Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán.
Khả năng thanh toán là một chỉ tiêu quan trọng trong phân tích tài chính doanh nghiêp, nó sẽ phản ánh rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu Năm 2018 Tổng tài sản Tổng nợ Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Hàng tồn kho Tiền mặt
Lợi nhuận trước thuế Lãi vay phải trả
Hệ số thanh toán tổng quát Hệ số thanh toán chung Hệ số thanh toán nhanh Hệ số thanh toán tức thời
a) Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
Khả năng thanh toán tổng quát của Công ty 3 năm đều lớn hơn 1 chứng tỏ tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp đủ để thanh toán các khoản nợ hiện tại của doanh nghiệp và tất cả các khoản huy động bên ngoài đều có tài sản đảm bảo. Năm 2018 doanh nghiệp cứ đi vay 1 đồng thì có 1,37 đồng đảm bảo, sang năm 2019 doanh nghiệp cứ đi vay 1 đồng thì có 1,25 đồng đảm bảo. Nhìn qua ta thấy trong 3 năm khả năng thanh toán tổng quát của Công ty giảm. Năm 2019 chỉ số này kém so với năm 2018 là 0,12 lần, năm 2020 thì chỉ số này cũng giảm hơn so với năm 2019 là 0,05 lần. Điiều này cho thấy khả năng thánh toán của Công ty 3 năm qua chưa được tốt, tình hình tài chính chưa được vững.
b) Hệ số khả năng thanh toán chung
Khả năng thanh toán chung của Công ty qua 3 năm đều lớn hơn 1, chứng tỏ tài sản ngắn hạn của Công ty đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp giảm vào năm 2019 với chỉ số là 1,02 kém hơn so với năm 2018 là 0,0,3 lần tương ứng với giảm 2,8%. Năm 2020 chỉ số này là 1,03 tăng so với năm 2019 là 0,01 lần tương ứng với 1,05%. Hệ số này thể hiện thể hiện mức độ đảm bảo tài sản lưu động với nợ ngắn hạn, Năm 2018 cứ 100 đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bởi 105 đồng tài sản lưu động. Năm 2019, cứ
100 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 1,02 đồng tài sản lưu động, sang năm 2020 thì cư 100 đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bởi 103 đồng tài sản lưu động. Điều này cho thấy tài sản ngắn hạn của Công ty đủ để đảm bảo cho nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn và giúp cho Công ty tạo uy tín với các chủ nợ.
c) Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Nhìn qua bảng nhóm chỉ tiêu thanh toán ta thấy trong 3 năm chỉ số khả năng thanh toán của doanh nghiệp đều nhỏ hơn 1. Cụ thể năm 2019 là 0,97 giảm 0,01 tương ứng với giảm 1,06% so với năm 2018. Năm 2020 chỉ số này là 0,95 giảm so với năm 2019 là 0,02 lần tương ứng với giảm 1,89%. Chỉ số này thấp là do tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp chiếm tỷ lệ cao so với tài sản dài hạn, mà trong
đó lượng hàng tồn kho lại cao trong tài sản ngắn hạn. Vì vậy doanh nghiệp có thể gặp rủi ro trong việc thanh toán công nợ.
d)Hệ số khả năng thanh toán tức thời.
Hệ số thanh toán tức thời của Công ty trong 3 năm tương đối thấp là đều nhỏ hơn 1. Năm 2018 hệ số này là 0,16 sang năm 2019 thì hệ số này là 0,25 tăng lên 0,09 lần so với năm 2018. Năm 2020 chỉ số này là 0,49 tăng so với năm 2019 là 0,24 lần tương ứng với tăng 97,96% . Điều này cho thấy nếu các chủ nợ cùng đòi nợ thì Công ty không có khả năng thanh toán ngay cho các chủ nợ. Công ty cần có những biện pháp tăng khả năng thanh toán tức thời để đảm bảo việc kinh doanh.
