TTQT và tín dụng.
Hiện nay, cạnh tranh trong lĩnh vực TTQT giữa các ngân hàng Việt Nam và một số ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam có những lúc khá gay gắt. Để giải quyết mối quan hệ này, ACB cần có một chính sách kinh doanh ngoại hối linh hoạt cả về hình thức và tỷ giá.
Cần đa dạng hoá và phát triển được các loại hình nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ như: Nghiệp vụ giao ngay, nghiệp vụ kỳ hạn, nghiệp vụ hoán đổi, nghiệp vụ Arbitrage…Để làm được điều này, phải đào tạo cán bộ ngân hàng am hiểu tường tận các kỹ năng nghiệp vụ này để có thể tư vấn tốt cho khách hàng ngay từ khi nắm bắt được họ có nhu cầu mở L/C hàng nhập hoặc ký được hợp đồng xuất khẩu và có L/C xuất khẩu. Thông qua đó, ngân hàng kinh doanh được cả hai dịch vụ: Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ và dịch vụ TTQT.
Ngoài ra ngân hàng cần có sự phối kết hợp giữa nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và nghiệp vụ tín dụng với nghiệp vụ TTQT nhằm thu hút khách hàng tập trung thanh toán tiền hàng xuất nhập khẩu qua ngân hàng. Ngân hàng sẽ cung ứng dịch vụ tín dụng nhập khẩu hoặc tài trợ xuất khẩu với một số điều kiện ưu đãi cho các doanh nghiệp tập trung tín dụng, TTQT và kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng. Đây chính là biện pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả TTQT. Để làm được điều này, cần có sự phối kết hợp giữa các bộ phận nghiệp vụ tại ngân hàng, mỗi bộ phận nghiệp vụ cần thống nhất quan điểm vì lợi ích chung của ngân hàng mà có sự thông báo kịp thời cho nhau những thông tin cần thiết về khách hàng để kịp thời ngăn chặn
rủi ro cũng như phục vụ tốt cho khách hàng. Thông qua hoạt động cho vay, khách hàng thanh toán tiền hàng nhập khẩu hoặc thu mua hàng xuất khẩu tái tạo ngoại tệ thu về, ngân hàng và khách hàng sẽ thoả thuận một tỷ giá mua, bán thích hợp, phù hợp cơ chế thị trường, chắc chắn khách hàng sẽ tự nguyện thanh toán xuất nhập khẩu qua ngân hàng, hiệu quả mang lại sẽ nhiều hơn vì ngân hàng thu được hiệu quả cả về nghiệp vụ tín dụng, kinh doanh và TTQT.