Tình hình ngành may mặc giai đoạn 2015 – 2020

Một phần của tài liệu Xác định giá trị doanh nghiệp công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG (Trang 64 - 66)

b, Môi trường kinh doanh đặc thù

2.3.3.Tình hình ngành may mặc giai đoạn 2015 – 2020

Ngành dệt may là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, chỉ sau ngành điện tử về giá trị xuất khẩu hàng năm. Năm 2015, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cùng các hiệp định thương mại tự do với Hàn Quốc, EU,... là cơ hội tăng trưởng cho hàng Việt Nam tiếp tục mở rộng.

Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành Dệt may ước đạt 28.3 tỷ USD, chỉ tăng 5% so với năm 2015. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đi Mỹ đạt 11.8 tỷ USD, tăng 5.8%, đi EU đạt 3.7 tỷ USD tăng 6.3%; đi Nhật Bản đạt 3.1 tỷ USD, tăng 5.4%; đi Hàn Quốc đạt 2.6 tỷ USD, tăng 5.1%. So sánh tương quan với các đối thủ cạnh tranh chính như Trung Quốc, Bangladesh, Indonesia, dệt may Việt Nam với mức tăng trưởng 5.7% cao nhất trong nhóm.

Năm 2017, xuất khẩu toàn ngành dệt may đạt 31 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với năm 2016. Sau khi Mỹ rút khỏi TPP, xuất khẩu dệt may gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên tới cuối năm 2017, thặng dư thương mại của dệt may Việt Nam đạt mức cao kỷ lục, đứng đầu trong các ngành hàng xuất khẩu và được kỳ vọng sẽ còn tăng trưởng.

Theo Tổng cục thống kê năm 2018, ngành dệt may ghi nhận doanh thu toàn ngành đạt 30.4 tỷ USD, trong đó chủ yếu xuất khẩu hàng may mặc (chiếm 80%), theo sau là

xuất khẩu vải (chiếm 6%) và xuất khẩu xơ, sợi (chiếm 11%). Trong năm 2018, giá trị xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng 14% và tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hàng dệt may Việt Nam (chiếm 47% giá trị xuất khẩu toàn ngành) Hàng dệt may Việt Nam đang tiến dần đến vị trí dẫn đầu tại 2 thị trường tiềm năng là Hàn Quốc và Nhật Bản. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung diễn ra đem lại cơ hội dịch chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam, khi hàng dệt may Trung Quốc đang bị áp thuế 25%. Nhiều cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do (FTAs). Tuy nhiên, ngành dệt may Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu (chiếm 38% giá trị xuất nhập khẩu dệt may). Trong khi đó, hiệp định CPTPP yêu cầu khắt khe về quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam cần có những thay đổi trong khâu sản xuất nguyên liệu trong nước thay vì nhập hoàn toàn từ nước ngoài.

Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu đạt 39.3 tỷ USD, tăng 6.43% so với năm 2018, là mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thấp nhất trong nhiều năm gần đây và hoàn thành 98.71% kế hoạch xuất khẩu của cả năm 2019 – thấp hơn nhiều so với tỷ lệ thực hiện kế hoạch 105.42% của năm 2018. Nguyên nhân là do những diễn biến khó lường của tình hình thị trường thế giới cũng như hiệu quả từ các Hiệp định thương mại tự do, hàng xuất khẩu vẫn chịu thuế. Ngoài ra căng thẳng thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc vẫn chưa đến hồi kết, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam tiếp tục chịu nhiều tác động và khó để đưa ra những nhận định về xu hướng thị trường.

Năm 2020 là năm khó khăn cho ngành may mặc Việt Nam do chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh khi có tới 94.2% doanh nghiệp da giày, 87.1% doanh nghiệp dệt may bị giảm đơn hàng; 84.5% doanh nghiệp da giày, 53.5% doanh nghiệp dệt may bị khách hoãn hủy đơn; 74.8% doanh nghiệp da giày, 22.9% doanh nghiệp dệt may không xuất khẩu được. Tuy nhiên, 6 tháng cuối năm đã có “cú ngược dòng” và trở thành nhà xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất vào thị trường Hoa Kỳ. Trong thời gian ảnh hưởng bởi dịch Covid, khá nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng thích ứng và tìm được cơ hội phát triển tốt hơn trong khủng hoảng. TNG là một trong những doanh nghiệp đầu tiên sản xuất khẩu trang, sau đó TNG tiếp tục phát triển các sản phẩm quần áo y tế với thương hiệu TNG xuất khẩu. Chính COVID – 19 đã giúp công ty đẩy mạnh mảng ODM (tự

phát triển thiết kế và nguyên vật liệu) và OBM (tự phát triển thương hiệu). COVID – 19 cũng là động lực giúp TNG tích cực liên kết với các doanh nghiệp khác ở Việt Nam để tự chủ được hơn 70% nguyên vật liệu cho các sản phẩm y tế.

Một phần của tài liệu Xác định giá trị doanh nghiệp công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG (Trang 64 - 66)