Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần chữ ký số NewCA (Trang 35 - 41)

1.3.2.1. Nhân tố nhân khẩu học

Bao gồm một số yếu tố quy mô, tăng trưởng, tuổi tác và giới tính của dân số, trình độ học vấn, ngôn ngữ, đẳng cấp, tôn giáo…

Quy mô, cơ cấu, tuổi tác, giới tính… của dân cư là yếu tố quy định cơ cấu khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Khi quy mô, cơ cấu tuổi tác dân cư thay đổi thì thị trường tiềm năng của doanh nghiệp cũng thay đổi, kéo theo sự thay đổi về cơ cấu tiêu dùng và nhu cầu về các hàng hóa, dịch vụ. Do vậy các doanh nghiệp cũng phải thay đổi các chiến lược Marketing để thích ứng

1.3.2.2. Môi trường kinh tế

Yếu tố môi trường kinh tế tác động mạnh mẽ đến doanh nghiệp. Những diễn biến của môi trường kinh tế bao giờ cũng chứa đựng những cơ hội và thách thức đối với từng doanh nghiệp trong các ngành khác nhau và có ảnh hưởng tiềm tàng đến các chiến lược của doanh nghiệp. Các yếu tố môi trường kinh tế gồm:

- Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế

- Lãi suất và xu hướng lãi suất trong nền kinh tế

- Chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái

- Hệ thống thuế và mức thuế

1.3.2.3. Môi trường chính trị và pháp luật

Bao gồm các thể chế chính trị, sự ổn định của Chính phủ, hệ thống các văn bản pháp quy, chính sách, các đạo luật, bộ luật và các quy định, hướng dẫn thi hành của từng quốc gia

Sự thay đổi của môi trường chính trị có thể ảnh hưởng có lợi cho một nhóm doanh nghiệp này nhưng lại kìm hãm sự phát triển nhóm doanh nghiệp khác hoặc ngược lại

Mức độ hoàn thiện, sự thay đổi và thực thi pháp luật trong nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bằng việc tác

động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp thông qua hệ thống công cụ luật pháp, công cụ vĩ mô…

1.3.2.4. Đối thủ cạnh tranh

Các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp được chia thành hai loại

- Đối thủ cạnh tranh sơ cấp: Cùng tiêu thụ các sản phẩm đồng nhất - Đối thủ cạnh tranh thứ cấp: Tiêu thụ những sản phẩm có khả năng thay thế

Nếu đối thủ mạnh hơn thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh

Bởi vì, doanh nghiệp lúc nào chỉ có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng các nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, tăng doanh thu, tăng vòng quay của vốn, yêu cầu doanh nghiệp phải tổ chức lại bộ máy hoạt động phù hợp tối ưu hơn, hiệu quả hơn để tạo cho doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh về giá cả, chất lượng, chủ loại, mẫu mã…

Như vậy, đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp đồng thời thúc đẩy sự tiến bộ trong kinh doanh, tạo động lực phát triển của doanh nghiệp

1.3.2.5. Nhân tố thị trường

Bao gồm thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của doanh nghiệp

Nhân tố thị trường sẽ có tác động trực tiếp và mang tính quyết định quá trình tái mở rộng của doanh nghiệp

- Đối với thị trường đầu vào: cung cấp các yếu tố cho quá trình như nguyên

vật liệu, máy móc thiết bị,… cho nên nó tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm, tính liên tục và hiệu quả của quá trình sản xuất

- Đối với thị trường đầu ra quyết định doanh thu của doanh nghiệp trên cơ sở chấp nhận hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp

Thị trường đầu ra sẽ quyết định tốc độ tiêu thụ, tạo vòng quay vốn nhanh hay chậm từ đó tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Khách hàng là người đang và sẽ mua hàng của doanh nghiệp. Đối với bất cứ một doanh nghiệp nào khách hàng luôn là yếu tố quan trọng nhất, quyết định nhất tới sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp.

Khách hàng quyết định sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp được bán theo giá nào. Thưc tế, doanh nghiệp chỉ có thể bán với giá mà người tiêu dùng chấp nhận

Khách hàng quyết định doanh nghiệp bán sản phẩm như thế nào. Phương thức bán và phục vụ khách hàng là do khách hàng lựa chọn, vì trong nền kinh tế thị trường phát triển, người mua có quyền lựa chọn người bán theo ý mình muốn đồng thời quyết định phương thức của người bán

1.3.2.7. Mối quan hệ và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường

Đây chính là tiềm lực vô hình của doanh nghiệp tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình, nó tác động rất lớn tới sự thành bại của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh

Sự tác động này là sự tác động phi lượng hóa bới vì chúng ta không thể tính toán, định lượng được

Một thương hiệu, hình ảnh, uy tín về doanh nghiệp liên quan đến hàng hóa, dịch vụ, chất lượng sản phẩm, giá cả…. Đây được xem là cơ sở tạo dựng sự quan tâm của khách hàng đến sản phẩm của doanh nghiệp, mặt khác sẽ tạo cho doanh nghiệp một ưu thế lớn trong việc tạo nguồn vốn, hay mối quan hệ với bạn hàng…

Với mối quan hệ rộng sẽ tạo cho doanh nghiệp nhiều cơ hội, nhiều đối tác và từ đó doanh nghiệp có thể lựa chọn được những cơ hội, phương án kinh doanh tốt nhất cho mình

Ngoài ra, môi trường kinh doanh còn có các nhân tố khác như hàng hóa thay thế, hàng hóa phụ thuộc doanh nghiệp, môi trường cạnh tranh… tác động trực tiếp

1.3.8. Các yếu tố văn hóa – xã hội

Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội đặc trưng, và những yếu tố này là đặc điểm của người tiêu dùng tại các khu vực đó.

