2.3.1. Phân tích SWOT Điểm mạnh (Strenghs)
- Lợi thế về thương hiệu: Thế giới Di Động có thương hiệu uy tín trên thị trường với chất lượng dịch vụ được thừa nhận, có sự tin tường của người dùng. MWG chiếm thị phần cao nhất về kênh bán lẻ điện thoại lẫn điện máy.
- Truyển thông và marketing hiệu quả: TCV của Điện Máy Xanh vào năm 2016 với những người da xanh đã gây ám ảnh sâu sắc tới social một thời. Khi TCV này đươc ra mắt ngoài giúp Điện Máy Xanh phủ sóng nhận diện thương hiệu lên khắp cả nước, còn giúp thương hiệu sinh sau đẻ muộn này thành người đứng đầu thị trường bỏ xa các đối thủ còn lại.
- Dịch vụ khách hàng được đánh giá cao: Thế giới di động chính xác là một ví dụ điển hình cho Hành trình khách hàng. Một ví dụ cho cả 3 giai đoạn trong hành trình khách hàng mà Thế giới di động đã thực hiện:
Giai đoạn trước mua hàng, website của TGDĐ là một trong những website mang lại trải nghiệm tốt nhất, nhanh, đơn giản và thuận lợi và thuận tiện. Một
điểm đặc biệt là website TGDĐ đi theo mô hình tư vấn thay vì bán hàng online nhờ tính năng so sánh bất kỳ cá dòng sản phẩm. Đây chính là sự thấu hiểu khách hàng để khách hàng chi trả cho một chiếc điện thoại smartphone, họ xem xét từ tính năng, thời trang, công nghệ và cần được tư vấn.
Giai đoạn mua hàng, nhờ quá trình tư vấn của giai đoạn trước cũng như trải nghiệm sản phẩm tại các cửa hàng. Khách hàng dễ dàng đưa ra chọn lựa. Mặt khác, nhờ sự phủ rộng hệ thống cửa hàng offline mạnh mẽ, chỉ số CES của TGDĐ đạt mức gần như cao nhất so với tất cả các doang nghiệp kinh doanh tại Việt Nam.
Giai đoạn sau mua hàng, khi điện thoại đến Call Center, hệ thống sẽ thể hiện toàn bộ lịch sử để tư vấn hỗ trợ được nhiều nhất có thể. Hay quá trình bảo hành được thực hiện tại bất kỳ một cửa hàng nào của hệ thống TGDĐ.
Ngoài ra, TGDĐ cho phép nhân viện mỗi bộ phận tại các điểm “touch-point” trên hành trình khách hàng hiểu được bối cảnh của khách hàng đó, đồng thời nắm chéo được thông tin để quản lý chặt chẽ.
- Ứng dụng thành công hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp – ERP: Thế giới Di Động là một trong những công ty tư nhân đầu tiên tại Việt Nam đưa hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp- ERP ứng dụng trong quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ của mình. Theo nghiên cứu của Trường quản trị kinh doanh Haas thuộc đại học UC Berkeley, khoản đầy tư vốn cổ phần vào doanh nghiệp chưa niêm yết- Private Equity của Mekong Captial vào Thế giới di động đã đóng vai trò quan trọng trong những bước phát triển ấn tượng của công ty và sẽ được đưa vào chương trình giảng dạy bậc cao học tại Haas- UC Berkeley đồng thời là tài liệu tham khảo cho sinh viên trường kinh doanh Harvard và trường kinh doanh Tuck.
Điểm yếu (Weaknesses)
Thị trường bách hóa đã qua giai đoạn tăng trưởng và có vẻ sắp đi vào giai đoạn cạnh tranh gay gắt khi các đối thủ lớn đã chiếm giữ thị phần ổn định: Vinmart+, SatraFood, CoopFood… Còn thị trường điện tử và điện máy đang bão hòa khi có nhiều doanh nghiệp nhày vào nắm giữ thị phần. Việc đẩy mạnh cạnh tranh ở lĩnh vực này có thể khiên chi phí nâng cao và hiệu quả kinh doanh giảm sút mạnh.
Cơ hội (Opportunities)
Thị trường bán lẻ được dự báo tăng trưởng ấn tượng theo tăng tưởng nền kinh tế. Mặc dù năm 2020 là một năm khó khăn với nền kinh tế khi đại dịch Covid 19 bùng phát toàn cầu nhưng ngành bán lẻ vẫn phát triển khả quan. Mô hình bách hóa thực phẩm vẫn còn nhiều tiềm năng khi các chợ truyền thống vẫn chiếm tỉ trọng mua sắm cao. TGDĐ mới tham gia thị trường đồng hồ đeo tay 2 năm nhưng đã được có những kết quả hơn mong đợi, với thị phần phân phối đồng hồ đeo tay Việt Nam hiện nay thì đây là một thị trường tiềm năng lớn, trong nhiều năm qua khi có nhũng chuỗi shop nhỏ trong phân khúc đồng hồ đeo tay.
