Tình hình kinh tế vĩ mô giai đoạn 2018 – 2020

Một phần của tài liệu Xác định giá trị doanh nghiệp công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG (Trang 63 - 64)

b, Môi trường kinh doanh đặc thù

2.3.2. Tình hình kinh tế vĩ mô giai đoạn 2018 – 2020

Kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc, tăng trưởng kinh tế năm 2018 đạt 7.08% so với năm 2017 – mức tăng cao nhất trong 11 năm qua. Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm có xu hướng giảm dần. Chỉ số CPI bình quân cả năm tăng 3.54%, hoàn thành mục tiêu kiểm soát lạm phát được đề ra. Trong năm 2018, Việt Nam tích cực xúc tiến thương mại tự do và đạt được nhiểu thành tựu lớn. Các hiệp định thương mại là cơ sở giúp các ngành nghề truyền thống của Việt Nam như dệt may, da giầy, thủy sản, đồ gỗ... có nhiều cơ hội cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Các hoạt động hội nhập quốc tế của Việt Nam diễn ra sôi động và đạt được kết quả nổi bật : thông qua Hiệp định Đối tác và Toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), ký hiệp định thương mại Việt Nam – Cuba,...

Năm 2019 tiếp tục đánh dấu một năm khởi sắc trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại. Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và các vấn đề chính trị càng làm gia tăng đáng kể tính bất ổn của hệ thống thương mại toàn cầu. GDP năm 2019 đạt 7.02% so với năm 2018. Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm giảm dần, thu nhập của người dân cải thiện, an sinh xã hội được quan tâm thực hiện. Chỉ số CPI bình quân cả năm 2019 tăng 2.79% và tốc độ tăng của chỉ số CPI thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP. Cơ cấu tín dụng tiếp tục hướng vào các lĩnh vực kinh doanh, tín dụng năm 2019 tăng 13.5% thấp nhất từ năm 2014. Lãi suất cho vay vẫn được duy trì ở mức độ hợp lý tạo điều kiện để các doanh nghiệp có nguồn vốn phát triển, đối với khoản vay ngắn hạn thường rơi vào khoảng 6% - 9% và 9% - 11% /năm đối với trung và dài hạn. Tỷ giá đối hoái được giữ ổn định, chỉ số giá USD tăng 0.99% so với năm 2018.

Kinh tế vĩ mô năm 2020 duy trì ổn định, GDP giữ được tốc độ tăng trưởng dương, xuất siêu lớn đồng thời vẫn kiểm soát được tình hình lạm phát, tỷ giá và thâm hụt ngân sách. Mức tăng GDP năm 2020 là 2.91%, mức tăng trưởng thấp nhất trong giai đoạn 2010 – 2020. Tuy nhiên, so sánh với các nước khác trong cùng khu vực thì đó là một tín hiệu tích cực khi nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thiên tai. Lạm phát vẫn ở mức hợp lý mặc dù chịu sức ép từ nhóm dịch vụ, y tế, giáo dục, lương thực, thực phẩm, nhiên liệu tăng. Đặc biệt trong năm 2020 tình hình xuất khẩu lại là một điểm sáng khi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, xuất siêu hàng hóa đạt mức cao kỷ lục (19.1 tỷ USD)

và cán cân thương mại duy trì xuất siêu 5 năm liên tiếp. Việc ký kết các Hiệp định thương mại tự do đã mang lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA).

Với tình hình kinh tế vĩ mô trong giai đoạn này đặc biệt là tình hình dịch bệnh vẫn có những diễn biến phức tạp ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động công ty sản xuất trong nước. Với ngành nghề chủ đạo của Công ty TNG là may mặc, chủ yếu là may mặc xuất khẩu thì doanh nghiệp cũng gặp khó khăn nhất định tong việc xuất hàng hóa ra nước ngoài. Việc giữ chân các khách hàng và đối tác lớn nước ngoài là điều cần ưu tiên để duy trì việc sản xuất trong nước, tạo việc làm trong nước. Ngoài ra việc phát triển thương hiệu nội địa cũng là một hướng đi lâu dài để Công ty duy trì hoạt động, tránh sự phụ thuộc bởi các đối tác nước ngoài, chủ động sản xuất các sản phẩm nội địa tạo tiếng vang trong ngành may mặc khi Công ty đã có sẵn tiềm lực.

Một phần của tài liệu Xác định giá trị doanh nghiệp công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w