2.1.5. Tình hình tài chính chủ yếu của Công ty Cổ phần chữ ký số NewCA năm 2018 - 2020
Bảng 1. Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần chữ ký số NewCA 2018 – 2020
Chỉ tiêu
1. Doanh thu
2. Khoản trừ doanh thu
3. Doanh thu thuần
4. Giá vốn hàng bán
5. Lợi nhuận gộp
6. Doanh thu tài chính 7. Chi phí tài chính Chi phí lãi vay
8. Chi phí bán hàng
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
10. Lợi nhuận thuần
11. Thu nhập khác 12. Chi phí khác
13. Lợi nhuận khác 14. Lợi nhuận trước thuế
17. Lãi cổ phiếu
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần chữ ký số NewCA)
Biều đồ 1. Lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần năm 2018 - 2020 60.000.000.000 50.000.000.000 40.000.000.000 30.000.000.000 20.000.000.000 53.890.281.611 38.707.178.446 40.299.048.421 10.000.000.000 0
Dựa vào bảng 1 và biểu đồ 1 phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ta thấy tổng doanh thu hoạt động kinh doanh của công ty đều tăng trong 3 năm qua , tuy nhiên năm 2019 tăng trưởng ít hơn so với năm 2020 . Năm 2018 tổng doanh thu của công ty đạt 38.707.178.446 đồng, đến năm 2019 đạt 38.707.178.446 đồng , chỉ tăng 1.599.805.075 đồng tương đương 4,13% . Năm 2020 tổng doanh thu của công ty là 53.890.281.611 đồng, tăng 33,73% so với năm 2019 ,điều đó cho thấy năm 2020 hoạt động kinh doanh của công ty đã đạt kết quả tốt hơn so với 2019.
Doanh thu thuần của doanh nghiệp
Doanh thu thuần của doanh nghiệp tăng đều qua 3 năm. Năm 2019 doanh thu thuần của doanh nghiệp là 38.707.178.446 đồng, tăng 1.591.869.975 đồng (tương ứng với 4,11%) so với năm 2018. Năm 2020 doanh thu thuần của doanh nghiệp là 53.890.281.611 đồng tăng 13.591.233.190 đồng tương ứng với tỷ lệ 33,73% so với năm 2019. Từ năm 2018 sang năm 2019 thì mức doanh thu thuần của doanh nghiệp của tăng nhẹ với mức là 4,11% nhưng sang đến năm 2020 thì mức doanh thu này tăng cao chiếm 33,73% so với năm 2019. Đây cũng là một sự gia tăng tương đối lớn và đáng khen ngợi về doanh thu của công ty do tình hình
kinh tế trong nước cũng như trên thế giới vẫn còn nhiều bất cập do ảnh hưởng của dịch bệnh và vẫn đang trong bước đà phát triển kinh tế thị trường.
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp trong 3 năm qua cũng biến động khá nhiều. Năm 2019 lợi nhuận sau thuế là 334551349 đồng tăng 114.144.346 đồng tương ứng với 51,79% so với năm 2018. Sang năm 2020 thì lợi nhuận sau thuế lại giảm khá nhiều là 93.635.219 đồng tương ứng với 27,99% so với năm 2019. Nguyên nhân chủ yếu năm 2019 lợi nhuận của Công ty cao là do doanh thu từ các hoạt động tài chính và nguồn lợi nhuận thuần tăng 134.276.666 đồng tương ứng với 47,30%.
Trong tương lai, để lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng thì Công ty nên có những chính sách quản lý Công ty. Luôn đảm bảo khả năng tự chủ về tài chính. Nâng cao chất lượng dịch vụ, có các chính sách phù hợp với khách hàng để thu hút nhiều khách hàng hơn nhưng lại giảm chi phí tài chính cho Công ty.
Biều đồ 2. Giá vốn hàng bán so với doanh thu thuần năm 2018 - 20202 60.000.000.000 50.000.000.000 40.000.000.000 38.707.178.446 53901295183 40.306.983.521 20.000.000.000 18.842.237.494 17.026.879.248 10.000.000.000 0 Giá vốn bán hàng
Giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán của doanh nghiệp được xác định bởi các khoản chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp...Trong đó thì chi phí bán hàng là chiếm một tỷ trọng lớn nhất. Doanh thu hàng năm từ bán hàng của công ty tăng như vậy, để tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu trong những năm sắp tới thì việc mở rộng thị trường để cung cấp dịch vụ phải phát triển hơn nữa. Ngoài ra, giá vốn hàng bán mỗi năm cũng tăng lên do sự gia tăng trong hoạt động kinh doanh kéo theo sự gia tăng trong chi phí nhân công, chi phí khấu hao, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Trong năm 2019, giá vốn hàng bán của công ty giảm so với năm 2018 từ 18.842.237.494 đồng xuống 17.026.879.248 đồng nhưng đến năm 2020 lại có sự gia tăng mạnh lên 27.981.021.564 đồng tương ứng với 64,33%. Giá vốn hàng bán tăng là do những nguyên nhân khách quan ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp như là do tỷ lệ lạm phát tăng làm cho các giá cả các yếu tố đầu vào đều tăng trong đó có sự tăng giá mạnh mẽ của các mặt hàng nhập khẩu do đồng Việt Nam mất giá so với đồng ĐôLa, tiền lương công nhân tăng do chính sách của nhà nước ở mức lương cơ bản.
