Phân tích tình hình tài chính, hoạt động chung của công ty

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xi măng vicem bút sơn (Trang 48 - 59)

5. Kết cấu khóa luận

2.2. Phân tích tình hình tài chính, hoạt động chung của công ty

2.2.1. Phân tích bảng cân đối kế toán

2.2.1.1. Phân tích cơ cấu và biến động tài sản

Phân tích sự biến động và cơ cấu tài sản là đánh giá về cơ cấu tài sản và sự biến động quy mô, cơ cấu tài sản và các nguyên nhân tác động.

Phân tích sự biến động và cơ cấu tài sản giúp cho nhà quản trị Công ty cổ phần và các nhà quản lý khác biết được tình hình tăng giảm tài sản, phân bổ tài sản của Công ty cổ phần, biết được việc quản lý và sử dụng tài sản của Công ty cổ phần trong kỳ có hợp lý hay không, các nguyên nhân nào ảnh hưởng đến sự biến động và cơ cấu của tài sản.

Từ đó, giúp cho nhà quản trị Công ty cổ phần có các biện pháp để quản lý và sử dụng tài sản phù hợp, giúp cho các chủ thể quản lý khác có các quyết định quản lý đúng đắn.

Bảng 2.1.Quy mô và biến động cơ cấu tài sản của công ty năm 2018- 2020

(Đơn vị tính: Triệu đồng)

Năm 2018

Số tiền Chỉ tiêu

A-TÀI SẢN NGẮN HẠN 666.894

1.Tiền và các khoản tương

104.845 đương tiền

3.Các khoản phải thu ngắn

150.161 hạn 4.Hàng tồn kho 395.158 5.Tài sản ngắn hạn khác 16.729 B-TÀI SẢN DÀI HẠN 2.864.630

1.Các khoản phải thu dài hạn 10.214

2.Tài sản cố định 2.676.421

4.Tài sản dở dang dài hạn 113.258

6.Tài sản dài hạn khác 64.736

100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0%

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tài sản của công ty giai đoạn 2018-2020 NHẬN XÉT:

Nhìn vào bảng 2.2.1 ta thấy, trong giai đoạn 2018-2020 thấy rõ công ty có lượng tổng tài sản giảm dần qua các năm. Năm 2019, tổng tài sản của công ty là 3.508.511 triệu đồng, giảm 23.013 triệu đồng so với năm 2018 tương ứng với mức giảm 0,65%. Năm 2020 tổng tài sản của công ty là 3.261.997 triệu đồng, giảm 246.514 triệu đồng so với năm 2019 tương ứng với mức giảm 7,03% so với năm 2019.

Tổng tài sản của công ty gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Trong cơ cấu tài sản của công ty chủ yếu là tài sản dài hạn. Năm 2019, TSDH đạt 2.798.708 triệu đồng chiếm tỷ trọng 79,77% tổng tài sản. Năm 2020, TSDH đạt 2.677.582 triệu đồng chiếm tỷ trọng 82,1% tổng tài sản.

Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng thấp qua các năm, có xu hướng giảm trong năm 2020 và quy mô TSNH có sự biến động không đồng đều qua các năm: Năm 2019, TSNH của công ty là 709.803 triệu đồng tăng 42.909 triệu tương ứng với mức tăng 6,43% so với năm 2018. Năm 2020, TSNH của công ty là 584.415 triệu đồng, giảm 125.388 triệu tương ứng với mức giảm 17,66% so với năm 2019.

Ta thấy TSNH của công ty trong giai đoạn 2018-2020 có sự biến động không đồng đều qua các năm là do các khoản mục của TSNH cũng có sự biến động không đều qua các năm, cụ thể:

Tiền và các khoản tương đương tiền: Khoản mục này bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và các khoản tương đương tiền. Năm 2019, tiền và các khoản tương đương tiền của công ty tăng 139.379 triệu đồng tương ứng với mức tăng 132,9% so với năm 2018. Năm 2020, khoản mục này đảo chiều giảm 125.388 triệu tương ứng với mức giảm 17,67% so với năm 2019. Việc khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền của công ty có sự tăng khá mạnh trong năm 2019, cho thấy trong năm 2018 công ty đã sử dụng hiệu quả những chính sách nhằm thu hồi lại các khoản nợ phải thu nhờ đó đem lại lượng tiền dồi dào và giúp khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền của công ty có sự tăng lên đột biến trong năm 2019.