Thế giới di động được xem được xem như đế chế bán lẻ thành công. Bên cạnh sự thành công, thương hiệu này cũng phải đối mặt với một số thách thức.
Mở rộng thêm chi nhánh cửa hành dẫn đến chi phí tăng cao. Nhiều nhận định cho rằng việc mở rộng mạnh lưới cửa hàng kéo theo chi phí bán hàng và chí phí quản lý doanh nghiệp tăng cao. Theo thống kê, trong 5 năm qua chi phí bán hàng tăng trung bình 60,4%/năm, nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng kên mức 89%/năm. Tỉ lệ hai loại chi phí này trên dooanh thu đã tăng từ mức 10%/năm 2014 lêm 13% năm 2018.
Tình trạng bão hòa mảng điện thoại cũng là một trong những khó khăn mà TGDĐ đang gặp phải. Kể từ năm 2018, TGDĐ đã phải đóng cửa khoảng 50 cửa hàng bán lẻ lý do dư thừa. Điều này khiến cho tỷ lệ đóng góp doanh thu giảm mạnh trong quý 1 năm 2019. Nguyên nhân của sự sụt giảm này được nhìn nhận là do mặt hàng điện tử đang ngày một phổ biến của cửa hàng các thương hiệu cạnh tranh.
2.3.2. Phân tích tài chính công ty
Phân tích các chỉ số tài chính
Nhóm hệ số thanh toán a1. So sánh qua các năm
Bảng 2.1: Hệ số thanh toán giai đoạn 2016-2020
Hệ số thanh toán ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh
(Nguồn: Tính toán của sinh viên dựa trên báo cáo tài chính MWG các năm)
Trước hết, về khả năng thanh toán ngắn hạn. Hệ số này phản ánh mức độ đảm bảo của TSLĐ đối với nợ ngắn hạn. Hệ số càng lớn khả năng thanh toán khả năng càng cao và ngược lại. Nhìn vào bảng trên, ta thấy từ năm 2018 đến quý I/2021 hệ số này của CTCP Thế Giới Di Động dường như không biến động nhiều. Hệ số thanh toán ngắn hạn qua các năm đều lớn hơn 1 điều này cho thấy tài sản lưu động lớn hơn nợ ngắn hạn nên khả năng thanh toán của công ty tốt.
Đối với hệ số thanh toán nhanh tăng gần gấp đôi từ năm 2020. Thông thường hệ số này lớn hơn 0,5 đảm bảo được khả năng thanh toán nhanh. Năm 2018,2019 hệ số thanh toán nhanh của công ty < 0,5 cho thấy hai năm đó công ty đã gặp khó khăn trong việc chi trả. Đến năm 2020 và quý I/ 2021 công ty đã khắc phục được tình trạng trên khi hệ số thanh toán nhanh được cải thiện và công ty không còn khó khăn trong việc thanh toán, tính thanh khoản cao.
b1. So sánh với các doanh nghiệp cùng ngành
Bảng 2.2: Khả năng thanh toán so với ngành năm 2020
Hệ số thanh toán ngắn hạn (lần)
Hệ số thanh toán nhanh(lần)
Nhìn vào bảng thống kê, ta thấy khả năng thanh toán ngắn hạn của MWG so với các doanh nghiệp cùng ngành là có hệ số tốt. Điều này cho thấy khả năng của doanh nghiệp dùng tiền hoặc tài sản có thể chuyển đổi thành tiền và chuyển đổi thành tiền để trả nợ ngay khi đến hạn và quá hạn là khá tốt. Tiền ở đây có thể là tiền gửi, tiền mặt, tiền đang chuyển, tài sản đầu tư tài chính. Hệ số này đang ở mức hợp lý vì nó nằm trong 1,2 đến 2.
