Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thủy sản của Công ty

Một phần của tài liệu Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty CP thủy sản bình định (Trang 39 - 43)

2.3.1 Yếu tố bên ngoài

Cũng như bao công ty xuất khẩu thủy sản khác đã, đang và sẽ hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản, Công ty CP Thủy sản Bình Định cũng nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ của Nhà nước cùng với những lợi thế có được để tạo ra những nhân tố thuận lợi giúp công ty đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình.

Thứ nhất, sự quan tâm của Nhà nước là yếu tố thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của nước ta nói chung và Công ty CP Thủy sản Bình Định nói riêng. Chính nhờ việc nước ta tích cực tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do đã mở đường cho công ty tham gia sâu hơn vào thị trường thế giới. Chính các FTA đã làm giảm thuế suất đối với mặt hàng thủy sản và tạo thuận lợi cho quá trình xuất khẩu. Việc cần làm của BIDIFISCO là tận dụng các Hiệp định đó để khai thác triệt để lợi thế của mình và thu được lợi nhuận tối đa.

Bên cạnh đó, nhờ việc thành lập Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam mà công ty có thể liên kết với các doanh nghiệp khác, cùng giúp đỡ nhau nâng cao giá trị, chất lượng, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm thủy sản Việt Nam. Nhờ tổ chức này, các doanh nghiệp có thể nắm bắt thông tin, nâng cao khả năng tiếp thị, trao đổi kinh nghiệp hỗ trợ lần nhau trong phát triển xuất khẩu thủy sản. Công ty đã tiến hành hợp tác với các công ty khác để học hỏi kinh nghiệm xuất khẩu, sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp khác khi họ cần thiết. Các công ty nhờ thế mà cùng nhau nâng tầm của mình, tạo ra được lợi thế cạnh tranh so với các đối tác nước ngoài. Nhờ sự liên kết như vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nói chung và BIDIFISCO nói riêng luôn đẩy mạnh được hoạt động xuất khẩu của mình và luôn nhận được sự trợ giúp nếu cần thiết. Như vậy, VASEP đã ảnh hưởng rất tích cực đến việc xuất khẩu thủy sản của Công ty CP Thủy sản Bình Định rất nhiều.

Thứ hai, yếu tố tự nhiên và yếu tố chính trị xã hội cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của công ty. Yếu tố tự nhiên là một trong số những lợi thế giúp công ty có được nguồn nguyên vật liệu đầu vào ổn định. Với vị trí nằm gần cảng Quy Nhơn đã giúp cho công ty giảm được chi phí vận chuyển khi thu mua nguyên vật liệu đầu vào. Nhờ sự gắn kết giữa cảng cá và công ty đã giúp công ty nắm bắt kịp thời tình hình sản lượng đầu vào để kịp thời có những phương án kinh doanh hợp lý, tránh tình trạng không có sản phẩm xuất khẩu. Cũng chính vị trí địa lý thuận lợi này đã giúp công ty dễ dàng trong việc vận chuyển hàng hòa xuất khẩu. Từ đó giảm được chi phí cho quá trình chuyên chở, giảm được giá thành sản phẩm, đồng thời giảm nâng cao khả năng cạnh tranh so với các đối thủ khác và tạo được độ tin cậy đối với các đối tác. Yếu tố chính trị xã hội là một trong những điểm tích cực cho công ty. Việt Nam có nền chính trị ổn định, pháp luật minh bạch rõ ràng giúp doanh nghiệp thuận lợi trong quá trình sản xuất xuất khẩu. Bất kỳ vấn đề nào đều được pháp luật xử lý bằng những văn bản hiện hành. Chính nhờ sự ổn định đã giúp doanh nghiệp yên tâm sản xuất và hạn chế được những tranh chấp xảy ra giữa các doanh nghiệp trong nước với cùng một mặt hàng. Tuy nhiên, tình hình chính trị bất ổn, chiến tranh, bạo động hay việc một số nước chịu sự cấm vận và trừng phạt của Mỹ, EU,... đã ảnh hưởng đến ngoại thương, quá trình xuất khẩu cũng gặp khó khăn. Điều này tác động không nhỏ đến Công ty CP Thủy sản Bình Định khi các đối tác chính của công ty là EU, Mỹ. Do tình hình chính trị bất ổn mà hàng hóa xuất khẩu của công ty gặp vấn đề trong việc thâm nhập thị trường, thông quan nhập khẩu hay bị trả lại khi vấp phải lệnh cấm vận từ nước