Những giá trị văn hóa là những giá trị làm lên một xã hội, có thể vun đắp cho xã hội đó tồn tại và phát triển. Chính vì thế các yếu tố văn hóa thông thường được bảo vệ hết sức quy mô và chặt chẽ, đặc biệt là các văn hóa tinh thần. Tuy vậy chúng ta cũng không thể phủ nhận những giao thoa văn hóa của các nền văn hóa khác vào các quốc gia. Sự giao thoa này sẽ thay đổi tâm lý tiêu dùng, lối sống, và tạo ra triển vọng phát triển với các ngành. Bên cạnh văn hóa, các đặc điểm về xã hội cũng khiến các doanh nghiệp quan tâm khi nghiên cứu thị trường, những yếu tố xã hội sẽ chia cộng đồng thành các nhóm khách hàng, mỗi nhóm có những đặc điểm, tâm lý, thu nhập… khác nhau:

+ Tuổi thọ trung bình, tình trạng sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, ăn uống;

+ Thu nhập trung bình, phân phối thu nhập;

+ Lối sống, học thức,các quan điểm về thẩm mỹ, tâm lý sống;

+ Điều kiện sống;

Đây là một nhân tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nó quyết định mức độ chất lượng, số lượng, chủng loại, gam hàng… Doanh nghiệp cần phải nắm bắt và nghiên cứu làm sao phù hợp với sức mua, thói quen tiêu dùng, mức thu nhập bình quân của tầng lớp dân cư. Những yếu tố này tác động một cách gián tiếp lên quá trình sản xuất cũng như công tác marketing và cuối cùng là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

1.3.9. Yếu tố công nghệ

Đối với doanh nghiệp các yếu tố công nghệ như bản quyền công nghệ, đổi mới công nghệ, khuynh hướng tự động hoá, điện tử hoá, máy tính hoá…đã làm cho chu kỳ sống của sản phẩm bị rút ngắn, sản phẩm mới ra đời có tính năng tác dụng tốt hơn nhưng chi phí sản xuất lại thấp hơn. Bởi vậy các doanh nghiệp phải quan tâm theo sát những thông tin về kỷ thuật công nghệ, ngày nay công nghệ mới từ những phát minh, ở phòng thí nghiệm đều đưa ra sản phẩm đại trà, đưa sản phẩm ra thị trường tốn rất ít thời gian, là cơ hội cho những doanh nghiệp ở thời kỳ khởi sự kinh doanh, họ có thể nắm bắt ngay kỷ thuật mới nhất để gặt hái những

thành công lớn, không thể thua kém những doanh nghiệp đã có một bề dày đáng kể. Các yếu tố kỹ thuật công nghệ cần phân tích:

– Mức độ phát triển và nhịp độ đổi mới công nghệ, tốc độ phát triển sản phẩm mới, chuyển giao công nghệ kỷ thuật mới trong ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động.

– Các yếu tố môi trường vĩ mô có tác động lẫn nhau và có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp.

1.3.10. Yếu tố hội nhập

Không ai phủ nhận toàn cầu hóa đang là xu thế, và xu thế này không tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, các quốc gia trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh.

– Toàn cầu hóa tạo ra các sức ép cạnh tranh, các đối thủ đến từ mọi khu vực. Quá trình hội nhập sẽ khiến các doanh nghiệp phải điều chỉnh phù hợp với các lợi thế so sánh, phân công lao động của khu vực và của thế giới

– Điều quan trọng là khi hội nhập, các rào cản về thương mại sẽ dần dần được gỡ bỏ, các doanh nghiệp có cơ hội buôn bán với các đối tác ở cách xa khu vực địa lý, khách hàng của các doanh nghiệp lúc này không chỉ là thị trường nội địa nơi doanh nghiệp đang kinh doanh mà còn các khách hàng đến từ khắp nơi, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Môi trường ngành

Các yếu tố môi trường cạnh tranh liên quan trực tiếp tới ngành nghề và thị trường kinh doanh của doanh nghiệp (hay còn gọi là môi trường ngành) tác động trực tiếp đến hoạt động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Sức ép của các yếu tố này lên doanh nghiệp càng mạnh thì khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp cùng ngành cũng bị hạn chế

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỮ KÝ SỐ NEWCA

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần chữ ký số NewCA (Trang 35 - 41)