Về khả năng thanh toán nhanh thì ta thấy MWG đang ở mức trung bình của ngành. Hệ số này đảm bảo được khả năng thanh toán. So sánh với các doanh nghiệp cùng ngành thì các công ty đều có hệ số đảm bảo trong khả năng thanh toán, chứng tỏ đang sử dụng vốn hiệu quả. Ngoại trừ CTCP Dịch vụ Hàng không Taseco (AST)
ở mức quá cao so với thông thường ở mức 0,5 đến 1,2. Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động
a2. So sánh qua các năm
Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay khoản phải thu Vòng quay tổng tài sản
(Nguồn: Tính toán của sinh viên dựa trên báo cáo tài chính MWG các năm)
Hệ số vòng quay hàng tồn kho từ năm 2018 đến quý I/2021 giảm đáng kể chỉ còn 1,12. Mức độ lưu thông hàng tồn kho có dấu hiệu chậm đi. Thứ nhất, bản thân các mặt hàng mà nhóm công ty kinh là những mặt hàng điện tử, điện máy, tính lỗi thời của các loại hàng hóa này rất nhanh. Cho nên việc lưu thông chậm cũng là khó tránh khỏi. Số vòng quay tài sản đều giảm, cho thấy khả năng tạo ra doanh thu của tài sản, đều đang đi xuống. Số vòng quay nợ phải thu tăng dần từ 2018-QI/2021. Điều này cho thấy tốc độ thu hồi các khoản nợ phải thu tăng lên đáng kể.
b2. So sánh với các doanh nghiệp cùng ngành
Bảng 2.4: Hiệu quả hoạt động so với ngành năm 2020
Vòng quay hàng tồn kho (vòng) Vòng quay khoản phải thu (vòng)
Vòng quay tổng tài sản (vòng)
Xét về vòng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản phải thu, vòng hàng tồn kho thì CTCP Thế Giới Di Động so với các doanh nghiệp cùng ngành ở mức an toàn.
Qua đấy cho thấy MWG đang sử dụng hiệu quả: chính sách bán chịu, quản lý hàng tồn kho và quản lý các khoản phải trả
Nhóm khả năng về cân đối vốn a3. So sánh qua các năm
Bảng 2.5: Khả năng cân đối vốn giai đoạn 2018- QI/2021
Tổng nợ/VCSH Tổng nợ/Tổng TS
((Nguồn: Tính toán của sinh viên dựa trên báo cáo tài chính MWG các
năm)
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy tổng nợ trên vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao. Điều này chứng tỏ công ty đang không sử dụng nguồn vốn hiệu quả, tài sản của công ty đang được tài trợ chủ yếu bằng các khoản nợ. b3. So sánh với các doanh nghiệp cùng ngành
Bảng 2.6: Khả năng cân đối vốn so với ngành năm 2020
MWG Tổng nợ/VCSH (%) Tổng nợ/Tổng TS (%)
Nhìn vào bảng thống kê ta thấy tỷ lệ nợ/ vốn chủ sở hữu của các công ty khá cao ngoại trừ CTCP Dịch vụ Hàng không Taseco (AST) cho thấy các doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính quá nhiều nên khả năng xảy ra rủi ro cũng lớn hơn.
a4. So sánh qua các năm
Bảng 2.7: Khả năng sinh lời giai đoạn 2018 – QI/2021
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần ROA
ROE
(Nguồn: Tính toán của sinh viên dựa trên báo cáo tài chính MWG các năm)
ROA của doanh nghiệp cũng có dấu hiệu suy giảm nhẹ. Việc sử dụng tài sản phục vụ cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp đang có dấu hiệu không hữu hiệu. Doanh nghiệp cần quản lý việc sử dụng tài sản tốt hơn để phục vụ hữu hiệu hơn cho hoạt động kinh doanh. ROE trong năm 2020 có sự sụt giảm so với năm 2019 vì vốn chủ sở hữu MWG tăng lên nhờ phần lợi nhuận giữ lại trong năm 2020.
Tóm lại, các chỉ số từ năm 2018-2020 đều thể hiện tăng trưởng tốt, có vị thế tài chính tốt trong ngành.
b4. So sánh với các doanh nghiệp cùng ngành
Bảng 2.8: Khả năng sinh lời so với ngành năm 2020
MWG Tỷ suất sinh lợi trên DTT (%) ROA (%) ROE (%)
ROA của MWG ở vị trí rất cao, chỉ đứng sau CTCP Thế Giới Số. ROA chịu ảnh hưởng bởi hai thành tố: hiệu quả sử dụng tổng tài sản và tỷ suất lợi nhuận trước
lãi thuế. Hiệu quả sử dụng của tổng tài sản của MWG ở mức trung bình so với ngành. Do vậy, lý do khiến hệ số sinh lời này cao so với ngành là do tỷ suất lợi nhuận trước lãi thuế của MWG cao vượt trội so với mức trung bình ngành.
ROE cao nhất trong ngành cho thấy tỷ lệ lãi ròng trên vốn chủ sở hữu khá cao. Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần của công ty đạt mức cao nhất so với các doanh nghiệp cùng ngành cho biết hiệu quả hoạt động công ty rất tốt. Công ty có những biện pháp quản lý và sử dụng các yếu tố đầu vào hiệu quả so với các doanh nghiệp cùng ngành nên có lợi nhuận cao hơn. Điều đó khẳng định vị trí số 1 trong ngành bán lẻ của công ty.