Lợi nhuận gộp.
Lợi nhuận gộp trong năm 2019 là 23.272.169.173 đồng, tăng 3.407.228.221 đồng so với năm 2018 tương ứng 17,15%. Năm 2020, lợi nhuận gộp là 25.909.260.047 đồng, tăng 2.637.00.874 đồng so với năm 2019 tương ứng 11,33%. Sở dĩ lợi nhuận gộp trong 2 năm trở lại đây đều tăng cho thấy nỗ lực trong việc đẩy mạnh kinh doanh hiệu quả của Công ty mặc dù chịu tác động lớn của dịch bệnh.
Doanh thu hoạt động tài chính
Ngoài doanh thu chính của công ty là doanh thu từ việc bán hàng và cung
cấp dịch vụ thì công ty còn có doanh thu từ hoạt động tài chính, đem lại lợi nhuận
cho công ty nếu doanh thu hoạt động này cao thì lợi nhuận của công ty cũng sẽ tăng đem lại một nguồn thu đáng kể
Doanh thu từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp bị biến động khá nhiều trong 3 năm. Năm 2019 doanh thu từ hoạt động tài chính là 28.352.996 đồng,
tăng khá cao là 2.6732.050 đồng tương ứng với 1649,16% so với năm 2018. Tuy nhiên sang năm 2020 thì nguồn doanh thu này lại bị biến động bởi nhiều yếu tố nên giảm đáng kể với tỷ lệ 91,93% tương ứng với giảm 26.064.739 đồng.
Chi phí tài chính.
Chi phí tài chính bao gồm chi phí lãi vay. Năm 2018, chi phí tài chính của công ty bằng 0. Năm 2019, chi phí lãi vay tăng 691 đồng so với năm 2018. Năm 2020, chi phí tài chính của Công ty lại tiếp tục tăng lên 2.549 đồng so với năm 2019. Nguyên nhân của việc tăng này là Công ty nới lỏng chính sách tín dụng, tăng cường các khoản chiết khấu thương mại, chiết khấu cho khách hàng làm chi phí tăng lên nhưng không đáng kể.
Chi phí quản lý kinh doanh
Chi phí quản lý kinh doanh năm 2019 là 6.221.617.406 đồng tăng 331.191.881 đồng so với năm 2018. Năm 2020 là 3.343.796.756 đồng giảm 2.877.820.650 đồng so với năm 2019, tương ứng giảm 63,94% . Năm 2019, Công ty đầu tư thêm đồ dùng văn phòng, thuê thêm nhân viên nên chi phí quản lý doanh nghiệp này cũng vì thế mà tăng lên.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
Trong năm 2019, lợi nhuận thuần của Công ty là 418.187.197 đồng tăng 134.276.666 đồng so với năm 2018, tương ứng 47,3%. Đến năm 2020, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là 285.307.178 đồng giảm 132.880.019 đồng so với năm 2019
Thu nhập khác
Năm 2019, thu nhập khác của doanh nghiệp giảm 5.738.485 đồng tương đương so với năm 2018. Thu nhập khác trong năm 2020 là 856.767 đồng tăng 854.766 đồng so với năm 2019. Nguyên nhân là do hoạt động thanh lý và bán tài sản cố định.
Chi phí khác
Chỉ tiêu này phản ánh tổng các khoản chi phí phát sinh trong kỳ báo cáo. Chi phí khác từ năm 2018 đến năm 2020 đều giảm đáng kể do Công ty ít phát sinh chi
phí. Cụ thể là năm 2018 chi phí này là 13.08.101 đồng nhưng đến năm 2019 chỉ còn là 12 đồng và năm 2020 là 22 đồng.
Lợi nhuận khác
Chính vì việc giảm trừ các chi phí khác trong năm 2019 nên lợi nhuận khác trong năm 2019 đạt 1.989 đồng tăng 7.265.626 đồng so với năm 2018. Đến năm 2020, lợi nhuận này là 856.745 đồng tăng 854.756 đồng so với năm 2019.
Tổng lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận trước thuế của công ty chính là tổng lợi nhuận của các hoạt động.
