Thị trường xuất khẩu

Một phần của tài liệu Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty CP thủy sản bình định (Trang 46 - 51)

Theo thống kê của VASEP cho biết, Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang hơn 160 thị trường trên thế giới. Trong đó top 10 thị trường gồm: Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Australia, Anh, Canada và Nga. Các thị trường này chiếm 92 – 93% tổng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Cũng trong top 6 thị trường lớn nhất trên, trong những năm gần đây, xuất khẩu sang EU chững lại, sang ASEAN và Hàn Quốc ổn định, trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc tăng trưởng mạnh nhất, xuất khẩu sang Mỹ và Nhật Bản cũng duy trì khả quan.

Đối với Công ty CP Thủy sản Bình Định, giai đoạn đầu thế kỷ 21 kể từ khi công ty vừa mới được thành lập và tiến hành sản xuất và chế biến thủy sản, công ty thường bán các mặt hàng thủy sản mình sản xuất ra được bao gồm đồ khô và đồ đông lạnh cho các tỉnh thành phố trong nước như thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hòa,... cùng với đó là tìm đường xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Nhưng thị trường trong nước luôn có xu hướng giảm do thu nhập của người dân chưa cao nên nhu cầu giảm. Cùng với đó là việc ngày càng nhiều các doanh nghiệp cạnh tranh nên áp lực giá thành đè nặng lên công ty. Như vậy, có thể nói, thị trường trong nước không phải là thị trường tiềm năng cho sự phát triển của công ty trong những giai đoạn đầu năm 2000.

Kể từ khi Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), mặt hàng xuất khẩu của công ty đã thâm nhập vào một số thị trường tiêu thụ mới đầy tiềm năng như châu Âu, châu Mỹ,... Các thị trường này có nhu cầu rất lớn về mặt hàng thủy sản nhưng đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm. Cho đến năm 2020, các thị trường xuất khẩu chính của công ty phải kể đến là EU, Mỹ, Mexico, Trung Đông, Nhật Bản.

Đối với thị trường EU, đây là một trung tâm kinh tế lớn của thế giới với các nền kinh tế phát triển cao, thu nhập bình quân đầu người cao và sức mua lớn. Đây là một thị trường hấp dẫn không chỉ đối với các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam, mà còn là mục tiêu của nhiều nước xuất khẩu thủy sản khác trên thế giới.

Theo VASEP, năm 2016, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU đạt mức 1,16 tỷ USD, chiếm 16,48% tổng kim ngạch xuất khẩu. Riêng BIDIFISCO đã xuất khẩu sang thị trường này 5.126 tấn thủy sản với mức doanh thu đạt đến gần 33 triệu USD theo bảng 2.3. Năm 2017, con số này tăng lên 6.058 tấn thủy sản với mức doanh thu gần 39 triệu USD. So với mức kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam mà VASEP đưa ra là 1,42 tỷ USD thì tỷ lệ doanh thu này không có nhiều biến động so với năm trước. Đến năm 2018, sản lượng xuất khẩu thủy sản của BIDIFISCO sang thị trường EU vẫn tiếp tục tăng lên đến 6.657 tấn và doanh thu đạt

mức gần 43 triệu USD. Đây là năm kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này giảm còn 1,35 tỷ USD trong khi kim ngạch của BIDIFISCO lại tăng nhẹ.

Cho đến năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của công ty sang EU bất ngờ giảm gần 1000 tấn thủy sản với mức doanh thu giảm hơn 1 triệu USD. Cả nước cũng không nằm ngoài dự đoán khi VASEP thống kê, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giảm từ 1,35 tỷ USD năm 2018 xuống còn 1,29 tỷ USD. Đây là năm EU và Anh rơi vào giai đoạn đỉnh điểm nhất của cuộc “ly hôn”, đồng thời đây cũng là năm bắt đầu xảy ra đại dịch Covid – 19 khiến cho việc nhập khẩu của EU cũng hạn chế. Sau một năm khó khăn, năm 2020 đại dịch vẫn kéo dài và trở nên nghiêm trọng hơn. Xét theo khu vực, châu Âu là được coi là tâm dịch của thế giới nên EU phải đóng cửa nhập khẩu tạm thời để bảo vệ nền kinh tế trong nước. Mức xuất khẩu sang thị trường này giảm mạnh cho đến ngày 1/8/2020, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực thì tình hình xuất khẩu mới khởi sắc trở lại.

Năm 2016 đến 2020, sản lượng thủy sản của BIDIFISCO xuất khẩu vào thị trường Mỹ đã tăng 3,4 lần từ 1.464 tấn lên đến 4.988 tấn cùng với đó là doanh thu tăng từ gần 9,5 triệu USD lên gần 32,7 triệu USD. Nếu như trong giai đoạn 2016 – 2019, EU là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của công ty thì năm 2020, Mỹ đã vươn lên vị trí dẫn đầu với số lượng nhập khẩu gấp đôi EU. Cũng qua bảng số liệu 2.3 ta có thê thấy bước nhảy vọt vào thị trường Mỹ của công ty vào năm 2019. Điều này cho thấy khi thị trường EU không khả quan thì công ty nhanh chóng thay đổi đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ để khai thác được hết tiềm năng từ thị trường này. Tuy nhiên với tình hình đại dịch diễn biến rất phức tạp ở Mỹ thì trong những năm tiếp theo công ty cũng cần phải thay đổi hướng đi khác phù hợp hơn.