ngoài. Những nhân tố này nằm trong trường hợp bất khả kháng và khả năng miễn trách cho người giao nhận. Thị trường nước ngoài là một thị trường khá đa dạng về sản phẩm, nhu cầu tiêu dùng và hơn hết là việc cạnh tranh khốc liệt giữa các đối thủ với nhau. Công ty không thể đáp ứng được hết những nhu cầu của thị trường mà công ty xuất khẩu mà chỉ có thể đáp ứng một phần trong khả năng của công ty. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp cạnh tranh trong việc xuất khẩu thủy sản trong khi nguồn nguyên liệu tự nhiên ngày càng giảm sút do khai thác quá mức. Đây là áp lực của công ty trong việc tìm kiếm nguồn cung, tìm kiếm đối tác nhưng cũng phải cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Từ việc ngày càng khan hiếm nguồn nguyên liệu đầu vào nên làm cho giá thành sản phẩm tăng lên do việc phải tăng chi phí thu mua.

Thứ ba, chính sách kinh tế vĩ mô tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Hoạt động xuất khẩu hàng hóa là hoạt động chịu nhiều tác động từ cả trong và ngoài nước. Trong chính sách kinh tế vĩ mô bao gồm chính sách quản lý ngoại hối, chính sách thuế hay các chính sách có liên quan đến lãi suất, tỷ giá hối đoái. Do đối tác thực hiện thanh toán thông qua các ngân hàng nên những chính sách chi phối không những ảnh hưởng đến ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến bản thân công ty. Ví dụ như chính sách thuế ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động xuất nhập khẩu của công ty khi hàng hóa xuất khẩu phụ thuộc vào mức thuế suất áp dụng lên từng mặt hàng. Khi thuế tăng làm cho giá của sản phẩm tăng, điều này làm cho đối tác phải trả lượng tiền nhiều hơn cho lô hàng. Do vậy, có nhiều đối tác giảm sản lượng nhập khẩu từ công ty để họ có khả năng chi trả. Hoặc khi tỷ giá hối đoái giảm, cùng một số tiền thu được nhưng khi đổi từ USD sang Việt Nam đồng thì giá trị tiền giảm sút. Cùng một USD nhưng thu về ít tiền hơn so với trước kia. Do vậy, khi xuất khẩu hàng ra thị trường nước ngoài, công ty phải nghiên cứu rõ các thay đổi trong chính sách vĩ mô của nhà nước để kịp thời đưa ra phương án hợp lý trong quá trình ký kết hợp đồng.

