“Nhờ thu kèm chứng từ là nhờ thu, trong đó bao gồm các loại: Chứng từ tài chính kèm theo chứng từ thương mại; Chứng từ thương mại không kèm theo chứng từ tài chính.” (Trích Giáo trình thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương của GS.TS Nguyễn Văn Tiến)
Từ khái niệm trên có thể hiểu nhờ thu là một phương thức thanh toán, trong đó chứng từ gửi đi nhờ thu gồm hoặc chứng từ thương mại kèm chứng từ tài chính hoặc chỉ có chứng từ thương mại. Trong phương thức thanh toán này, NH thu hộ kiểm soát bộ chứng từ thay cho người ủy thác. NH thu hộ chỉ trao bộ chứng từ
cho người trả tiền khi người này đã trả tiền, chấp nhận trả tiền hoặc thực hiện các điều kiện khác quy định trong Lệnh nhờ thu. So với phương thức thanh toán nhờ thu trơn, phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ đảm bảo hơn, vì NH đã thay mặt người xuất khẩu khống chế chứng từ. Tuy nhiên, NH cũng không thể khống chế việc trả tiền. Nếu chứng từ đến trước, hàng hoá đến sau, người mua có thể chưa nhận chứng từ để kéo dài thời gian chờ hàng đến mới thanh toán, hoặc không chấp nhận trả tiền để từ chối nhận hàng.
Trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ, nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu phải thoả thuận cụ thể điều kiện trao chứng từ quy định trong Lệnh nhờ thu. Có ba điều kiện để trao chứng từ được dùng là trao chứng từ khi được thanh toán - điều kiện D/P (Documents against payment), trao chứng từ khi được chấp nhận - điều kiện D/A (Documents against acceptance), trao chứng từ khi được chấp nhận các điều kiện khác - điều kiện D/OT hay D/TC
(Documents against Other Terms and Conditions).
❖ Quy trình tiến hành nghiệp vụ
Ngân hàng nhận thu (Remitting bank) 2 8 Người ủy thác (Principal) 3 7 4 1 Ngân hàng thu hộ (Collecting bank) 5 6 Người trả tiền (Drawee) Hình 1.4 Quy trình nhờ thu kèm chứng từ (1) Giao hàng.
(2) Người uỷ thác (Nhà xuất khẩu) lập bộ chứng từ nhờ thu gồm đơn yêu cầu nhờ thu kèm với hối phiếu và các chứng từ thương mại.
(3) NHNT lập lệnh nhờ thu và gửi bộ chứng từ tới NHTH, uỷ thác cho NHTH thu hộ tiền.
(4) NHTH thông báo lệnh nhờ thu và xuất trình bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu yêu cầu nhà nhập khẩu thực hiện điều kiện nhờ thu.
(5) Nhà nhập khẩu chấp hành lệnh nhờ thu bằng cách thanh toán ngay hoặc chấp nhận thanh toán.
(6) NHTH trao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu đi nhận hàng.
(7) NHTH chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận, hoặc kỳ phiếu hay giấy nhận nợ cho NHNT.
(8) NHNT chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận, hoặc kỳ phiếu hay giấy nhận nợ cho người uỷ thác.
❖ Rủi ro trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ
- Đối với người xuất khẩu : Đó là khi người nhập khẩu khước từ thanh toán hay chấp nhận thanh toán trong khi hàng hoá đã được gửi đi từ trước. Cho dù người bán có thể kiện người mua theo hợp đồng đã ký, nhưng sẽ mất nhiều thời gian, trong khi đó hàng hoá đã được lưu kho làm phát sinh chi phí lưu kho; hoặc, khi có sự chậm trễ hay thất lạc chứng từ.
- Đối với người nhập khẩu : người nhập khẩu phải ký thanh toán hối phiếu hoặc ký chấp nhận thanh toán mới được cầm bộ chứng từ đi nhận hàng. Như vậy, người nhập khẩu sẽ đứng trước rủi ro khi người xuất khẩu lập bộ chứng từ giả, hay cố tình gian lận thương mại, giao hàng không đúng như cam kết trong hợp đồng thương mại.
- Đối với NH phục vụ nhà nhập khẩu: NH cho vay thanh toán bộ chứng từ nhờ thu D/P nhưng hàng giao không đúng quy cách phát sinh thua lỗ, tranh chấp giữa các bên. Người mua không có khả năng trả nợ hoặc trả nợ không đúng hạn, làm ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng của công tác tín dụng.
- Đối với NH phục vụ nhà xuất khẩu: NH cho nhà xuất khẩu chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất. Sau khi chiết khấu, chứng từ hàng xuất đã gửi đi nhờ thu nhưng người mua trì hoãn thanh toán, kéo dài thời gian thanh toán, không chuyển trả tiền hàng, thậm chí trả hàng về không thanh toán làm cho nhà xuất khẩu vi phạm cam kết thanh toán với NH, bị NH chuyển nợ quá hạn gây nên tồn đọng, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động kinh doanh của NH.
Như vậy, trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ, người xuất khẩu ngoài việc uỷ thác cho NH thu hộ tiền còn nhờ NH thông qua việc khống chề bộ chứng từ hàng để buộc người nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền. Nhờ vậy phương thức này đảm bảo khả năng thu tiền hơn phương thức chuyển tiền và nhờ thu trơn. Đã có sự ràng buộc chặt chẽ giữa việc thanh toán tiền và việc nhận hàng của bên mua. Tuy nhiên việc bên người nhập khẩu có nhận hàng và thanh toán hay chấp nhận thanh toán còn tuỳ thuộc vào thiện chí của người mua, như vậy quyền lợi của người xuất khẩu vẫn chưa được đảm bảo.