Thị trường Mexico và Trung Đông, tuy đây không phải là những thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nhưng lại là thị trường tiềm năng của Công ty CP Thủy sản Bình Định. Điểm chung của hai thị trường này là số lượng nhập khẩu còn hạn chế, mỗi năm chỉ tăng nhẹ nhưng lại ổn định và tăng đều. So với thị trường Trung Đông thì thị trường Mexico có tốc độ tăng nhanh hơn. Từ năm 2016 – 2020, sản lượng xuất khẩu sản Mexico đã tăng gần 1.000 tấn thủy sản. Điều này cho thấy, trong thời gian tới, công ty sẽ đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường tiềm năng này. Đối với thị trường Trung Đông, tuy mức tăng trưởng không nhanh nhưng đây được xem là thị trường an toàn. Nơi đây ít xảy ra dịch bệnh như các thị trường EU, Mỹ và các yêu cầu về chất lượng, kiểm dịch cũng không quá khắt khe nên công ty đang tìm cách khai phá thị trường này hơn nữa trong những năm tiếp theo.

Thị trường Nhật Bản là một trong những thị trường tiêu thụ thủy sản nhiều nhất thế giới. Đây cũng là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ ba của Việt Nam sau Mỹ và EU. Các mặt hàng thị trường này nhập khẩu thường là các mặt hàng đắt tiền như tôm hùm, bào ngư, bạch tuộc, cà ngừ đại dương, cá hồi,... Nhật Bản không phải là thị trường quá khó tính nhưng cũng có nhiều quy định liên quan đến chất lượng thủy sản nhập khẩu vào Nhật Bản. Sản phẩm nhập khẩu phải được thanh tra theo các hạng mục: nhãn hiệu; cảm quan về màu sắc; độ bóng, mùi vị; kiểm tra về nấm mốc; kiểm tra bao bì và container chứa đựng. Nhật Bản rất quan tâm đến vệ sinh an toàn thực phẩm và rất nhạy cảm với đồ ăn do họ dùng thức ăn tươi thường xuyên hơn các nước khác. Các sản phẩm nhập khẩu muốn được lưu thông trên thị trường Nhật Bản phải qua kiểm duyệt chặt chẽ theo Luật vệ sinh thực phẩm.

Bảng 2.4: Kết quả xuất khẩu theo thị trường của Công ty giai đoạn 2016 – 2020 Thị Năm 2016 Sản Giá trị trường lượng tấn USD EU 5.126 32.986.800 Mỹ 1.464 9.424.800 Mexico 367 2.358.678 Trung 74 470.744 Đông Nhật 142 916.713 Bản Khác 150 966.265 Tổng 7.323 47.124.000

Từ năm 2016 đến năm 2018, sản lượng thủy sản sang Nhật Bản tăng nhẹ, không đáng kể nhưng tổng lượng thủy sản xuất khẩu vẫn lớn hơn so với lượng xuất khẩu sang thị trường Trung Đông. Tuy nhiên, đến năm 2019, con số này bỗng quay đầu giảm một nửa so với năm 2018 còn 91 tấn thủy sản. Cho đến năm 2020, Công ty CP Thủy sản Bình Định quyết định không xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản nữa. Một phần vì những yêu cầu khắt khe từ phía Nhật Bản, một phần có thể là do doanh nghiệp phải chịu nhiều mức thuế xuất cao khác hẳn với các nước khác. Mặc dù Nhật Bản vẫn mong muốn hợp tác để nhập khẩu sản phẩm từ công ty nhưng do các khoản phí thuế đã không đem lại nhiều lợi nhuận nên phải đẩy mạnh sang các thị trường khác tiềm năng hơn.

Biểu đồ 2.3 dưới đây làm rõ hơn được sự biến động của các thị trường mà công ty xuất khẩu. Qua biểu đồ có thể thấy Mỹ, Mexico, Trung Đông là ba thị trường có sản lượng xuất khẩu tăng đều qua các năm. Thị trường EU, Nhật Bản đều tăng ở giai đoạn 2016 – 2018 và giảm ở giai đoạn 2019 – 2020. Khoảng cách giữa cột biểu thị cho sản lượng xuất khẩu sang thị trường EU so với tổng sản lượng xuất khẩu của công ty từ năm 2016 – 2020 có sự dãn cách rất lớn trong năm 2019 – 2020. Điều này cho thấy rõ sự sụt giảm nghiêm trọng lượng thủy sản vào thị trường này. Đối với thị trường Mỹ lại có chiều hướng ngược lại. Khoảng cách với tổng sản lượng xuất khẩu đang dần được thu hẹp qua các năm. Chính sự thay đổi đó cho thấy tình hình hiện tại của công ty không phải là thị trường EU chiếm tỷ trọng cao nhất mà đó là thị trường Mỹ.

Biểu đồ 2.3: Sản lượng xuất khẩu theo thị trường của công ty giai đoạn 2016 – 2020

(Nguồn: Công ty CP Thủy sản Bình Định)

Qua phân tích bằng biểu đồ có thể đánh giá được đâu là thị trường tiềm năng cho công ty để đẩy mạnh xuất khẩu. Ngoài ra, từ việc phân tích đáng giá tình hình xuất khẩu cũng như lượng tiêu thụ của các thị trường mà có những hướng đi phù hợp hơn trong những năm tiếp theo. Bên cạnh tìm kiếm các thị trường mới, chính bản

thân doanh nghiệp cũng cần phải thay đổi mình, phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, thực hiện tốt các yêu cầu mà các đối tác đưa ra liên quan đến mặt hàng mình đang cung cấp, làm tốt công tác xúc tiến xuất khẩu để mở rộng thị trường tiêu thụ.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty CP thủy sản bình định (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w