Các khoản phải thu ngắn hạn có sự giảm đi trong năm 2019 và tiếp tục giảm trong năm 2020. Năm 2019, các khoản phải thu ngắn hạn của công ty giảm xuống (giảm 91.673 triệu đồng tương ứng với mức giảm 61,05%) so với năm 2018. Việc khoản phải thu năm 2020 này giảm so với năm 2018 và 2019 đã thể hiện việc công ty đã thắt chặt hơn về chính sách bán chịu và cán bộ công ty đã sát sao trong việc đòi nợ phải thu khách hàng.

Hàng tồn kho ( gồm xi măng, gạch, các nguyên vật liệu cần trong sản xuất: than, đất sét, đá vôi,…) luôn là một khoản mục rất quan trọng đối với bất kì doanh nghiệp sản xuất nào. Trong giai đoạn 2018-2020 tỷ trọng hàng tồn kho của doanh nghiệp luôn chiếm chủ yếu trong cơ cấu tổng tài sản cũng như tài sản ngắn hạn của công ty. Năm 2019 hàng tồn kho của công ty giảm 13.786 triệu đồng tương ứng với mức giảm 3,49% so với năm 2018. Năm 2020 khoản mục này giảm 4.484 triệu đồng tương ứng với với mức giảm 1,18%. Hàng tồn kho của công ty giảm trong giai đoạn 2018-2020 cho thấy công ty đã có những chính sách quản lý hàng tồn kho hiệu quả trong giai đoạn này.

Tài sản ngắn hạn khác (gồm trái phiếu, cổ phiếu đầu tư, khoản nợ phải thu ngắn hạn: ứng trước cho cán bộ công nhân viên, phải thu điện nước, bảo hiểm xã hội,..) luôn chiếm tỷ trọng rất nhỏ chỉ dưới 1% trong cơ cấu tổng tài sản của công ty.

Tài sản dài hạn: Trong tổng tài sản của công ty thì TSDH chiếm tỷ trọng cao qua các năm và có xu hướng giảm trong năm 2020. Tài sản dài hạn của công ty năm 2019 giảm 65.922 triệu đồng tương ứng với mức giảm 2,3% so với năm 2018. Trong năm 2020 khoản mục này lại tiếp tục giảm 121.126 triệu đồng tương ứng với giảm 4,33% so với năm 2019.

Tài sản cố định của công ty là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tổng tài sản của công ty do công ty thuộc loại doanh nghiệp sản xuất nên có nhiều máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất xi măng. Năm 2019 tài sản dài hạn của công ty giảm 199.006 triệu đồng tương ứng với mức giảm 7,4% so với năm 2018 và trong năm 2020 khoản mục này tiếp tục tăng 13.279 triệu tương ứng với mức tăng 0,54% so với năm 2019.

Chi phí xây dựng cơ bản dở dang có sự tăng giảm không đồng đều trong giai đoạn 2018-2020. Năm 2019 CPXD cơ bản dở dang của công ty tăng 95.240 triệu tương ứng với mức tăng 84,09% so với năm 2018 và khoản mục này trong năm 2020 có sự giảm xuống mạnh: giảm 108.706 triệu tương ứng với mức giảm 52,14% so với năm 2019. Chi phí xây dựng cơ bản là chi phí xây dựng để hình thành nên tài sản của công ty. Công ty có dự án mở rộng, nâng cấp cùng với các dự án quan trắc khí thải tự động được tiến hành tại Cảng Bút Sơn năm 2020. Trong năm 2020, không có chi phí lãi vay được vốn hoá vào chi phí xây dựng cơ bản dở dang (năm 2019: 2.425 triệu đồng)

