Lập kế hoạch đấu thầu chi tiết, cụ thể theo đúng quy định pháp luật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động đấu thầu của thành phố hải phòng giai đoạn 2017 2020 và kiến nghị (Trang 79 - 81)

b, Các gói thầu sử dụng vốn nhà nước để duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước

3.3.2.Lập kế hoạch đấu thầu chi tiết, cụ thể theo đúng quy định pháp luật

luật

Lập kế hoạch đấu thầu là hoạt động có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình đấu thầu. Kế hoạch đấu thầu càng chi tiết và cụ thể sẽ giúp cho tổ chuyên gia đấu thầu và các cán bộ tham gia vào công tác đấu thầu có thể hoàn thiện các công việc một cách nhanh chóng, tránh xảy ra sai sót, đảm bảo các nguyên tắc yêu cầu về thời gian cũng như chất lượng công việc.

Để lập được một kế hoạch đấu thầu đạt chất lượng tốt thì cần phải đảm bảo những yêu cầu sau:

- Kế hoạch đấu thầu phải lập cho toàn bộ dự án; trường hợp chưa đủ điều kiện lập cho toàn bộ dự án và cấp bách thì được phép lập kế hoạch đấu thầu cho một số gói thầu để thực hiện trước.

- Trong kế hoạch đấu thầu phải nêu rõ số lượng gói thầu và nội dung của từng gói thầu. Nội dung của từng gói thầu bao gồm: tên gói thầu, giá gói thầu,

nguồn vốn, hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu, thời gian lựa chọn nhà thầu, hình thức hợp đồng, thời gian thực hiện hợp đồng.

Việc phân chia dự án thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, bảo đảm tính đồng bộ của dự án và có quy mô gói thầu hợp lý (quy mô gói thầu phải phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của dự án, năng lực của nhà thầu hiện tại và phù hợp với sự phát triển của thị trường trong nước). Mỗi gói thầu chỉ có một hồ sơ mời thầu và được tiến hành đấu thầu một lần. Một gói thầu được thực hiện theo một hợp đồng; trường hợp gói thầu gồm nhiều phần độc lập thì được thực hiện theo một hoặc nhiều hợp đồng.

- Kế hoạch đấu thầu phải được người có thẩm quyền phê duyệt bằng văn bản sau khi phê duyệt quyết định đầu tư hoặc phê duyệt đồng thời với quyết định đầu tư trong trường hợp đủ điều kiện để làm cơ sở pháp lý cho chủ đầu tư tổ chức lựa chọn nhà thầu.

- Phân chia dự án thành các gói thầu nhỏ một cách đồng bộ và hợp lý dựa trên đặc điểm cũng như quy mô nhu cầu mua sắm. Việc phân chia này phải đảm bảo nguyên tắc quá trình thực hiện, triển khai của gói thầu này không phụ thuộc vào quá trình thực hiện, triển khai của gói thầu khác. Điều này yêu cầu những cán bộ tham gia lập kế hoạch phải có am hiểu về lĩnh vực mua sắm của gói thầu cũng như nắm vững các quy định, quy trình thực hiện của gói thầu.

- Cần phải nghiên cứu kĩ biến động thị trường, dựa vào cơ sở giá của những gói thầu có nội dung tương tự đã được thực hiện trong thời gian trước đây. Ngoài ra cũng cần phải tính đến các chi phí dự phòng phát sinh của gói thầu nhằm xây dựng được một giá trị dự toán của gói thầu hợp lý nhất là cơ sở để xác định giá trúng thầu sau này.

- Để nâng cao chất lượng kế hoạch đấu thầu thì các công việc được tiến hành trước đó như khảo sát, lập thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán và dự toán cần được thực hiện kĩ càng thì việc phân chia các gói thầu, việc xác định giá gói

Đặc biệt cần quán triệt chỉ thị của chính phủ là không chia nhỏ các gói thầu để tiến hành chỉ định thầu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động đấu thầu của thành phố hải phòng giai đoạn 2017 2020 và kiến nghị (Trang 79 - 81)