Phân tích khả năng hoạt động của công ty

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xi măng vicem bút sơn (Trang 66 - 73)

5. Kết cấu khóa luận

2.2.2. Phân tích khả năng hoạt động của công ty

2.2.2.1. Vòng quay hàng tồn kho

Bảng 2.10: Vòng quay hàng tồn kho của CTCP Xi măng VICEM Bút Sơn qua 3 năm 2018-2020

CHỈ TIÊU

1. Giá vốn hàng bán 2. HTK bình quân 3. Vòng HTK (3)=(1)/(2) 4. Thời gian tồn kho BQ =360/(3)

(Nguồn: BCĐKT của Bút Sơn 2018-2020 )

Nhận xét:

Từ bảng phân tích trên ta thấy, vòng quay hàng tồn kho của công ty tăng qua từng năm. Năm 2018, số vòng quay HTK thấp nhất, trong năm HTK quay được 6,7 vòng, mỗi vòng quay tương ứng với 53,72 ngày. Sang năm 2019 và 2020 vòng quay HTK lần lượt tăng lên là 7,46 và 7,23 ngày làm thời gian tồn kho bình quân giảm xuống 48,25 và 49,47 ngày

Vòng quay HTK năm 2020 có giảm nhẹ so với năm 2019 nhưng vòng quay hàng tồn kho của công ty vẫn cao bằng trung bình chung của ngành (7,23 vòng/năm ). Điều này cho thấy việc kinh doanh của công ty được đánh giá là tốt, bởi lẽ doanh nghiệp chỉ đầu tư cho hàng tồn kho thấp nhưng vẫn đạt được doanh số cao. Tuy nhiên năm 2019 và 2020, HTK tăng nhiều so với năm 2018, đó là do trong năm có những trục trặc trong hợp đồng bán Clinke nên Clinke sản xuất ra không bán được. Trong khi đó sản xuất xi măng lại giảm nên DN không thể đưa hết Clinke vào sản xuất. Kết quả là lượng Clinke tồn bãi tăng lên làm cho hàng tồn kho tăng lên. Ngoài những chi phí bảo quản, do bãi chứa clinke gần khu vực dân cư nên công ty phải tốn thêm chi phí cho việc làm sạch môi trường. Điều này đã

Sang năm 2019, việc ký kết các hợp đồng tiêu thụ Clinke được thông qua, ngoài ra công ty cũng thực hiện quản lý tốt các định mức tồn kho nên làm cho hàng tồn kho giảm xuống. Do đó hiệu quả quản lý hàng tồn kho tăng lên.

Như vậy, năm 2020 số vòng quay hàng tồn kho giảm nhẹ, nhìn chung hiệu quả quản lý hàng tồn kho của công ty có phần cải thiện hơn so với năm 2019. Điều này làm tăng khả năng quay vòng vốn, ảnh hưởng tốt đến khả năng thanh toán và tăng các chi phí cơ hội đối với DN.

2.2.2.2. Vòng quay khoản phải thu

Bảng 2.11. Vòng quay khoản phải thu của Công ty cổ phần Xi măng Bút Sơn qua 3 năm 2018-2020

CHỈ TIÊU

1. Doanh thu thuần

2. KPThu bình quân

3. Số vòng quay KPT (3)=(1)/(2)

4. Kỳ thu tiền BQ

(4)=360/(3)

(Nguồn: BCTC của Bút Sơn 2018-2020)

Số vòng quay các khoản phải thu của công ty tăng dần qua 3 năm. Trong chính sách bán chịu của công ty, thời hạn bán chịu tối đa là 30 ngày, tuy nhiên, có thể linh động trong việc tăng thời gian bán chịu đối với những khách hàng quen và có uy tín. Năm 2019, để đối phó với những khó khăn của nền kinh tế và cải thiện tình hình tiêu thụ, công ty đã chủ trương giảm tỷ lệ chiết khấu thanh toán và tăng thời gian bán chịu thỏa thuận với các khách hàng, nhất là với các nhà phân phối dự án. Năm 2020, để đáp ứng nhu cầu sản xuất và cải thiện khả năng thanh toán, công ty đã tích cực thu hồi các khoản nợ của khách hàng, đồng thời có tăng chiết khấu thanh toán cho các khách hàng trả tiền sớm nên khuyến khích được sự tích cực trả nợ của khách hàng. Do đó, kỳ thu tiền bình quân giao động từ khoảng 5 đến 19 ngày trong 3 năm qua hoàn toàn không vượt tầm

kiểm soát và kế hoạch của công ty, và số vòng quay khoản phải thu năm 2020 tăng làm thời gian thu tiền bình quân giảm phản thể hiện sự cải thiện đáng kể trong quản lý khoản phải thu của công ty.

Như vậy, dù số vòng quay khoản phải thu có sự biến động không tốt năm 2018 nhưng nhìn chung công ty đã đạt được hiệu quả trong quản lý khoản phải thu, nó phù hợp với tình hình thị trường và sự phát triển của công ty.