Thứ tư, cạn kiệt nguồn nguyên vật liệu là điều khó tránh khỏi và điều kiện cơ sở hạ vật chất cho việc khai thác còn hạn chế. Nguồn nguyên liệu để sản xuất chính của công ty là thu mua từ cảng Quy Nhơn. Ngoài ra công ty còn mở rộng thu mua ở các tỉnh khác trong nước và mở rộng thu mua ra thị trường nước ngoài là các nước trong khu vực Đông Nam Á. Nguyên liệu thiếu nên làm cho việc thu mua nguyên liệu đầu vào sẽ bị cạnh tranh hơn nên giá nguyên liệu ngày càng bị đẩy lên cao. Về lâu dài, đây là một bài toán khó cho công ty trong việc tìm kiếm nguồn đầu vào. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất phục vụ cho đánh bắt, khai thác, bảo quản và chế biến thủy sản dù được cải thiện nhưng vẫn ở mức trung bình yếu. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm của hàng thủy sản xuất khẩu. Các ngư dân không đủ trình độ chuyên môn để sơ chế tạm thời thủy sản sau khi đánh bắt được. Họ chỉ có thể ướp đá chờ ngoài vào bến rồi bán lại cho các điểm tiêu thụ. Do vậy nhiều khi vẫn có đầu vào nhưng chất lượng đầu vào chưa được tốt cũng gây tổn thất cho công ty. Công ty chưa có sự liên kết giữa ngư dân và doanh nghiệp trong quá trình thu mua sản phẩm. Sản phẩm của người dân khai thác được sẽ có một trung gian đứng ra thu gom lại và bán cho công ty. Do vậy, công ty cần có sự kết hợp chặt chẽ bằng cách ký hợp đồng với ngư dân để sau khi họ đánh bắt được sẽ bán trực tiếp cho công ty mà không qua khâu trung gian. Công ty cũng phải đứng ra hướng dẫn ngư dân cách bảo quản sản phẩm đúng cách để đạt được chất lượng tốt nhất cho tới khi được đưa đến công ty để chuyển sang giai đoạn chế biến.

Thứ năm, thời tiết và mùa vụ là yếu tố khó tránh khỏi trong quá trình xuất khẩu. Nguồn nguyên liệu chế biến thủy sản xuất khẩu hiện tại được lấy từ ba nguồn chính: nguyên liệu khai thác tự nhiên, từ nuôi trồng và nguyên liệu nhập khẩu. Tùy vào vụ mùa mà nguồn nguyên liệu thu mua được đạt sản lượng nhất định hay do thời tiết xấu nên các tàu thuyền không thể ra khơi. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xuất khẩu hàng hóa do không đáp ứng được nguồn nguyên liệu đầu vào nên công ty cũng không thể hợp tác rộng. Nhiều lúc đối tác mong muốn nhập khẩu một loại sản phẩm nhưng do tính chất mùa vụ nên không có sản phẩm này đáp ứng nhu cầu đối tác. Yếu tố thời tiết là vấn đề nghiêm trọng khi hàng hóa của công ty được vận chuyển bằng đường biển. Trong quá trình vận chuyển lỡ gặp mưa gió, bão thì khó tránh khỏi hư hại hay chậm thời gian giao hàng. Những yếu tố này nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty và có thể dẫn đến tranh chấp giữa các bên liên quan. Các sự cố liên quan đến thời tiết như gió bão không chỉ là mối nguy cho hàng đông lạnh mà còn gây khó khăn cho tàu thuyền vận chuyển. Các nhân viên phải chủ động trong việc theo dõi tình hình thời tiết tại địa phương và tình hình thời tiết ở nước ngoài. Do vậy, tùy theo tình hình thời tiết mà có những thỏa thuận về thời gian giao hàng hợp lý để tránh mất lòng tin với đối tác.

2.4.2 Yếu tố bên trong

Bên cạnh những yếu tố bên ngoài, bản thân Công ty CP Thủy sản Bình Định cũng phải đối mặt với rất nhiều yếu tố xuất phát từ bản thân công ty, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất và hoạt động xuất khẩu của mình.

Thứ nhất, quy mô nhỏ và thiếu hụt nguồn vốn

Một trong những yếu tố khó tránh khỏi là do quy mô hoạt động của công ty. Quy mô của công ty còn nhỏ, thiếu vốn và nhân lực nên việc đáp ứng khả năng, nhu cầu của khách hàng còn có hạn. Mỗi năm công ty chỉ xuất khẩu khoảng 10 nghìn tấn thủy sản trong khi nhu cầu của thị trường nước ngoài rất lớn. Cùng với đó, trong giai đoạn 2016 – 2020, công ty chỉ mới đủ vốn để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của mình mà không có nhiều vốn để đầu tư vào cơ sở hạ tầng công ty. Nguồn vốn vay của Nhà nước còn có hạn nên công ty phải tự đi vay ở các nơi khác với lãi suất cao hơn. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến giá cả sản phẩm bán ra để vừa đảm bảo cạnh tranh được với các đối thủ vừa có được lợi nhuận sau khi đóng thuế và trả các khoản lãi. Thiếu hụt nguồn vốn còn ảnh hưởng đến khả năng mở rộng thị trường của công ty. Hiện tại công ty chủ yếu xuất khẩu sang thị trường EU, Mỹ, Mexico, Trung Đông,... Đây là các đối tác lâu năm của công ty, hợp tác từ những ngày công ty tiến hành xuất khẩu ra thị trường thế giới. Công ty còn chưa thể mở rộng thị trường xuất khẩu do nguồn lực của công ty còn có hạn.

