IV.Các phương pháp đào tạo và phát triển nhân lực

Một phần của tài liệu tổng hợp kiến thức môn quản trị nhân lực (Trang 43 - 45)

∗ Kèm cặp (đào tạo tại chỗ): Phương pháp sử dụng những nhân viên có tay nghề, có kinh nghiệm làm việc để kèm cặp nhân viên mới vào nghề

− Ưu điểm:

+ Đơn giản, dễ tổ chức, đào tạo nhiều người cùng một lúc + Tiết kiệm chi phí đào tạo

+ Học viên nắm ngay được yêu cầu thực tế của công việc − Nhược điểm:

+ Phần học lý thuyết có thể thiếu hệ thống

+ Người hướng dẫn thường ít có phương pháp sư phạm, nên học viên có thể khó tiếp thu

+ Một số trường hợp, học viên có thể học cả thói quen xấu của người hướng dẫn

∗ Đào tạo nghề

− Phương pháp kết hợp học lý thuyết với kèm cặp tại nơi làm việc

− Phương pháp này phần lý thuyết được đào tạo có hệ thống hơn, kết hợp lý thuyết và thực hành ngay trong quá trình học và thực hiện công việc

− Ưu và nhược như phương pháp trên

∗ Sử dụng dụng cụ mô phỏng: Người dạy chuẩn bị các mô hình mô phỏng các tình huống kinh doanh có thật để học viên thực tập

− Ưu điểm:

+ Học viên dễ hình dung được vấn đề

+ Dễ gây hứng thú cho người học, phát triển khả năng tư duy sáng tạo của họ + Người giảng dễ diễn tả những kiến thức cho người học

− Nhược điểm:

+ Chi phí để xây dựng các mô hình trong nhiều trường hợp là tương đối cao + Mô hình không phải là thực tiễn, có thể gây nhầm tưởng

2. Đào tạo và phát triển nhà quản trị

∗ Các trò chơi kinh doanh

− Mô phỏng những tình huống kinh doanh điển hình hay đặc biệt trong thực tế − Người chơi sẽ đảm nhận các chức vụ quản trị khác nhau để phân tích thông tin và đưa ra các quyết định của mình về các lĩnh vực hoạt động

− Người chơi sẽ biết mức độ đúng đắn trong quyết định của mình thông qua chương trình chuyên dụng của máy tính

∗ Nghiên cứu tình huống

− Phương pháp đưa ra những tình huống kinh doanh khác nhau để nhằm giải quyết một vấn đề nhất định

− Người học phải xử lý các thông tin có trong tình huống, đưa ra cách giải quyết của mình

∗ Mô hình ứng xử

− Các mô hình ứng xử được soạn thảo và ghi lại trong các băng video

− Chiếu để các học viên quan sát xem các nhà quản trị ứng xử ntn trong các trường hợp khác nhau, từ đó phát triển kỹ năng giao tiếp

∗ Nhập vai (đóng kịch)

− Đưa ra một tình huống giống như thật, yêu cầu người học đóng vai một nhân vật nào đó trong tình huống để phân tích, giải quyết vấn đề

− Phương pháp này hấp dẫn người học tham gia, chi phí không cao và rất hữu ích để phát triển các kỹ năng quản trị, đặc biệt là hình thành những phẩm chất mà nhà quản trị cần có

∗ Luân phiên công việc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− Phương pháp thay đổi công việc của nhà quản trị từ vị trí công tác này sang vị trí công tác khác trong doanh nghiệp

− Cung cấp cho họ những kiến thức rộng hơn và có điều kiện tiếp xúc với những hoàn cảnh thực tế khác nhau.

− Giúp các nhà quản trị phát hiện ra điểm mạnh và điểm yếu của mình

V. Tổ chức công tác đào tạo và phát triển nhân lực

1. Xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nhân lực

∗ Mục đích:

− Là giai đoạn đầu tiên và có ý nghĩa quan trọng

− Nếu xác định nhu cầu không chính xác đầy đủ có thể gây ra lãng phí nguồn lực, kết quả ĐT và PT không đạt được mục tiêu đề ra, giảm chất lượng công tác quản trị nhân lực

Một phần của tài liệu tổng hợp kiến thức môn quản trị nhân lực (Trang 43 - 45)