NHẬP KHẨU ĐĂKLĂK THỜI GIAN TỚ
3.2.5. Các giải pháp khác
- Thay đổi tập quán thu hoạch: Theo thống kê của Công ty cà phê Việt Nam tỷ lệ hạt xanh non chiếm tỷ lệ còn cao 15%. Trong khu vực tư nhân tình trạng còn xấu hơn quả xanh non chiếm tỷ lệ thường 20%, trong khi cà phê chất lượng cao đòi hỏi phải thu hoạch đạt ít nhất 90 - 95% quả chín. Nếu thực hiện đúng, quả chín chiếm 95% thì sản lượng tăng 3,2% so với hiện nay và chất lượng cũng được cải thiện.Vì vậy phải thu hoạch đúng cách ít nhất 95% quả chín, không hái quả xanh quả non.
- Xây dựng mô hình và mối quan hệ giữa chủ chế biến và người trồng cà phê: Với thực trạng trồng cà phê phân tán tại các hộ gia đình hiện nay việc kết hợp sơ chế phân tán ở trong dân còn rất nhiều, Công ty cần có những mối quan hệ với những người trồng cà phê mới mang lại hiệu quả trong việc thu mua nguyên vật liệu sản xuất nhằm giảm giá thành sản xuất. Công ty cần có mối quan hệ tốt chặt chẽ giữa thu mua và sơ chế làm giảm chi phí vận chuyển, tận dụng được nguồn lực và các kho của các hộ nông dân tạo sự chủ động của các hộ trong việc tiêu thụ sản phẩm.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu, tìm hiểu tình hình thực tế tại Công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu cà phê Tây Nguyên về tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đến hoạt động xuất khẩu cà phê của Công ty, tôi đã có những kết luận sau:
Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam là một khoảng thời gian dài nó xuất phát từ nhu cầu nội sinh của đất nước, là động lực để nước ta hoàn thành công nghiệp hoá- hiện đại hoá, góp phần nâng cao mọi mặt của đời sống xã hội. Đặc biệt, trong hơn một năm sau khi chính thức hội nhập WTO nước ta cũng bước đầu đạt được những thành tựu nhất định, bên cạnh đó vẫn còn nhiều thách thức mà chúng ta cần vượt qua. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần nghiên cứu, đánh giá đúng khả năng thích ứng của doanh nghiệp mình trong sự tác động đa chiều, giúp doanh nghiệp lường trước được những thách thức, phát huy thế mạnh. Chúng ta cần phải theo dõi và tìm hiểu kỹ hơn về ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế, vì với thời gian hơn 3 năm gia nhập WTO là quá ngắn để đánh giá tác động của nó lên các doanh nghiệp Việt Nam. Năm 2007, 2008 chúng ta thành công về tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng GDP, thu hút vốn đầu tư nước ngoài…Nhưng bên cạnh đó vẫn còn gặp những khó khăn: tình trạng lạm phát ở mức hai con số, khủng hoảng kinh tế làm giảm giá trị và khối lượng xuất khẩu các mặt hàng nông sản và hàng công nghiệp nhẹ như may mặc, giày da…, thâm hụt cán cân thương mại cao, thiếu lao động lành nghề, môi trường bị ô nhiễm ngày càng trở nên đáng báo động. Song nước ta đã nỗ lực cố gắng khắc phục những khó khăn trên bằng nhiều chính sách từ Chính phủ, giúp cải thiện đáng kể tình trạng khủng hoảng trong thời gian vừa qua.
Công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu cà phê Đăklăk là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu với mặt hàng chủ lực là cà phê. Trong những năm gần đây đều hoạt động có lãi, đóng góp không nhỏ vào ngân sách Nhà nước, tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, Công ty cũng luôn đối mặt với nhiều khó khăn thử thách. Bước vào thời kỳ hội nhập và đã được cổ phần hoá từ doanh nghiệp nhà nước (Tổng công ty cà phê Việt Nam), sự bảo hộ của Nhà nước ngày càng giảm đi, điều này đòi hỏi công ty phải có nỗ lực nhiều hơn cho sự tồn tại và phát triển của mình.