Thứ hai, cơ sở vật chất còn yếu kém

Cho đến năm 2020, mặt bằng của công ty vẫn chưa được mở rộng. Với không gian nhỏ hẹp, công ty không đáp ứng được kho bãi cho các phương tiện đậu đỗ với số lượng trên 3 chiếc container trở lên. Đây là một trong số nguyên nhân dẫn đến việc công ty chưa đầu tư vào việc mua phương tiện vận chuyển riêng vì nếu mặt bằng hạn chế, công ty phải tiến hành thuê kho bãi để tập kết phương tiện. Điều này làm tăng giá thành sản phẩm của công ty nên năng lực cạnh tranh giảm. Bên cạnh đó, trong quy trình chế biến gồm 16 công đoạn, sự tham gia của đội ngũ lao động còn chiếm chủ yếu và máy móc chỉ hỗ trợ một phần. Công ty chưa có khả năng đầu tư vào trang thiết bị hiện đại, sử dụng máy móc thay thế con người. Đây là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm đầu của công ty.

Thứ ba, nguồn nhân lực có trình độ cao còn hạn chế

Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất đối với hoạt động xuất khẩu của công ty. Qua bảng số liệu 2.2 sau đây ta có thể thấy rõ nguồn nhân lực của công ty thay đổi qua các năm từ 2018 – 2020 cùng với đó là hạn chế từ nguồn nhân lực mà công ty đang phải đối mặt.

Bảng 2.2: Cơ cấu lao động của công ty giai đoạn 2018 – 2020 Chỉ tiêu Tổng lao động 1. Theo trình độ + Đại học + Cao đẳng + Trung cấp + Lao động phổ thông 2. Theo giới tính + Nam + Nữ 3. Theo độ tuổi +Từ18–25 + Từ 26 trở lên

Qua bảng 2.2 ta có thể thấy, trình độ học vấn của đội ngũ công, nhân viên của công ty còn đang rất hạn chế, cùng với đó là tay nghề công nhân ngành thủy sản không cao. Năm 2020, công ty hiện có khoảng 1.000 lao động nhưng tỷ lệ có bằng trung cấp, cao đẳng, đại học trở lên chiếm tỷ lệ rất ít, chỉ 13% so với toàn bộ công nhân. Điều này ảnh hưởng đến việc xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn quản trị chất lượng quốc tế như HACCP, ISO,... Ngoài những công nhân ở các xưởng, khu chế xuất thì đội ngũ nhân viên văn phòng của công ty còn khá non trẻ và kinh nghiệm chưa cao. Điều này có phần bất lợi cho công ty khi đàm phán ký kết lại gặp các công ty có bề dày kinh nghiệm. Các nhân viên thường sẽ không có những nhạy bén trong việc xử lý các tình huống bất ngờ xảy ra. Chính sự trẻ trung, năng động của nhân viên là cơ hội cho các đối thủ cạnh tranh với kinh nghiệm dày dặn tìm cách gây khó khăn. Chính đội ngũ nhân viên là bộ mặt công ty, là yếu tố quyết định mức độ hội nhập của công ty trên thị trường thế giới. Do vậy, việc nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên cũng như nâng cao tay nghề của người lao động trong các khu chế biến là hết sức cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty CP thủy sản bình định (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w