2.2.1.2. Phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn

Để tiến hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần phải xác định nhu cầu đầu tư, tiến hành tạo lập, tìm hiếm, tổ chức và huy động vốn. Doanh nghiệp có thể huy động vốn từ hai nguồn chính là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Doanh nghiệp có trách nhiệm xác định số vốn cần huy động, nguồn huy động, thời gian huy động, chi phí huy động,… sao cho vừa bảo đảm đáp ứng nhu cầu về vốn cho kinh doanh, vừa tiết kiệm chi phí huy động, tiết kiệm chi phí sử dụng vốn và đảm bảo an ninh tài chính cho doanh nghiệp. Vì thế, ta đi phân tích cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp qua bảng sau:

Bảng 2.2. Quy mô và cơ cấu nguồn vốn năm 2018-2020 (ĐVT:Triệu đồng) Năm 2018 Chỉ tiêu Số tiền C-NỢ PHẢI TRẢ 2.178.821 1.Nợ ngắn hạn 1.953.438 2.Nợ dài hạn 225.383 D-VỐN CHỦ SỞ HỮU 1.352.703 1.Vốn chủ sở hữu 1.352.703 TỔNG NGUỒN VỐN 3.531.524

100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% Vốn chủ sở hữu Nợ phải trả

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2018-2020 Nhận xét:

Trong giai đoạn 2018-2020, tổng nguồn vốn của công ty có xu hướng giảm dần qua các năm (năm 2018: 3.531.524 triệu đồng, năm 2019: 3.508.511 triệu đồng và năm 2020: 3.261.997 triệu đồng). Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy nguồn vốn của công ty được hình thành từ hai nguồn chính là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Trong đó nợ phải trả chiếm tỷ trọng nhiều hơn vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn vốn. So với các công ty khác trong ngành xi măng tỉ trọng này của Vicem Bút Sơn thuộc mức cao:

Tên công ty Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn

( Trích từ BCTC năm 2020 của các công ty) Nợ phải trả của công ty luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm và có xu hướng giảm trong năm 2020. Năm 2019, nợ phải trả của công ty là 2.098.231 triệu đồng, giảm 80.590

triệu đồng tương ứng với mức giảm 3,7% so với năm 2018 và chiếm tỷ trọng 59,8% so với cơ cấu tổng nguồn vốn. Năm 2020, NPT của công ty là 1.864.886 triệu đồng, giảm 233.345 triệu đồng tương ứng với mức giảm là 11,2% so với năm 2019 và chiếm tỷ trọng 57,2% so với cơ cấu tổng nguồn vốn năm 2020. Nguyên nhân NPT của công ty trong giai đoạn 2018-2020 có sự giảm dần qua các năm là do các khoản mục của NPT cũng có sự giảm dần qua các năm. Cụ thể:

Nợ ngắn hạn khoản mục này chiếm chủ yếu trong cơ cấu nợ phải trả năm 2019 tăng 109.635 triệu đồng tương ứng với mức tăng 5,6% so với năm 2018. Năm 2020, khoản mục này giảm 226.514 triệu đồng tương ứng với mức giảm 10,98 % so với năm 2019.

Khoản mục nợ dài hạn của công ty năm 2019 giảm 190.225 triệu đồng so với năm 2018. Năm 2020, khoản mục này tiếp tục giảm 6.831 triệu đồng tương ứng với mức giảm 19,4% so với năm 2019. Từ đó chứng tỏ nguồn vốn của công ty chủ yếu là nguồn đi vay, vốn chủ chỉ chiếm một phần nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn.

Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty có sự biến động trong giai đoạn 2018-2020, nguồn vốn chủ sở hữu có sự giảm xuống trong năm 2020 nhưng xu hướng tăng dần tỉ trọng trong tổng nguồn vốn công ty trong giai đoạn 2018-2020. Do trong năm 2020, công ty thực hiện tăng vốn điều lệ bằng hình thức phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2019 với tỷ lệ phát hành 3%. Phát hành cổ phiếu cho phép công ty huy động vốn có hiệu quả các nguổn tài chính trong xã hội để có một số vốn lớn và ổn định cho đầu tư kinh doanh. Đặc trưng của hình thức này là tăng vốn nhưng không tăng nợ của doanh nghiệp mà sẽ làm tăng vốn điều lệ (và vì vậy tăng vốn chủ sở hữu) của công ty.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xi măng vicem bút sơn (Trang 48 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w