toán, nhanh chóng thu hồi và quay vòng vốn, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng tài sản của công ty
3.2.1.2. Quản lý hàng tồn kho
Hàng tồn kho là một trong những yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh với bất kỳ doanh nghiệp nào. Vì vậy, việc dự trữ nguyên vật liệu là hết sức cần thiết. Lượng hàng tồn kho này liên quan đến chi phí như: chi phí bốc xếp, bảo hiểm, chi phí do giảm giá trị hàng hóa trong quá trình dự trữ, chi phí bảo quản...
Hiện nay, lượng hàng tồn kho của công ty đang chiếm tỉ trọng tương đối trong tổng tài sản ngắn hạn và có xu hướng tăng qua các năm, giảm lượng hàng tồn kho sẽ giúp tăng vòng quay tài sản ngắn hạn, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn nói riêng và hiệu quả sử dụng tổng tài sản nói chung
3.2.1.3. Tăng cường công tác quản lý TSCĐ
Quản lý TSCĐ là một việc hết sức quan trọng. Trước hết, hàng năm Công ty phải tiến hành công tác kiểm kê TSCĐ, phân loại TSCĐ theo tiêu chí TSCĐ đang sử dụng, không cần dùng, chờ thanh lý, nhượng bán, đang cho thuê, cho mượn, TSCĐ đi thuê, đi mượn. Cách phân loại này hết sức cần thiết để Công ty theo dõi được tình trạng tài sản một cách thường xuyên, có hệ thống
Công ty nên xây dựng quy chế quản lý, sử dụng TSCĐ, phân cấp quản lý TSCĐ một cách hợp lí, rõ ràng nhằm nâng cao trách nhiệm cho từng bộ phận trong quá trình sử dụng. Việc ban hành quy chế quản lý TSCĐ phải đi kèm với việc thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện, chấp hành quy chế quản lý TSCĐ của các bộ phận
Công ty phải lập ra kế hoạch sử dụng TSCĐ hợp lý dựa trên kế hoạch hoạt động kinh doanh và thực trạng tài sản của Công ty
3.2.1.4. Quản lý hiệu quả tiền mặt
Quản lý có hiệu quả tiền mặt là việc công ty sử dụng các khoản chi phí như thế nào cho tiết kiệm và xác định mức dự trữ tiền mặt ra sao thì hợp lý. Công ty luôn có một lượng tiền nhất định trong quỹ, tiền gửi tại tài khoản ở các ngân hàng. Quản lý và sử dụng có hiệu quả lượng tiền mặt là một nội dung quan trọng để đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động và khả năng thanh toán của công ty. Việc quản lý tiền mặt cần phải đảm bảo việc sử dụng chúng có hiệu quả nhất, tức là làm tăng khả năng sẵn có của tiền mặt, điều chinh lượng tiền mặt để tối thiếu hoá nhu cầu vay vốn và đầu tư các khoản tiển mặt dư thừa để nâng cao thu nhập. Trong tương lai, công ty có thể dùng tiền đầu tư vào chứng khoán, việc đầu tư này giúp công ty tổi thiếu hoá được lượng tiền mặt phải giữ vì tiền mặt là tài sản không sinh lời.