Phương thức nhờ thu trơn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt dộng thanh toán toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ l c tại ngân hàng TMCP á châu – chi nhánh đông đô (Trang 25 - 28)

“Nhờ thu trơn là nhờ thu chỉ bao gồm chứng từ tài chính mà không kèm theo chứng từ thương mại.” (Trích Giáo trình thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương của GS.TS Nguyễn Văn Tiến)

Trong phương thức nhờ thu trơn, việc trả tiền có được thực hiện hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của người trả tiền, còn ngân hàng là trung gian thu hộ nên nếu lựa chọn phương thức này, người hưởng lợi và người trả tiền phải tin tưởng lẫn nhau.

Nhờ thu trơn chỉ bao gồm các chứng từ tài chính, việc nhận hàng hoàn toàn tách khỏi khâu thanh toán, cho nên người nhập khẩu có thể nhận hàng mà không trả tiền hoặc trả chậm, gây nên bất lợi cho người xuất khẩu.

❖ Trình tự tiến hành nghiệp vụ

(Remitting bank) 2 7 Người ủy thác (Principal) 3 6 1 Ngân hàng thu hộ (Collecting bank) 4 5 Người trả tiền (Drawee)

Hình 1.3 Quy trình nhờ thu trơn

(1) Người uỷ thác (nhà xuất khẩu, người cung ứng dịch vụ) giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ và gửi trực tiếp chứng từ thương mại cho người nhập khẩu.

(2) Người uỷ thác gửi đơn yêu cầu nhờ thu và các chứng từ tài chính cho NHNT

để thu tiền từ người nhập khẩu.

(3) NHNT lập và gửi lệnh nhờ thu cùng chứng từ tài chính tới NHTH để thu tiền từ nhà nhập khẩu.

(4) NHTH thông báo Lệnh nhờ thu, xuất trình các chứng từ tài chính yêu cầu

người nhập khẩu trả tiền, nếu là séc, kỳ phiếu hay hối phiếu trả ngay, hoặc chấp nhận trả tiền nếu là hối phiếu trả chậm.

(5) Người nhập khẩu trả tiền ngay hoặc chấp nhận trả tiền.

(6) NHTH chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu đã được chấp nhận thanh toán cho NHNT

(7) NHNT chuyển tiền nhờ thu hoặc hối phiếu đã được chấp nhận thanh toán

cho người uỷ thác.

❖ Rủi ro trong phương thức nhờ thu trơn

như nhà nhập khẩu vỡ nợ thì người xuất khẩu không nhận được tiền thanh toán; hay năng lực tài chính của nhà nhập khẩu yếu kém thì việc thanh toán sẽ dây dưa

và chậm trễ; hoặc nhà nhập khẩu chủ tâm lừa đảo, nhận hàng rồi nhưng từ chối thanh toán hoặc từ chối chấp nhận thanh toán. Trong các trường hợp trên, để đòi quyền lợi cho mình, người hưởng lợi có thể kiện ra toà án hoặc trọng tài, nhưng sẽ rất tốn kém và không phải lúc nào cũng nhận được tiền thanh toán.

Như vậy rủi ro đối với nhà xuất khẩu là rất lớn vì giữa việc nhận hàng và thanh toán không có sự ràng buộc lẫn nhau, cho nên nhờ thu trơn thường chỉ áp dụng khi nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu thực sự tin tưởng nhau, nhà xuất khẩu có thiện chí giao hàng, còn nhà nhập khẩu có thiện chí thanh toán.

- Đối với nhà nhập khẩu : Nhà nhập khẩu có thể gặp rủi ro thanh toán rồi mà không nhận được hàng. Đó là khi Lệnh nhờ thu đến trước hàng hoá và nhà nhập khẩu phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán, trong khi hàng hoá không được gửi đi, hoặc đã gửi đi nhưng chưa tới, hoặc khi nhận hàng hoá có thể là không đảm bảo đúng chất lượng, chủng loại và số lượng như đã thoả thuận trong hợp đồng ngoại thương. Để hạn chế rủi ro khi áp dụng phương thức nhờ thu trơn, người uỷ thác nhờ thu cần quy định rõ trong điều khoản chế tài của hợp đồng mua bán, Lệnh nhờ thu và Thư nhờ thu. Hiện nay phương thức nhờ thu trơn không được áp dụng nhiều trong thanh toán thương mại vì nó không đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu. Phương thức được áp dụng nhiều hơn là phương thức nhờ thu kèm chứng từ.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt dộng thanh toán toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ l c tại ngân hàng TMCP á châu – chi nhánh đông đô (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w