Các nhà đầu tư thường sử dụng phương pháp này để tính giá trị nội tại của cổ phiếu nhằm nắm quyền kiểm soát đối với công ty. Một số yếu tố tác động đến giá trị cổ phiếu sẽ phải tính đến như: Môi trường vĩ mô (kinh tế, chính trị, pháp luật…), môi trường vi mô (như yếu tố khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh…) và các yếu tố thuộc về nội tại của công ty như trình độ quản lý, luồng cổ tức hay chính sách chia cổ tức của công ty. Từ đó luồng cổ tức hay dòng tiền trong tương lai mới dễ dàng được ước tính. Rõ ràng, việc ước lượng luồng cổ tức hay luồng tiền là một công việc hết sức phức tạp, nó đòi hỏi người xác định giá trị cổ phiếu phải là người có năng lực chuyên môn, am hiểu về lĩnh vực tài chính và thẩm định dự án đầu tư. Mô hình DDM cổ điển này thường phát huy tác dụng tốt nhất khi được sử dụng để đánh giá các công ty mạnh, có mức trả cổ tức cao. Những người ủng hộ lý thuyết này thì cho rằng chỉ có lượng cổ tức trong tương lai mới có thể cho nhà đầu tư những đánh giá đúng đắn về giá trị nội tại của doanh nghiệp. Mua cổ phần với bất kì lý do gì, ví dụ mua với mức giá cao hơn 20 lần so với thu nhập có thể kiếm được từ công ty vì tin rằng hôm sau sẽ có người mua lại với giá gấp 30 lần thì chỉ đơn thuần là một sự đầu cơ.
Trên thực tế, mô hình DDM đòi hỏi một sự nghiên cứu tỉ mỉ để có thể dự đoán được mức cổ tức trong tương lai. Thậm chí khi ta áp dụng mô hình này với công ty trả cổ tức đều đặn, thường xuyên, ta vẫn cần đưa ra rất nhiều giả thuyết về hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Trong đó giả định lớn nhất trong mô hình DDM là giả định rằng cổ tức của doanh nghiệp là tương đối ổn định, không tăng hoặc tăng đều. Thêm vào đó các yếu tố đầu vào để tính toán giá trị thì thường xuyên thay đổi và tiềm ẩn những sai số. Tuy nhiên, ngay cả đối với các cổ phần đáng tin cậy, ổn định, thì việc dự đoán chính xác việc trả cổ tức trong các năm tới cũng là công việc vô cùng khó khăn.
1.4.2.2. Kinh nghiệm định giá cổ phiếu theo hệ số P/E
Phương pháp định giá cổ phiếu này trước hết mang nặng tính kinh nghiệm, không đưa ra được cở sở cho các nhà đầu tư đánh giá, phân tích về khả năng tăng trưởng của các công ty và các rủi ro tác động đến giá trị cổ phiếu của các công ty đo. Cơ sở lý luận của phương pháp này chưa rõ ràng do chỉ có một thị trường hoạt động thật sự hiệu quả, không có các yếu tố đầu cơ thì áp dụng phương pháp hệ số P/E mới
thực sự đáng tin cậy. Ngoài ra, phương pháp này còn có một nhược điểm nữa đó là do thu nhập (Earnings) là những số liệu kế toán cơ bản nên nếu trong ngành, các doanh nghiệp không áp dụng các nguyên tắc kế toán giống nhau thì cũng không nên sử dụng phương pháp này để định giá cổ phiếu. Một vài trường hợp các công ty che giấu thu nhập của họ bằng cách công bố lãi nhiều hơn thực tế. Một kế toán viên có thể đưa ra những con số khống và khai tăng tỷ lệ tăng trưởng thu nhập lên một vài điểm Một thực tế nữa là thu nhập ước tính có thể thay đổi tuỳ theo tình hình phát triển của công ty và tuỳ theo mỗi nhà phân tích. Vì vậy, mặc dù được các nhà đầu tư sử dụng khá phổ biến nhưng tỷ lệ P/E cũng chỉ là một chỉ số để tham khảo mà thôi.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU MWG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THẾ
GIỚI DI ĐỘNG 2.1. Tổng quan về Công ty CP Thế giới Di động