2.2.2.3. Hiệu suất sử dụng tài sản

Bảng 2.12: Hiệu suất sử dụng tài sản của Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn qua

3 năm 2018-2020

CHỈ TIÊU

1. Doanh thu thuần

2. TSCĐ bình quân 3. Tổng tài sản BQ 4. Số vòng quay TSCĐ (4)=(1)/(2) 5. Số vòng quay TTS(5)=(1)/(3)

(Nguồn: BCĐKT của Bút Sơn 2018-2020)

*Vòng quay TSCĐ

Vòng quay TSCĐ của công ty tăng trong năm 2019 và có xu hướng giảm trong năm 2020.

Năm 2019, TSCĐ giảm nhưng tốc độ tăng của doanh thu thuần lớn hơn nên làm cho vòng quay TSCĐ tăng 0,16 so với năm 2018. Năm 2020, TSCĐ tăng nhưng doanh thu thuần giảm mạnh nên đã làm cho vòng quay TSCĐ giảm xuống và cứ một đồng TSCĐ đem đầu tư thì tạo ra tới 1,23 đồng doanh thu thuần.

Thực tế, hàng năm, công ty đều tiến hành đầu tư sữa chữa, mua sắm công nghệ đầu vào, thiết bị phụ tùng thay thế, mua sắm thêm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị văn phòng và nhận bàn giao các công trình xây dựng cơ bản. Tuy vậy, những

năm gần đây, do thời gian sử dụng của một số TSCĐ chính đã dài nên phải tiến hành sữa chữa, nâng cấp do đó tình trạng hoạt động sản xuất đã ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất hoạt động chung của TSCĐ, nhiều TSCĐ không đạt được công suất thiết kế. Nếu để tình trạng này kéo dài thì hiệu quả hoạt động của TSCĐ sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.

*Vòng quay tổng tài sản

Vòng quay tổng tài sản của công ty có chiều hướng tăng dần qua các năm 2018- 2020: năm 2019 tăng 6,16% so với 2018 và tiếp tục tăng vào năm 2020 là 1,28%. Và cũng như TSCĐ, tổng tài sản giảm dần qua 3 năm. Dù số vòng quay tổng tài sản của công ty khá cao nhưng sự giảm xuống của tổng tài sản cũng là một dấu hiệu không tốt có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty. Sự giảm xuống của TSCĐ và tổng tài sản là một dấu hiệu không tốt mà nếu không có kế hoạch đầu tư hợp lý thì trong tương lai đó là một nguy cơ làm giảm hiệu quả hoạt động của tài sản khi tài sản đã cũ kỹ và năng suất hoạt động kém.

2.2.2.4. Hiệu suất sử dụng VCSH

Bảng 2.13: Hiệu suất sử dụng VCSH của CTCP xi măng Vicem Bút Sơn qua 3 năm 2018-2020

CHỈ TIÊU

1. Doanh thu thuần

2. Vốn chủ sở hữu BQ

3. Số vòng quay VCSHVòng

(3)=(1)/(2)

(Nguồn: BCĐKT của Bút Sơn 2018-2020)

Qua bảng trên ta thấy, số vòng quay VCSH biến động không đều qua từng năm. Năm 2019, doanh thu thuần cùng VCSH tăng làm chỉ tiêu này tăng 1,17% so với năm

2018. Tuy nhiên, năm 2020, doanh thu thuần giảm khá mạnh làm số vòng quay vốn chủ sở hữu đã giảm xuống với tốc độ giảm 4,95%. Dù so với năm 2018, số vòng quay VCSH năm 2020 vẫn thấp hơn nhưng đây là một tín hiệu tốt.

VCSH tăng khá đều đặn qua từng năm chủ yếu do việc trích lập cho quỹ đầu tư phát triển và quỹ dự phòng tài chính. Việc sử dụng quỹ này để đầu tư vào sản xuất kinh doanh đã mang lại hiệu quả và thể hiện ở sự tăng lên của vòng quay vốn chủ sở hữu. Điều này thể hiện hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty.

Tiểu kết: qua phân tích hiệu quả hoạt động của ta thấy: công ty có hiệu quả quản lý

khoản phải thu, hiệu quả hoạt động của TSCĐ và tổng tài sản tốt; hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu chưa cao so với ngành nhưng chưa thể kết luận là xấu bởi tỷ trọng VCSH của công ty tương đối cao so với ngành; số vòng quay hàng tồn kho, phải trả dù còn thể hiện những khó khăn về tài chính và thể hiện hạn chế so với các công ty trong ngành nhưng vẫn thể hiện được hiệu quả quản lý và linh động trước những thay đổi của tình hình công ty và thị trường. Hơn nữa, những hạn chế đó đang dần được khắc phục và thể hiện rõ trong năm 2020. Như vậy, có thể nói hiệu quả hoạt động của công ty là tương đối tốt.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xi măng vicem bút sơn (Trang 66 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w