Năm 2019, lợi nhuận trước thuế của Công ty đạt 418.189.186 đồng tăng
141.546.270 đồng so với năm 2018, tương ứng 51,17%. Năm 2020, lợi nhuận trước
thuế của Công ty là 286.163.923 đồng giảm 132.025.263 đồng so với năm 2019, tương ứng 31,57%. Nguyên nhân dẫn đến việc lợi nhuận trước thuế của Công ty giảm là do tổng doanh thu giảm nhiều hơn so với tổng chi phí Công ty phải bỏ ra cho hoạt động kinh doanh của mình.
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Năm 2018, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là 56.235.913 đồng, đến năm 2019 là 83.637.837 đồng tăng 27.401.914 đồng so với năm 2018, tương ứng 48,73%. Năm 2020 là 45.247.793 đồng giảm 38.390.044 đồng so với năm 2019, tương ứng 45,9%. Cả 3 năm lợi nhuận trước thuế đều dương nên công ty phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp. Công ty càng làm ăn có hiệu quả thì càng làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Nhà nước và doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ, Nhà nước tạo điều kiện doanh nghiệp phát triển và doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
2.2.2. Thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần chữ ký số NewCA Bảng 2. Các chỉ tiêu đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh V
Lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi vay
Tổng vốn đầu tư bình quân Lợi nhuận sau thuế
VCSH bình quân Tổng tài sản bình quân Tổng doanh thu thuần Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)
Hệ số sinh lời của tài sản (ROA)
Hệ số sinh lời của vốn đầu tư (ROI)
Hệ số sinh lời của doanh thu (ROS)
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần chữ ký số NewCA)
Chỉ tiêu ROE năm 2018 cho biết bình quân cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào kinh doanh đem lại 0,11 đồng lợi nhuận sau thuế cho Công ty. Năm 2019, bình quân cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào kinh doanh đem lại 0,14 đồng lợi nhuận sau thuế cho Công ty. Năm 2020, bình quân cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào kinh doanh đem lại 0,06 đồng lợi nhuận sau thuế. Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) của ba năm 2018, 2019, 2020 đều dương chứng tỏ Công ty sử dụng vốn hiệu quả, hấp dẫn được nhà đầu tư. Ngoài ra còn chứng tỏ Công ty sử dụng cơ cấu vốn chủ sở hữu và nợ phải trả hợp lý.
Chỉ tiêu ROA năm 2018 cho biết bình quân cứ 1 đồng tài sản của Công ty đem vào kinh doanh tạo ra 0,02 đồng lợi nhuận sau thuế. Tương tự với năm
2019, bình quân cứ 1 đồng tài sản của Công ty đem vào kinh doanh tạo ta 0,03 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2020, bình quân 1 đồng tài sản của Công ty đem vào kinh doanh tạo ra 0,01 đồng lợi nhuận sau thuế. Nhìn chung trị số ROA của Công ty ba năm gần đây đều dương chứng tỏ Công ty sử dụng tài sản có hiệu quả và chứng tỏ Công ty kinh doanh khá tốt.
Hệ số sinh lời của doanh thu ROS năm 2018 cho biết cứ 1 đồng thu nhập trong kỳ thì Công ty thu được 0,005 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2019, cứ 1 đồng thu nhập trong kỳ thì Công ty thu được 0,008 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2020, cứ 1 đồng thu nhập trong kỳ thì Công ty thu được 0,004 đồng lợi nhuận sau thuế. Về mặt lý thuyết, trị số ROS không quá thấp, khả năng sinh lời của Công ty không quá kém, hoạt động kinh doanh tương đối tốt, khi đó nhà quản trị vẫn cần tăng cường kiểm soát chi phí của các bộ phận.
2.2.1. Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty Cổ phần chữ ký số NewCA
2.2.1.1. Cơ cấu tài sản của công ty Cổ phần chữ ký số NewCA
Bảng : Cơ cấu tài sản công ty Cổ phần chữ ký số NewCA (2018-2020)
Tài sản ngắn hạn
Tiền và các khoản tương đương tiền Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Các khoản phải thu ngắn hạn
Hàng tồn kho
Tài sản ngắn hạn khác Tài sản dài hạn
Các khoản phải thu dài hạn Tài sản cố định
Tài sản cố định hữu hình - Giá trị hao mòn lũy kế
Tài sản dài hạn khác
( Nguồn : Báo cáo tài chính công ty Cổ phần chữ ký số NewCA 2018-2020)
Biểu đồ. So sánh tài sản ngắn hạn với tài sản dài hạn