phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
1.3.1 Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế
Trong thời đại cạnh tranh ngày nay, các ngân hàng thương mại càng phát triển các sản phẩm dịch vụ để cung cấp cho khách hàng. Các ngân hàng phải cải tiến sản phẩm chất lượng phục vụ khách hàng, tạo ra một dây chuyền kinh doanh khép kín, gắn kết các nghiệp vụ ngân hàng lại với nhau, trong đó hoạt động thanh toán quốc tế được xác định là nghiệp vụ căn bản, làm tiền đề cho các nghiệp vụ khác như kinh doanh ngoại tệ, tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương...Do đó, việc ngân hàng chú trọng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế là cần thiết. Không những vậy ngân hàng còn nâng cao chất lượng phục vụ thanh toán quốc tế để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Do đó, các ngân hàng thường đánh giá hoạt động thanh toán quốc tế thông qua các chỉ tiêu :
- Doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế : khi thực hiện thanh toán quốc tế, ngân hàng sẽ thu được một khoản phí nhất định theo biểu phí dịch vụ của ngân hàng. Phí thu được càng cao thì hiệu quả hoạt động của thanh toán quốc tế càng lớn, góp phần tăng hiệu quả kinh doanh ngân hàng.
-Tỷ trọng của từng phương thức thanh toán quốc tế : sẽ giúp nhận biết được trong toàn bộ các phương thức thanh toán thì phương thức nào khách hàng quan tâm nhiều nhất, sử dụng nhiều nhất. Từ đó, ngân hàng có thể đưa ra các tư vấn hợp lí cho khách hàng khi lựa chọn phương thức thanh toán cho giao dịch của mình.
-Lợi nhuận từ hoạt động thanh toán quốc tế: góp phần vào lợi nhuận chung của Ngân hàng, giúp Ngân hàng duy trì sự tin tưởng của khách hàng vào mảng dịch vụ này
1.3.2 Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ
-Doanh thu từ hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ: khi thực hiện thanh toán quốc tế, ngân hàng sẽ thu được một khoản phí nhất định theo biểu phí dịch vụ của ngân hàng như phí thông báo L/C, phí thanh toán L/C, phí mở L/C, phí xác nhận L/C... Phí thu được càng cao thì hiệu quả hoạt động của thanh toán bằng tín dụng chứng từ càng lớn, góp phần tăng tăng doanh thu phí thanh toán quốc tế, hiệu quả kinh doanh ngân hàng.
-Tỉ trọng doanh thu thanh toán bằng tín dụng chứng từ trên doanh thu thanh toán quốc tế: phản ánh sự đóng góp của hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ vào hoạt động thanh toán quốc tế.
-Lợi nhuận từ hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ: góp phần vào lợi nhuận từ hoạt động thanh toán quốc tế từ đó, các ngân hàng sẽ có hướng hoạch định chính sách thích hợp để phát triển thanh toán quốc tế tại ngân hàng.
-Ký quỹ bảo lãnh mở thư tín dụng chứng từ: Ký quỹ bảo lãnh là sự đảm bảo thanh toán do ngân hàng phát hành. Ngân hàng sẽ cam kết thanh toán đền bù cho bên thụ hưởng hợp đồng trong phạm vi số tiền đã được ghi rõ trong giấy bảo lãnh nếu
phía đối tác không thực hiện đầy đủ các trách nhiệm như đã nêu trong hợp đồng. Ký quỹ này chính là một sự đảm bảo của ngân hàng cho bên thụ hưởng khi những hoạt động được ghi trong hợp đồng mà không thực hiện vì bất cứ nguyên do nào. Như vậy bên thụ hưởng có quyền hưởng toàn bộ tiền đền bù.
-Thu nợ bảo lãnh mở thư tín dụng chứng từ: Đối với các LC phát hành bằng vốn vay ngắn hạn của Ngân hàng thì đến thời gian đáo hạn hợp đồng, Người yêu cầu mở L/C sẽ phải thanh toán trong thời hạn 1 năm.
-Số lượng khách hàng mở L/C: Số lượng khách hàng đến mở L/C càng nhiều càng chứng tỏ mức độ uy tín của Ngân hàng trong hoạt động TTQT bằng phương thức tín dụng chứng từ
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI
NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